Bàng hoàng "Trái tim lầm chổ để trên đầu"
Chia sẻ bởi Từ Nhân Hội |
Ngày 21/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Bàng hoàng "Trái tim lầm chổ để trên đầu" thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Bài thuyết trình
“Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyền thuyết Mị Châu , Trọng Thủy”
Bản quyền thuộc về Từ Nhân Hội
Đầu tiên các bạn hãy tập trung và chú ý lên bảng nhé .
Chúng ta sẽ cùng nhau quay trở lại năm 257 TCN và tìm hiểu về truyền thuyết “Mỵ Châu Trọng Thủy” . Bên cạnh đó còn là 1 mối tình sâu đậm nhưng đau thương, 1 bị kịch nước mất nhà tan …
Bản quyền thuộc về Từ Nhân Hội
Tóm tắt truyền thuyết và nhận định riêng
Thục vương, gần nước Văn Lang, hỏi cưới Mị Nương, con gái của vua Hùng thứ Mười Tám. Hùng vương không gả. Thục vương nổi giận, dặn con cháu ngày sau phải phục hận. Thục Phán, cháu Thục vương, đánh được vua Hùng, chiếm Văn Lang. Thục Phán xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu là Âu Lạc, xây Loa Thành. Huyền sử kể rằng khi xây Loa Thành, yêu quái quấy nhiễu, xây lên lại sập xuống.
Vua lập đàn cầu khấn. Rùa thần hiện, giúp vua trừ yêu tinh và xây thành. Rùa thần còn cắn lìa một móng chân cho vua, để làm cái lẩy nỏ, chế ra vũ khí tàn sát hàng loạt. Rất tiện cho việc giết giặc giữ nước.
Đọc đến đây, ta cảm nhận được ước vọng của tác giả huyền sử này. Đất hẹp dân thưa, cứ bị quân thù lâm le đè đầu cưỡi cổ. Chỉ mong muốn có thành cao, liên quân thần thánh, cùng vũ khí tàn sát hàng loạt để ở yên thân, cũng là điều thiên kinh địa nghĩa vậy.
Triệu Đà mang quân đánh chiếm Âu Lạc. Nhưng vì Âu Lạc có nỏ thần, Đà đánh hoài không xong. Dùng nam nhân kế,Đà cho con là Trọng Thủy, sang lấy công chúa Mị Châu, con gái của An Dương Vương. Bị Thủy dụ dỗ lừa gạt, Mị Châu tiết lộ "bí mật quân sự". Thủy thay nỏ thần bằng nỏ giả và bỏ trốn về nước. Đà lập tức đánh Âu Lạc.
Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua, cùng Mị Châu chạy trốn. Cầu rùa thần, rùa phán: "Giặc ngồi sau lưng nhà vua đấy!".
Vua giận, chém chết Mị Châu, rồi nhảy xuống bể tự tử.
Có lẽ lúc bấy giờ , Mị Châu phải sống trong cảnh khuê môn bất xuất.
Kinh nghiệm sống ít ỏi. Khó ai có thể làm chủ được mình khi tuổi đời còn quá trẻ như thế . Chắc nàng thật lòng yêu hắn - kẻ côn đồ chính trị kia. Nàng yêu. Có người bảo khi yêu đầu óc con người ta mù mờ hẵn đi. Nàng bị lừa, nhưng ta không trách nàng. Nhưng ta thử nghĩ xem liệu tất cả mọi lỗi lầm , mọi hậu quả ấy đều do Mị Châu gây ra …?
Còn cả 1 đất nước rộng lớn…
Còn biết bao nhiêu là quân thần ….
Cả nhà vua tối cao …
Lại để người khác cướp nước mình dễ dàng vậy sao ?
…
Mất nước … chính nó đã thật sự là 1 bi kịch …Tất cả mọi
người đã mắc sai lầm , chẳng riêng gì Mị Châu . Chưa chấm dứt , lại còn thêm cả 1 bi kịch trong tình yêu . Yêu nhau nhưng lại ích kỉ , dễ dàng vì mưu sự mà phụ người mình yêu thương …
“Vì nhẹ dạ cả tin, bị người đánh lừa chứ con không có lòng phản hại cha. Nếu có tội, chết đi, con sẽ biến thành tro bụi, nếu sau trước vẫn một lòng trung kính với cha thì con sẽ hoá đá, hoá ngọc để rửa sạch mối nhục thù ! “
Vua chém đầu Mị Châu. Rồi Rùa Vàng rẽ nước đưa vua xuống biển Đông. Máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn đều biến thành hạt châu. Quân Triệu kéo đến không thấy bóng vết gì, chỉ còn lại xác Mị Châu mà thôi.
Ý nghĩa
Qua truyền thuyết, nhân dân ta muốn ghi lại một giai đoạn oanh liệt, những kỳ công rực rỡ vào cuối thời dựng nước, muốn ca ngợi sức mạnh của tổ tiên, của non sông đất nước Việt cổ hào hùng bất khuất, ca ngợi những người dân Âu Lạc đã xây thành chế nỏ, anh dũng chống ngoại xâm. Và cũng qua truyền thuyết, nhân dân ta giải thích sự bại trận và lí do mất nước. Vua An Dương thất bại, cơ đồ nhà Thục chìm đáy biển không phải vì quân địch mạnh, có vũ khí lợi hại hơn ta ; An Dương thua chỉ vì nhẹ dạ, chủ quan, tự mãn.
An Dương và Mị Châu để lại cho đời sau một bài học lịch sử đau xót nhưng không bi luỵ. Để xây dựng nước nhà, đoàn kết nội bộ, chống ngoại xâm thắng lợi, không nên ỷ vào vũ khí, vào phòng ngự, dù là nỏ quí thành cao, mà phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù, phải nghe theo ý dân, lòng dân (mà tướng Cao Lỗ là tiêu biểu). An Dương đã mắc mưu kẻ địch vì quá hiếu hoà, cầu an. Ông đã không dựa vào dân, đã lấy thiên hạ làm của riêng, đã đặt tình gia đình và lợi ích dòng phái lên trên nghĩa quốc gia, lên trên lợi ích dân tộc, gây nên thảm cảnh nước mất nhà tan !
Cái chết của Mị Châu là một hình thức phê phán nghiêm khắc của nhân dân về tội lỗi tầy trời của nàng đối với Tổ quốc, với dân tộc, nhưng nhân dân dành cho Mị Châu lòng thương cảm sâu xa đối với bản chất ngây thơ, trong trắng, với những khát vọng yêu thương chính đáng của người con gái Việt lỡ lầm...
Chuyện thành Cổ Loa
Mời các bạn thưởng thức bài hát . (_ _”)
CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỤI MÌNH ^^!!!
“Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyền thuyết Mị Châu , Trọng Thủy”
Bản quyền thuộc về Từ Nhân Hội
Đầu tiên các bạn hãy tập trung và chú ý lên bảng nhé .
Chúng ta sẽ cùng nhau quay trở lại năm 257 TCN và tìm hiểu về truyền thuyết “Mỵ Châu Trọng Thủy” . Bên cạnh đó còn là 1 mối tình sâu đậm nhưng đau thương, 1 bị kịch nước mất nhà tan …
Bản quyền thuộc về Từ Nhân Hội
Tóm tắt truyền thuyết và nhận định riêng
Thục vương, gần nước Văn Lang, hỏi cưới Mị Nương, con gái của vua Hùng thứ Mười Tám. Hùng vương không gả. Thục vương nổi giận, dặn con cháu ngày sau phải phục hận. Thục Phán, cháu Thục vương, đánh được vua Hùng, chiếm Văn Lang. Thục Phán xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu là Âu Lạc, xây Loa Thành. Huyền sử kể rằng khi xây Loa Thành, yêu quái quấy nhiễu, xây lên lại sập xuống.
Vua lập đàn cầu khấn. Rùa thần hiện, giúp vua trừ yêu tinh và xây thành. Rùa thần còn cắn lìa một móng chân cho vua, để làm cái lẩy nỏ, chế ra vũ khí tàn sát hàng loạt. Rất tiện cho việc giết giặc giữ nước.
Đọc đến đây, ta cảm nhận được ước vọng của tác giả huyền sử này. Đất hẹp dân thưa, cứ bị quân thù lâm le đè đầu cưỡi cổ. Chỉ mong muốn có thành cao, liên quân thần thánh, cùng vũ khí tàn sát hàng loạt để ở yên thân, cũng là điều thiên kinh địa nghĩa vậy.
Triệu Đà mang quân đánh chiếm Âu Lạc. Nhưng vì Âu Lạc có nỏ thần, Đà đánh hoài không xong. Dùng nam nhân kế,Đà cho con là Trọng Thủy, sang lấy công chúa Mị Châu, con gái của An Dương Vương. Bị Thủy dụ dỗ lừa gạt, Mị Châu tiết lộ "bí mật quân sự". Thủy thay nỏ thần bằng nỏ giả và bỏ trốn về nước. Đà lập tức đánh Âu Lạc.
Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua, cùng Mị Châu chạy trốn. Cầu rùa thần, rùa phán: "Giặc ngồi sau lưng nhà vua đấy!".
Vua giận, chém chết Mị Châu, rồi nhảy xuống bể tự tử.
Có lẽ lúc bấy giờ , Mị Châu phải sống trong cảnh khuê môn bất xuất.
Kinh nghiệm sống ít ỏi. Khó ai có thể làm chủ được mình khi tuổi đời còn quá trẻ như thế . Chắc nàng thật lòng yêu hắn - kẻ côn đồ chính trị kia. Nàng yêu. Có người bảo khi yêu đầu óc con người ta mù mờ hẵn đi. Nàng bị lừa, nhưng ta không trách nàng. Nhưng ta thử nghĩ xem liệu tất cả mọi lỗi lầm , mọi hậu quả ấy đều do Mị Châu gây ra …?
Còn cả 1 đất nước rộng lớn…
Còn biết bao nhiêu là quân thần ….
Cả nhà vua tối cao …
Lại để người khác cướp nước mình dễ dàng vậy sao ?
…
Mất nước … chính nó đã thật sự là 1 bi kịch …Tất cả mọi
người đã mắc sai lầm , chẳng riêng gì Mị Châu . Chưa chấm dứt , lại còn thêm cả 1 bi kịch trong tình yêu . Yêu nhau nhưng lại ích kỉ , dễ dàng vì mưu sự mà phụ người mình yêu thương …
“Vì nhẹ dạ cả tin, bị người đánh lừa chứ con không có lòng phản hại cha. Nếu có tội, chết đi, con sẽ biến thành tro bụi, nếu sau trước vẫn một lòng trung kính với cha thì con sẽ hoá đá, hoá ngọc để rửa sạch mối nhục thù ! “
Vua chém đầu Mị Châu. Rồi Rùa Vàng rẽ nước đưa vua xuống biển Đông. Máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn đều biến thành hạt châu. Quân Triệu kéo đến không thấy bóng vết gì, chỉ còn lại xác Mị Châu mà thôi.
Ý nghĩa
Qua truyền thuyết, nhân dân ta muốn ghi lại một giai đoạn oanh liệt, những kỳ công rực rỡ vào cuối thời dựng nước, muốn ca ngợi sức mạnh của tổ tiên, của non sông đất nước Việt cổ hào hùng bất khuất, ca ngợi những người dân Âu Lạc đã xây thành chế nỏ, anh dũng chống ngoại xâm. Và cũng qua truyền thuyết, nhân dân ta giải thích sự bại trận và lí do mất nước. Vua An Dương thất bại, cơ đồ nhà Thục chìm đáy biển không phải vì quân địch mạnh, có vũ khí lợi hại hơn ta ; An Dương thua chỉ vì nhẹ dạ, chủ quan, tự mãn.
An Dương và Mị Châu để lại cho đời sau một bài học lịch sử đau xót nhưng không bi luỵ. Để xây dựng nước nhà, đoàn kết nội bộ, chống ngoại xâm thắng lợi, không nên ỷ vào vũ khí, vào phòng ngự, dù là nỏ quí thành cao, mà phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù, phải nghe theo ý dân, lòng dân (mà tướng Cao Lỗ là tiêu biểu). An Dương đã mắc mưu kẻ địch vì quá hiếu hoà, cầu an. Ông đã không dựa vào dân, đã lấy thiên hạ làm của riêng, đã đặt tình gia đình và lợi ích dòng phái lên trên nghĩa quốc gia, lên trên lợi ích dân tộc, gây nên thảm cảnh nước mất nhà tan !
Cái chết của Mị Châu là một hình thức phê phán nghiêm khắc của nhân dân về tội lỗi tầy trời của nàng đối với Tổ quốc, với dân tộc, nhưng nhân dân dành cho Mị Châu lòng thương cảm sâu xa đối với bản chất ngây thơ, trong trắng, với những khát vọng yêu thương chính đáng của người con gái Việt lỡ lầm...
Chuyện thành Cổ Loa
Mời các bạn thưởng thức bài hát . (_ _”)
CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỤI MÌNH ^^!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Từ Nhân Hội
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)