BÁO CÁO

Chia sẻ bởi Hà Văn Giao | Ngày 08/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: BÁO CÁO thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT – TP. BẢO LỘC – LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG
CHUYÊN ĐỀ
LỚP 1
DẠY HỌC MÔN TOÁN TRÊN CƠ SỞ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRAỈ NGHIỆM, KHÁM PHÁ VÀ THỰC HIỆN

NGƯỜI THỰC HIỆN
BÁO CÁO: Thầy Hà Văn Giao
Minh họa: GV Bùi Thi Lân và HS lớp 1A4
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
Chúng ta biết rằng, quá trình dạy học gồm việc dạy của thầy và việc học của trò. Mỗi quá trình dạy học được xác định bởi ba thành tố cơ bản: “ Mục tiêu dạy học; Nội dung dạy học; Phương pháp dạy học.”
Hiện nay, trong công cuộc đổi mới đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Vì vậy nó đòi hỏi phải có lớp người có năng lực, chủ động, sáng tạo để thích ứng với cuộc sống xã hội, cùng với sự đổi mới của đất nước, giáo dục tiểu học của chúng ta đã và đang đổi mới cả về Nội dung, phương pháp, mục tiêu dạy học.cơ bản vẫn là đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ “ Thầy đọc – trò chép => Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo ( Thầy tổ chức – trò thi công). Và Ư DCNTT vào trong dạy học.
Tổ chức một tiết học như thế nào để học sinh năm vững các kiến thức học một cách chủ động, nhe nhàng, không gò ép là một vấn đề cần bàn mà mỗi giáo viên và học sinh cân quan tâm. Đặc biệt là môn Toán, môn mà kiến thức trong SGK được vận dụng nhiều vào trong thực tế cuộc sống hàng ngày
II/ THỰC TRẠNG
1/ Thuận lợi:
a/ Giáo viên:
Sau nhiều năm thay SGK và đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên đã làm quen chương trình toán của Tiểu học, đội ngũ giáo viên trong khối đã tiếp cận với chương trình mới, việc đổi mới phương pháp dạy học và phương tiên dạy học khá nhanh và tương đối thành thạo.
Giáo viên được trang bị đầy đủ SGK và các tài liệu hướng dẫn.
Được sự chỉ đạo của các cấp về PP và nội dung dạy học cập nhật.
Giáo viên tự giác, nhiệt tình, ham học hỏi, giúp đỡ nhau trong công tác dạy và học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo.
b/ Học sinh: - Đa số các em có đầy đủ Sách vở, có cùng độ tuổi, cùng sống trên địa bàn, ngoan ngoãn, có tinh thần chăm học, Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

2/ Khó khăn
a/ Giáo viên:
Đa số giáo viên trong trường tuổi đã cao, việc vận dụng các công nghệ vào trong dạy học còn gặp nhiều khó khăn như ƯDCNTT.
Việc vận dụng các phương pháp mới và dạy học còn lúng túng, nhất là tích hợp giáo dục trẻ.
Sử dụng và làm ĐDDH tự phục vụ chưa cao? Còn dạy chay nhiều.
b/ Học sinh:
Việc học sinh chưa chuẩn bị bài, học bài còn nhiều.
Học sinh khi học phương pháp mới còn rụt rè, nhút nhát không dám giơ tay xây dựng bài hoặc thảo luận.
Học sinh chưa có ý thức tự giác cao trong học tập
B/ PHẦN NỘI DUNG
I/ MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
1/ LỚP 1:
Học các số đến 100 ( đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100,
cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100.
Đọc, viết, cộng, trừ các số theo đơn vị Xăng – ti – mét, đọc giờ đúng, có hiểu biết về Tuần lễ, ngày trong tuần.
Biết giải bài toán có 1 phép tính cộng hoặc trừ …..
2/ LỚP 2:
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100. cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 1000. Khái niệm ban đầu về nhân, chia, bảng nhân , bảng chia 2,3,4,5 tìm giá trị biểu thức có đến 2 phép tính về (cộng, trừ nhân, chia).
Giới thiệu về lít, kg,Tiền Việt Nam, mở rộng các đơn vị đo độ dài…
3/ LỚP 3:
Học các số đến 1000000, hoàn thiện bảng nhân, bảng chia, phép nhân, phép chia trong phạm vi 1000, Phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số không liên tiếp và không quá 2 lần. Phép chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.
Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
Giải bài toáng bằng 2 và 3 bước tính.
4/ LỚP 4:
Hoàn thiện số tự nhiên, các phép tính về số tự nhiên, tính chất giao hoán, kết hợp, tính giá trị biểu thức có đến 3 bước tính. Biểu thức chữ, phân số, các phép tính về phân số, tỉ số, các yếu tố thống kê.
Giới thiệu về giây, thế kỷ, Đơn vị đo khối lượng, trọng lượng
Các loại góc, Hình bình hành, hình thoi, vẽ, tính diện tích hình bình hành, hình thoi.
Giải toán có tới 3;4 bước tính, giải các bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng, hiệu, tỉ số của 2 số đó……vv
5/ LỚP 5:
Củng cố các kiến thức đã học ở lớp 4.
Bổ sung về phân số, hỗn số, số thập phân, các phép tính về số thập phân
Tỉ số %, mối quan hệ giữa tỉ số % và số thập phân, số thập phân và phân số.
Vận tốc, quan hệ giữa vận tốc, quãng đường, thời gian.
Các đơn vị về thể tích, diện tích, vận tốc
Giới thiệu về hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình tròn, tìm diện tích tan giác, hình thang, chu vi các hình diện tích xung quanh và diện, tích toàn phần hình hộp chữ nhật
chu vi các hình diện tích xung quanh và diện, tích toàn phần hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
C/ MỤC TIÊU MÔN TOÁN LỚP 1:
Bước đầu có một kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100
Học các số đến 100 ( đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100,
cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100.
Đọc, viết, cộng, trừ các số theo đơn vị Xăng – ti – mét, đọc giờ đúng, có hiểu biết về Tuần lễ, ngày trong tuần.
Biết giải bài toán có 1 phép tính cộng hoặc trừ , bài toán có lời văn.
Về một số hình học đơn giản như: hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
Hình thành và rèn các kỹ năng thực hành như: Đọc, đếm, viết, so sánh các số trong phạm vi 100, đo ước lượng độ dài đoạn thẳng Khoảng 20 cm. nhận biết các điểm, đoạn thẳng.
Rèn cho học sinh tính chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú học tập toán.
D/ CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 1:
Nó là một bộ phận của chương trình toán Tiểu học, được kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học toán 1 ở nước ta.
1/ Thời lượng cho 1 tiết học Toán 1 trung bình là 35 phút.
2/ Mỗi tuần lễ có: 4 tiết
3/ Học kỳ I có: 18 tuần X 4 tiết/ tuần = 72 tiết.
4/ Học kỳ II có: 17 tuần X 4 tiết/ tuần = 68 tiết
CẢ NĂM: 140 TIẾT.
5/ Nội dung các phần học:
a/ Số học:
các số đến 10, phép cộng và trừ trong phạm vi 10.
Đọc đếm, viết, so sánh các số đến 10, sử dụng các dấu >; <; =.
Nhận biết các quan hệ số lượng.
Phép cộng, phép trừ., bảng cộng và trừ trong phạm vi 10.
Số 0 trong phép cộng và phép trừ, mối quan hệ giữa chúng
b/ các số đến 100, phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.
Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100, giới thiệu hàng chục, hàng đơn vị. Tia số….
Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.tính nhẩm, tính viết, tính giá trị của biểu thức có đến 2 dấu tính cộng hoặc trừ.
c/ Đại lượng và đo đại lượng.
- Giới thiệu đơn vị đo độ dài Xăng – ti – mét.
- Phép tính với các số đo theo đơn vị xăng ti mét. Tập đo và ước lượng độ dài.
Giới thiệu các đơn vị đo thời gian: Tuần lễ, ngày trong tuần. Làm quen với đọc lịch, đọc giờ đúng trên đồng hồ.
d/ Yếu tố hình học:
Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
Giới thiệu về điểm ( ở trong , ngoài một hình, đoạn thẳng).
Thực hành vẽ đoạn thẳng trên giấy , gấp hình, ghép hình.

e/ Giải bài toán:
Giới thiệu bài toán có lời văn.
Giải các bài toán bằng một phép cộng hoặc một phép trừ, chủ yếu là các bài toán thêm bớt một số đơn vị.
6/ Phương pháp dạy học

Dẫn luận:
Có nhiều kiểu cấu trúc và phương pháp dạy một bài dạy học toán trong đó thường dùng nhất là kiểu cấu trúc gồm ba bước:
* Nghe giảng lý thuyết.
* Theo dõi bài tập mẫu.
* Luyện tập.
Tuy nhiên nếu giáo viên vận dụng các phương pháp không hợp lý sẽ dẫn đến lối dạy học mang tính áp đặt, bình quân, đồng loạt
Để góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh người ta thường khuyến khích sử dụng kiểu dạy học ( hay là phương pháp dạy)thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá. Phát hiện của học sinh.
Nó bao gồm các bước sau:
Gợi động cơ, tạo hứng thú.
Trải nghiệm.
Khám phá, rút ra kiến thức mới.
Thực hành.
Vận dụng.
Bước 1. Gợi động cơ, tạo hứng thú cho học sinh.
Kích thích sự tó mò, khơi dậy niềm hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; học sinh cảm thấy vấn đề nêu trên rất gần gũi với mình
Không khí lớp học vui nhộn, tò mò, chờ đợi, thích thú.
Cách làm: Đặt câu hỏi, đố vui, kể chuyện, đặt tình hưống, tổ chức trò chơi (Cho lớp hoặc tổ, hoặc nhóm, hoặc từng học sinh .. v ..v..)
Bước 2. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm
Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị cho bài mới.
Học sinh trải qua tình huống có vấn đề trong đó chứa đựng những nội dung và kiến thức, những thao tác những kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.
Cách làm:
*Tổ chức các hình thức trải nghiệm, nế là tình huống diễn tả bằng lời văn thì câu văn phải ngắn gọn, đơn giản, gần gũi với học sinh.
Bước 3. Phân tích khám phá – rút ra kiến thức mới.
Kết quả cần đạt:
Học sinh rút ra được kiến thức, khái niệm, hay quy tắc lý thuyết, thực hành mới.
Nếu là một dạng toán mới thì học sinh phải nhận biết được dấu hiệu, đặc điểm và nêu được các bước giải dạng toán này.
Cách làm:
Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp học sinh thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.


Có thể sử dung các hình thức thảo luận cặp đôi, nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thíc sự tò mò, ham thích,khám phá phát hiện của học sinh ( chú ý các câu hỏi phải thuận lợi và hiệu quả)
Bước 4. Thực hành.
HS nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc, làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng quy trình.
HS biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình giải bài toán dạng cơ bản.
Cách làm:
* Thông qua việc giải các bài tập rất cơ bản để HS rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước giải, và công thức cơ bản, GV quan sát giúp HS nhận ra những khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện….
* Tiếp tục với các bài tập với các mức độ khác nhau, khó dần mà phù hợp với khả năng của HS. GV tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lai với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã được nêu ở trên.
Có thể giao các bài tập ứng dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoắc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ học sinh.
Bước 5.Vận dụng.
HS củng cố, năm vững các nội dung kiến thức trong bài học.
HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong các tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.
Cảm thấy tự tin trong khi lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức mới.
Cách làm:
HS thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học
GV giúp HS thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức toán học từ đó khắc sâu kiến thức đã học.
Khuyến khích HS diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em. Khuyến khích HS tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lý lẽ, có lập luận.
3/ Dưới đây là minh họa các ý tưởng nói trên thông qua tiến trình tổ chức các hoạt động hướng dẫn học sinh học tập ở tiết dạy .
7/ Cách đánh giá:
a/ Về mục tiêu đánh giá:
Giáo dục toàn diện ( Kiến thức, kỹ năng, thái độ)
Khuyến khích, động viên học sinh chăm học, tự tin, hứng thú học tập ( Đảm bảo công bằng khách quan, khẳng định sự thành công của học sinh trong quá trình học toán)
b/ Về tổ chức đánh giá:
Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
Thông qua ( Vấn đáp, viết, tự luận, trắc nghiệm.đánh giá của học sinh…)
Tuyệt đối không được cho HS làm các bài có nội dung ngoài SGK và giảm tải Toán 1.
c/ Về công cụ đánh giá:
Thang điểm 10
Không cho điểm 0 ( không) ở các lần kiểm tra.
Theo đúng thông tư 32 của Bộ giáo dục & Đào tạo và các văn bản của Sở GD & ĐT lâm Đồng.
8/ Giáo án ( Thiết kế bài dạy mang tính gợi ý)
Thứ ngày tháng năm
Môn: Toán
Bài:
I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức:
2/ Kỹ năng:
3/ Thái độ:
* GDKNS:
* * GDMT:
II/ ĐDDH: a/ Giáo viên:
b/ Học sinh:
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Kiểm tra bài cũ ( 1 => 5 phút) ( Nếu có)
2/ Bài mới ( các hoạt động của thầy và của trò)
3/ Nhận xét tiết học.
C/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Sách bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Tiểu học.
2/ Tạp chí giáo dục Tiểu học
3/ Báo giáo dục & Thời đại.
4/ Sách giáo viên Toán từ Khối 1 => Khối 5.
5/ Sách học sinh Toán từ Khối 1 => Khối 5.
6/ Thông tư 32 của Bộ GD & ĐT
7/ Các văn bản hướng dẫn giảng dạy
Chuẩn KT & KN; Giảm tải; KNS; GDMT, theo vùng miền.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Văn Giao
Dung lượng: 958,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)