BANG TUAN HOAN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Tài | Ngày 27/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: BANG TUAN HOAN thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Câu  Cho 4 nguyên tố sau: N (Z = 7) ; Mg (Z = 12) ; Fe (Z =26) ; Ar (Z = 18).
a.Viết cấu hình electron của chúng, xác định số electron hóa trị của chúng.
b.  Xác định vị trí mỗi nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn.
c. Nêu tính chất hóa học cơ bản của chúng?
Câu  Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) các nguyên tố sau đây trong bảng tuần hoàn, cho biết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố đó như sau:
a. 1s2 2s2 2p6 3s23p6 4s2 b. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2
Câu  Ion M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p63d5. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn. Cho biết M là kim loại gì?
Câu  Nguyên tử của nguyên tố R có phân mức năng lượng cao nhất là 4s2.
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử R
b. Vị trí trong bảng tuần hoàn.
c. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho:
R + H2O  hiđroxit + H2 Oxit của R + H2O 
Muối cacbonat của R + HCl Hiđroxit của R + Na2CO3
Câu  Nguyên tử X, anion Y-, cation Z+ đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4s2 4p6
a. Các nguyên tử X, Y, Z là kim loại hay phi kim
b. Cho biết vị trí của X, Y, Z (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn
c. Nêu tính chất hoá học đặc trưng của X, Y, Z
Câu  Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3d54s1. Viết cấu hình lectron của nguyên tử X và từ đó xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn
Câu  Cấu hình electron lớp ngoài cùng của ion X2+ là 3s23p63d6. Tìm vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn
Câu  Nguyên tử của nguyên tố R có 3e ở phân lớp 3d. Tìm vị trí của R trong bảng tuần hoàn, R là kim loại hay phi kim, giải thích
Câu  Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6
a. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố R
b. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn
c. Tính chất hoá học đặc trưng nhất của R là gì ? lấy hai ví dụ minh hoạ
Câu  Cation M+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử M
b. Anion X – có cấu hình electron giống của cation M+. X là nguyên tố nào?
Câu  Nguyên tử Cr (crom) có 24e, nguyên tử Cu có 29e. Hãy viết cấu hính electron của Cr và Cu. Nêu vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn
Câu  Viết cấu hình electron của nguyên tử F (Z = 9) và ion F –.
Xác định vị trí của các nguyên tố X, Y, biết rằng chúng tạo được anion X2 – và cation Y+ có cấu hình electron giống anion F –
Câu  Cho biết tổng số electron trong anion  là 42. Trong các hạt nhân A và B đều có số proton bằng số nơtron.
a. Tìm số khối của A và B
b. Cho biết vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn.
Câu  Một hợp chất ion được cấu tạo từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 140 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31.
a. Viết cấu hình electron của M và X.
b. Xác định vị trí của M và của X trong bảng tuần hoàn.
Câu  Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12).
a. Để đạt được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhường hay nhận bao nhiêu electron?
b. Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
c. Cho biết hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.
d. Viết công thức phân tử oxit và hidroxit của magie và cho biết chúng có tính chất bazơ hay axit.
Câu  Viết cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 16).
a. Để đạt được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhường hay nhận bao nhiêu electron?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)