Bảng mô tả 4 mức độ trong trắc nghiệm KQ.

Chia sẻ bởi Lê Đình Hoàng | Ngày 26/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Bảng mô tả 4 mức độ trong trắc nghiệm KQ. thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

MÔ TẢ 4 MỨC ĐỘ TRONG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
(Theo GS. BoleslawNiemierko)

Cấp độ
Mô tả

Nhận biết
Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu

Thông hiểu
Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng, khi chúng được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học.

Vận dụng

Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa.

Vận dụng cao

Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học, hoặc trình bày trong sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề, nhiệm vụ giống với các tình huống mà Học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội.

a. Các mức độ
Nhận biết:
Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận biết thông tin, tái hiện, ghi nhớ lại,... Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện tượng.
Có thể cụ thể hoá các yêu cầu như sau :
+ Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, biểu tượng, sự vật, hiện tượng hay một thuật ngữ địa lí nào đó,..
+ Nhận dạng: hình thể, địa hình, vị trí,...
+ Liệt kê và xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng.
Các động từ tương ứng với cấp độ biết có thể được xác định là: trình bày, nêu, liệt kê, xác định,...
Ví dụ: Trình bày được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Thông hiểu
Là khả năng hiểu được, giải thích và chứng minh được các sự vật và hiện tượng địa lí. Học sinh có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình, sử dụng được kiến thức và kĩ năng trong tình huống quen thuộc.
Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu :
- Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, tính chất của sự vật hiện tượng.
- Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng.
- Lựa chọn, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.
- Sắp xếp lại các ý trả lời theo cấu trúc lôgic.
Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: phân tích, giải thích, chứng minh, mô tả, phân biệt, ...
Ví dụ:
- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Hoặc trên cơ sở HS nhớ lại đặc điểm địa hình của Đông Bắc, Tây Bắc GV cho HS đánh giá được ảnh hưởng của địa hình đến sự phát triển cây công nghiệp ở các khu vực này.
Vận dụng thấp
Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Có thể cụ thể bằng các yêu cầu sau đây:
- So sánh các phương án giải quyết vấn đề;
- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được;
- Giải quyết được những tình huống mới bằng việc vận dụng các khái niệm, biểu tượng, đặc điểm đã biết,...
- Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẻ sang tình huống mới, tình huống phức tạp hơn.
Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: minh họa, sử dụng, áp dụng, chứng minh, liên hệ, so sánh ...
Ví dụ:
- Sử dụng số liệu thống kê phân tích được sự phát triển, cơ cấu giao thông vận tải ở nước ta
- Hoặc Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam giải thích được quy mô và cơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đình Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)