Bao cao

Chia sẻ bởi Huỳnh Như | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: bao cao thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

8/24/2005
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
trong
NÔNG NGHIỆP
8/24/2005
Nho?m 2:
Trần Thị Quỳnh Như
Nguyễn Thị Huỳnh Như
Nguyễn Thị HoàI Giang
Thạch Chô Sarây
Phan Tiến Đạt
8/24/2005
TRỒNG TRỌT
CHĂN NUÔI
THUỶ SẢN
LÂM NGHIỆP
8/24/2005
TRỒNG TRỌT
Nhân giống bằng nuôi cấy mô.
Chọn giống dựa vào công nghệ tế bào
Cây trồng chyển gen
Phân bón sinh học
8/24/2005
Nhân giống bằng nuôi cấy mô.
Nuôi cấy mô là nền tảng để sản xuất các giống cây sạch bệnh bằng nuôi cấy đỉnh sinh trưởng; bảo quản, lai tạo và lưu trữ các nguồn gen thực vật quý hiếm; trao đổi quốc tế các giống có giá trị dưới dạng cây nuôi trong ống nghiệm,...
Trong đó, yếu tố “xanh_sạch” được đạt lên hàng đầu.
8/24/2005
Hoa cát tường
8/24/2005
Cây hoa Cẩm Chướng đang ra hoa trong ống nghiệm
8/24/2005
Mô hình trồng rau sạch tại Đà Lạt
8/24/2005
Ruộng khoai tây ở Hà Nam
8/24/2005
Đặc biệt là ứng dụng các bioreactor vì đây là một hướng có thể bảo tồn được loài cây quý và mang lại hiệu quả cao trong việc thương mại hóa các sản phẩm vi nhân giống.

8/24/2005
Người ta sử dụng sử dụng hệ thống bioreactor để sản xuất sinh khối sâm và đã có những thành công đầu tiên.
Rễ Sâm Ngọc Linh nuôi cấy trong Bioreactor
8/24/2005
Nhằm tránh việc khai thác cạn kiệt các loài hoa lan quý này thì việc ứng dụng bioreactor để sản xuất theo hướng thương mại hóa là phương pháp tối ưu.
Cây Lan gấm nuôi cấy trong Bioreactor
8/24/2005
Chọn giống dựa vào công nghệ tế bào
Công nghệ tế bào trong chọn giống bao gồm nuôi cấy hạt phấn/bao phấn, nuôi cấy phôi, dung hợp tế bào trần và biến dị dòng soma.
8/24/2005
Việc nuôi cấy hạt phấn/bao phấn để làm các dòng thuần mang những tính trạng tốt.
Ví dụ như: tính kháng thuốc diệt cỏ, chịu hạn, chịu mặn, chịu nhiệt và khả năg kháng độc tố do các tác nhân gây bệnh tạo ra.
Tuy nhiên, hạn chế trong việc áp dụng rộng rãi phương pháp này là khả năng nuôi cấy khó và tính đặc thù cao của kiểu gene
8/24/2005
Chọn giống lúa chịu mặn
8/24/2005
Giống ngô chịu mặn
8/24/2005
Thông qua sử dụng phương pháp nuôi cấy phôi người ta đã tạo ra nhiều con lai khác loài ở nhiều loại cây trồng như lúa mì, lúa nước, đại mạch, bông, đậu, đỗ, các loài cây ăn quả, cây cảnh và nhờ vậy nhiều gene có ích đã được chuyển vào cây trồng.
8/24/2005
Dung hợp tế bào trần bao gồm việc phân lập tế bào trần từ các loài khác nhau, dung hợp tế bào trần từ hai loài khác nhau, giám định, nhân sản phẩm dung hợp và cuối cùng là sản phẩm dung hợp.
Tuy đã được nghiên cứu rất nhiều, nhưng cho đến nay chỉ nhận được cây pomato là cây lai giữa cà chua và khoai tây.
8/24/2005
Cà chua – khoai tây
2 trong 1
8/24/2005
Một số thể biến dị dòng soma có ích đã được phân lập:
Khả năng kháng virus Fiji, bệnh đốm vàng viền nâu và bệnh sương mai ở mía (Heinz và cộng sự, 1977);
Khả năng kháng bệnh đốm lá nhỏ ở ngô (Bretell và Ingram, 1979);
Kháng sương mai ở khoai tây (Shepard và cộng sự, 1980);
Chịu hạn và chịu lạnh ở lúa (Lê trần Bình và cs, 1996).
8/24/2005
Cà chua đặc ruột – sản phẩm của biến dị dòng soma
8/24/2005
Giống lúa chịu hạn
8/24/2005
Cây trồng chyển gen
Hiện nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến cây trồng biến đổi gene tại Việt Nam đã được triển khai… trong phòng thí nghiệm.
Tại Viện Sinh học nhiệt đới, sử dụng phương pháp bắn gen, các nhà khoa học đã tạo được các cây thuốc lá, lúa, đậu xanh, cải bông, cải xanh và cây cà tím mang gen kháng côn trùng, kháng thuốc diệt cỏ.
8/24/2005
Một số công trình nghiên cứu khác như chuyển gen kháng bệnh cho cây cà chua, cây cải bắp… cũng đã có kết quả khả quan. Tuy nhiên, chỉ tồn tại ở quy mô thí nghiệm và chờ thử nghiệm. 
Trong khi đó, thaeo ghi nhận của các nhà khoa học, các giống cây trồng chuyển gen đã ít nhiều xâm nhập vào thị trường trong nước qua nhập khẩu. Nhưng diện tích bao nhiêu, chủng loại gen thế nào thì vẫn chưa xác định được.
8/24/2005
Cây bắp cải chuyển gen
8/24/2005
8/24/2005
Tuy nhiên sự tranh luận xung quanh ảnh hưởng của cây chuyển ngày càng phức tạp, và rất nhạy cảm.Vậy cây chuyển gen có an toàn với môi trường và con người hay không?
Việc thiếu bằng chứng về những ảnh hưởng có hại không có nghĩa rằng các thực phẩm biến đổi gen là an toàn


8/24/2005
Mối lo ngại về cây trồng chuyển gen
8/24/2005
Phân bón sinh học
Phân bón sinh học chủ yếu tập trung vào Protein và tập đoàn vi khuẩn hữu ích.
Một số loại phân bón sinh học còn được bổ sung thêm các chất nội tiết (chất điều hòa sinh trưởng giúp điều khiển quá trình phát triển của cây ở từng giai đoạn) và các thành phần phụ gia khác.


8/24/2005
Khi phân bón sinh học được tưới vào đất thì các tập đoàn vi khuẩn hữu ích sống tập trung ở quanh vùng rễ của cây.
Cây cối nuôi dưỡng vi khuẩn, nấm, tảo và các loại vsv khác có trong vùng rễ; những loài này lại tiết ra các enzyme, axít hữu cơ, kháng sinh, chất tăng trưởng, hormone,…Những chất này được rễ hấp thụ và chuyển hoá lên lá.

8/24/2005
Các loại phân bón sinh học đang có mặt tại thị trường Việt Nam với giá không quá đắt như: UP5, UP5T, WEGH, Bio-Plant, Pro-Plant, Alaska,...
Tất cả chúng đều được sản xuất dựa theo công nghệ của Mỹ và hoàn toàn không độc hại đối với người, rất tốt cho việc trồng rau hữu cơ (rau sạch) và hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.


8/24/2005
Phân bón sinh học WEHG sản phẩm của nền Nông nghiệp sạch - an toàn - bền vững.
8/24/2005
Phân vi sinh Nitragin
8/24/2005
Azotobacter
Vi khuẩn Azotobacter sống cộng sinh ở rễ cây họ đậu, tạo thành các nốt sần ở rễ.
Chúng có khả năng hấp thu N từ không khí.
8/24/2005
Quá trình sản xuất theo 2 giai đoạn chủ yếu:
Giai đoạn 1: Tạo nguyên liệu cho sản xuất còn gọi là chất mang. Chất mang được dùng là các chất hữu cơ :than bùn, bã nấm, phế thải nông nghiệp,..
Chất mang được ủ yếm khí hoặc hiếu khí nhằm tiêu diệt một phần VSV tạp và trứng sâu bọ, bay hơi các hợp chất dễ bay hơi và phân giải phần nhỏ các chất hữu cơ khó tan.
8/24/2005
Giai đoạn 2: Cấy vào nguyên liệu các chủng vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium thuần khiết.
Trong điều kiện:
_độ pH
_t0 môi trường
_yếm khí/hiếu khí
Sau 2-3g, số lượng vi khuẩn tăng gấp đôi.
8/24/2005
Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.
Khi Nitragin được tưới vào đất, các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó.
Chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng đồng thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích luỹ lại trong cơ thể chúng.
8/24/2005
CHĂN NUÔI
Nhân giống và cải thiện giống ở vật nuôi
Kỹ thuật di truyền trong chăn nuôI
Chuẩn đoán bệnh; nghiên cứu và phát triển Vaccine
Động vật chyển gen
8/24/2005
Nhân giống và cải thiện giống ở vật nuôi
Tiến bộ trong thụ tinh nhân tạo và kỹ thuật rụng trứng kép để phục vụ cho truyền cấy phôi đã tác động đáng kể đến quá trình cải tạo và nhân nhanh số lượng giống vật nuôi.
8/24/2005
Kỹ thuật di truyền trong chăn nuôI
Công nghệ gen được sử dụng để đưa một gen lạ vào hệ gen của vật nuôi hoặc vô hiệu hoá một gen nào đó được chọn.
Phương pháp phổ biến nhất là bắn đoạn DNA vào tiền nhân của trứng đã thụ tinh. Hiện nay công nghệ này đã thành công với phương pháp mới là truyền nhân và sử dụng virút Lenti làm véc tơ truyền DNA.
8/24/2005
Các nghiên cứu hiện nay đang tiến vào lĩnh vực công nghệ gen kháng bệnh ở vật nuôi; đặc biệt là các bệnh có thể lây sang người như Salmonella ở gia cầm.
Công nghệ gen còn được ứng dụng để tăng lượng cazein trong sữa bò, giảm chất tồn dư trong sữa; cấy vào lợn các gen chịu trách nhiệm về tăng trưởng để tăng trọng nhanh và tăng chất lượng thịt xẻ.
8/24/2005
Chuẩn đoán bệnh; nghiên cứu và phát triển Vaccine
Kít thử ELISA (Thuốc thử enzim hấp phụ miễn dịch liên kết) đã trở thành một phương pháp chuẩn và giám sát nhiều loại bệnh dịch ở vật nuôi và cá trên toàn thế giới.
Kỹ thuật PCR (Chuỗi phản ứng đa phân tử) đang được ứng dụng ngày càng nhiều trong chuẩn đoán bệnh ở vật nuôi và thủy sản.
8/24/2005
Ví dụ : Dịch tễ phân tử đặc trưng bởi các mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn, ký sinh và nấm) có thể xác định được nguồn lây nhiễm của chúng thông qua phương pháp nhân gen. Chuẩn đoán sớm giúp con người xác định được tâm điểm của vùng dịch để có phương thức phòng chống phù hợp.
8/24/2005
Vaccine tái tổ hợp có thể đem lại những lợi ích vượt trội so với Vaccine sản xuất theo phương thức truyền thống về tính an toàn, tính đặc thù và tính ổn định.
Các Vaccine này thường đi kèm với kít chuẩn đoán tương ứng sẽ cho phép phân biệt giữa động vật được tiêm Vaccine và động vật bị lây nhiễm tự nhiên.
8/24/2005
Động vật chuyển gen
Trong nhiều năm gần đây công nghệ gen và tế bào động vật đã không ngừng phát triển và mở ra nhiều hướng mới trong nghiên cứu.
Hàng loạt động vật nuôi chuyển gen đã được tạo ra như thỏ, lợn, cừu, dê, bò, gà, cá .. Trong hướng này các nhà nghiên cứu tập trung vào mục tiêu: tạo ra động vật chuyên sản xuất protein quí phục vụ y học
8/24/2005
Ðộng vật chuyển gen còn được sử dụng làm mô hình thí nghiệm nghiên cứu các bệnh ở người để nhanh chóng tìm ra các giải pháp chẩn đoán và điều trị các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS, thần kinh, tim mạch...
Một cơ sở thực nghiệm tại Nga có thể sản xuất các chất thay thế sữa mẹ sau khi đã thử thành công trên chuột
8/24/2005
TS Elena Sadchikova, Viện Sinh học di truyền, thuộc VHLKH Nga tại Matxcơva cho biết: “Sữa mẹ chứa từ 4-5g lactoferrin trong một lít. Nhưng chuột biến đổi gen lại cho những 160g/l” Thế nhưng không thể biến chuột thành con vật cung cấp sữa hàng ngày cho con người.
Có ý kiến thiên về phương án phát triển đàn dê chuyển gen để khai thác lactoferin
8/24/2005
Đàn dê chuyển gen
8/24/2005
THUỶ SẢN
Kỹ thuật di truyền
Kiểm soát giới tính và sinh sản ở cá
Chế phẩm sinh học phục vụ cho Thuỷ Sản.
8/24/2005
Kỹ thuật di truyền
So với ngành chăn nuôi và trồng trọt, việc ứng dụng CNSH trong Thuỷ Sản ít hơn. Chỉ có một số các loài thuỷ sản là đối tượng của các chương trình cải thiện di truyền.
Cá chép và rô phi là 2 loài nuôi thuỷ sản được hưởng lợi nhiều nhất từ nghiên cứu di truyền
8/24/2005
Một gen của cá bơn mã hoá sản xuất loại prôtein chống băng giá được đưa vào cá hồi, cho phép cá hồi tiếp tục tăng trưởng vào mùa đông, trong khi cá hồi bình thường không thể tăng trưởng.
Truyền gen ở cá liên quan đến các gen sản xuất hóc môn sinh trưởng và các hóc môn này thúc đẩy tăng trưởng nhanh ở cá chép, cá tilapia và các loài cá khác.
8/24/2005
Kỹ thuật sản xuất giống tôm nhân tạo đã được phổ biến ở nhiều nơi, bao gồm các kỹ thuật ươm nuôi ấu trùng, cải thiện di truyền tôm nuôi, trong đó phải kể đến thành công lớn trong việc sản xuất tôm chân trắng (Penaeus vannamei) bố mẹ sạch bệnh (SPF).
Ðối với tôma sú, dù có nhiều cố gắng nhưng chưa đạt được thành công như đối với tôm chân trắng.
8/24/2005
Kiểm soát giới tính và sinh sản ở cá
Sử dụng một số loại Hocmon cho cá ăn có thể chuyển đổi giới tính ở cá. Ví dụ : cá đực tilapia chuyển thành cá cái khi xử lý với oestrogen.
Ứng dụng kỹ thuật biến đổi bộ nhiễm sắc thể, xử lý nhiệt, và sốc áp suất để kiểm soát giới tính ở cá.

8/24/2005
Ðối với một số loài cá chép thương mại, cá cái lớn nhanh hơn cá đực trong năm đầu tiên của vòng đời, vì vậy có thể sản xuất cá giống toàn cái từ một số loài thuộc nhóm cá chép như cá diếc (Carassius auratus gibelio) - loài này có thể tái sinh sản thế hệ con toàn cái
8/24/2005

Những ứng dụng này vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển; hiện nay các sản phẩm cá chuyển gen vẫn chưa có mặt trên thị trường.

8/24/2005
Chế phẩm sinh học phục vụ cho thuỷ sản
Chế phẩm sinh học hiện đang được chấp nhận như những phụ gia chứa các vi khuẩn sống vào thức ăn trong Thuỷ Sản.
Khi trị bệnh cho thuỷ sản, thuốc kháng sinh thường có tác dụng phụ làm giảm hệ vsv trong ruột. Vì vậy, các chế phẩm sinh học có tác dụng làm cân bằng hệ vi sinh vật.
8/24/2005
Sản xuất các nguồn protein tổng hợp, từ động vật và thực vật để chế biến thức ăn nuôi thuỷ sản có bổ sung men rượu hoặc các chất chiết từ thực vật.
"Phân heo tươi, sau 48 giờ trộn ủ với men sinh học và hỗn hợp cám gạo, rỉ đường thì bốc mùi thơm, giàu dinh dưỡng. Cá rất "khoái khẩu" loại thức ăn này". ông Bùi Quang Sinh - Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Quảng Trị
8/24/2005
Sản xuất chế phẩm sinh học xử lý đáy ao nuôi thuỷ sản từ nguồn phân thải chăn nuôi
>> Sử dụng chế phẩm BIOF có tác dụng kích thích sự phát triển của tảo khuê và tảo lục, hạn chế sự phát triển của các loại tảo có hại như tảo lam, tảo mắt..., từ đó tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.
8/24/2005
Chế phẩm sinh học BIOF đạt tiêu chuẩn để xử lý đáy ao
 trước khi nuôi cá rô phi đơn tính
8/24/2005
LÂM NGHIỆP
Nhân giống in vitro là phương phát tốt nhất để giải quyết nhu cầu cây con phục vụ trồng rừng sản xuất trên quy mô lớn với độ đồng đều cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng.
8/24/2005
Gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã chọn tạo được một số giống có năng suất và chất lượng cao hơn hẳn.
Trong đó có một số tổ hợp lai giữa các loài Keo và Bạch đàn. Những giống này đáp ứng được yêu cầu cấp bách về trồng rừng và sản xuất nguyên liệu...
8/24/2005
NHÂN GIỐNG CÂY TRẦM HƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ
Trầm Hương (Aquilaria crassna Pierre): Còn gọi là cây dó bầu. Gỗ trầm hương mang lại giá trị kinh tế cao.
Hiệu quả kinh tế: Nếu sản xuất 50.000 cây/năm thì tổng số tiền lãi là 67,8 triệu đồng
8/24/2005
Mẫu cấy: lấy từ cây trầm hương ngoài thiên nhiên.
Môi trường nuôi cấy: Theo thành phần khoáng của môi trường WPM (Lloyd và McCown, 1980)
Điều kiện nuôi cấy:
   - Nhiệt độ phòng nuôi: 280C ± 200C
   - Cường độ chiếu sáng: 2800 - 4000 lux
   - Thời gian chiếu sáng:  10 giờ/ngày
   - Ẩm độ trung bình: 70%
8/24/2005
Phương pháp thí nghiệm:
Mẫu cấy cắt rời từng đoạn dài từ 4 - 6 cm, mỗi đoạn 1 đốt. Sau đó khử trùng,đưa vàomôi trường nuôi cấy.
Thêm vào các chất tăng trưởng tạo chồi, tạo rễ
Đưa cây ra vườn ươm
8/24/2005
8/24/2005
Ứng dụng Công Nghệ Sinh Học Nông Nghiệp trong lĩnh vực
_Y dược
_Thực phẩm
_Môi trường
_Năng lượng
_Hoá học
8/24/2005
Đối với Y dược
Bảo tồn & cải thiện giống các thảo dược quý hiếm thông qua nuôi cấy mô.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Max Planck về sinh học phân tử thực vật tại Đức và Đại học Cambridge tại Anh quốc đã đã khai thác khả năng cây “transplastomic” để sản xuất kháng nguyên HIV như là hợp phần của AIDS vaccine.
8/24/2005
Cà chua tím, còn được gọi là "siêu cà chua" có thêm hai gene sản xuất sắc tố màu tối của hoa mõm chó.
Những sắc tố này có đặc tính chống oxy hóa nên có thể chống lại nhiều bệnh, bao gồm ung thư, tiểu đường và tim mạch.


8/24/2005
Cà chua tím diệt ung thư
8/24/2005
8/24/2005
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Như
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)