Bằng chứng nguồn gốc động vật của loài người

Chia sẻ bởi Trịnh Thanh Vân | Ngày 10/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bằng chứng nguồn gốc động vật của loài người thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Nhóm: 13- Lớp: K11 ĐHSP Sinh
Danh sách nhóm:
Trịnh Thanh Vân
Kiều Đình Vỹ
Cao Viết Xuân
GVHD: Lê Thị Huyền
BÀI THẢO LUẬN
NỘI DUNG:
II. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
III. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa người và vượn người.
IV. Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người.
V. Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người.
VI. Nguồn gốc thống nhất của các chủng tộc.
II. BẰNG CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT Ở NGƯỜI.
1. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
Do có chung nguồn gốc, nên con người mang nhiều đặc điểm giống với các loài sinh vật, đặc biệt là các loài có họ hàng gần như các loài vượn người. Cấu tạo cơ thể người rất giống cấu tạo chung của động vật có xương sống. Cụ thể:
- Bộ xương của người cũng gồm có 3 phần: xương đầu, xương cột sống, xương chi. Mỗi chi đều có 5 phần: xương đùi, xương chày và xương mác, xương cổ chân, xương bàn và xương ngón.
- Đặc biệt cơ thể người rất giống động vật có vú như: có lông mao, có vú, đẻ con, nuôi con bằng sữa. Cách sắp xếp các nội quan, hình thái cấu tạo mỗi cơ quan đều căn bản giống nhau.
Bằng chứng hùng hồn nhất là trên cơ thể người có một số cơ quan thoái hoá đã rất phát triển ở động vật có vú: xương cụt gồm 4- 5 đốt là vết tích của cái đuôi, ruột thừa là vết tích của ruột tịt ở động vật ăn cỏ, những nếp ngang ở vòm miệng là di tích răng sừng ở thú, mấu lồi ở mép vành tai phái trên là vết tích đầu nhọn của vành tai ở thú, cơ vành tai ở người cũng có đủ 3 loại cơ là cơ kéo trên, cơ kéo dưới và cơ kéo sau tuy không phát triển như ở thú,...
- Giống bò sát, chim: nếp thịt nhỏ ở khoé mắt người là dấu vết của mi mắt thứ 3 ở bò sát, chim.






2. Bằng chứng phôi sinh học.
Các nghiên cứu phôi sinh học so sánh cho thấy phôi người phát triển qua các giai đoạn đầu có đặc điểm hình thái rất giống với phôi các loài động vật có xương sống như: cá, kì nhông, rùa, chuột, lợn,...đặc biệt là phôi các loài khỉ, vượn.
+ Phôi người từ 18-20 ngày có các dấu vết khe mang như nhắc lại tổ tiên là những động vật dưới nước, thở bằng mang ( giống phôi cá).
+ Tim lúc đầu chỉ có một tâm thất, một tâm nhĩ như ở cá, sau đó tâm nhĩ chia làm 2 và cuối cùng mới thành tim 4 ngăn.
+ Sau một tháng có thể thấy rõ não người gồm 5 phần sắp xếp giống như não cá. Tháng thứ 2 phôi người có đuôi dài, đuôi cũng phân đốt như ở cột sống và tuỷ cũng đi tới tận mút đuôi.

+ Tháng thứ 5- 6 có lông rậm và mềm bao phủ, và mịn phủ khắp mình, trừ môi, lòng bàn tay, gan bàn chân đến tháng thứ 7 thì rụng hết lông.
+ Ở phôi người thường có vài đôi vú kèm theo tuyến sữa, nhưng về sau chỉ còn một đôi phát triển bình thường.
+ Đến tháng thứ 7, các chi trong phôi người vẫn còn giống khỉ nhiều hơn.
Trong một số trường hợp, phôi phát triển không bình thường dẫn tới hiện tượng lại giống, nghĩa là một số đặc tính của tổ tiên vốn đã mất đi từ lâu nay được tái hiện lại.
Ví dụ: có lông đầy mình và khắp mặt, có đuôi, có vài đôi vú,...



Susan sinh năm 1983 tại California (Mỹ), cha mẹ đều là người da trắng nhưng lại mắc chứng bệnh đặc biệt khiến toàn thân mọc lông dài như người tiền sử.
3. Bằng chứng phân tử.
- Các bằng chứng thoái hóa cũng đã được phát hiện ở cấp độ phân tử.
Ví dụ: + Con người không có khả năng tự tổng hợp cho mình axit ascorbic ( VTM C) nhưng hầu hết các động vật khác (trừ linh trưởng) lại có chức năng này. Do đó, có thể cho rằng loài người và các loài linh trưởng khác có mang bằng chứng của chức năng đã mất này như 1 đặc điểm thoái hóa ở mức phân tử.
+ Protein cytochrome C ở tinh tinh và người giống nhau, chỉ khác 1 nucleotid (sai khác 0,3%).
Khi nghiên cứu so sánh ADN của vượn người hiện đại với ADN của người cho thấy: ADN của khỉ đột Gorila khác ADN người đến 2,3%, ADN của tinh tinh khác ADN của người chỉ 1,6%.
III. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI VỚI VƯỢN NGƯỜI NGÀY NAY.
1. Những điểm giống nhau.
+ Về mặt hình thái: Vượn người có tầm vóc tương đương với người cao khoảng 1.5m, không có đuôi, có thể đi bằng hai chân mặc dù lúc đi vượn người vẫn hơi tỳ tay xuống đất.
+ Về mặt giải phẫu:
. Bộ xương cũng tương tự, 12-13 đôi xương sườn, 5-6 đốt sống cùng.
. Bộ răng 32 chiếc, mỗi nửa hàm đều có 2 răng cửa,1 răng nanh, 2 răng trước hàm và 3 răng hàm, chỉ khác là răng người xếp xít nhau còn răng vượn thì hở. Cấu tạo răng hàm giống nhau về số mấu và rãnh ngăn. Bộ răng sữa của người và vượn người Châu Á đều có 20 răng. Tinh tinh
cũng thay răng sữa sau 1 năm tuổi.
. Lồng ngực rộng ngang, hẹp trước- sau.
. Số lượng thùy phổi phải là 3 (trừ đười ươi).
+ Về mặt sinh lí và di truyền:
. Bộ NST của vượn người cỡ lớn là 2n = 48, ở người 2n = 46 ( trong đó đôi số 2 là do sự dung hợp 2 đôi NST của vượn người). Đã phát hiện 13 đôi NST của người và tinh tinh là hoàn toàn giống nhau, các đôi còn lại chỉ khác nhau ở một vài đảo đoạn hay sửa đổi nhỏ.
. Đều 4 nhóm máu: O, A, B,AB.
. Protein của người và vượn người giống nhau tới 99%.
. Hemoglobin của người giống hệt tinh tinh, chỉ khác hemoglobin của gôrila ở 2 axit amin.
. Vượn người cùng mắc một số bệnh truyền nhiễm của người như: lao, thường hàn,...
. Một số tuyến nội tiết của vượn người ghép sang người vẫn phát triển bình thường.
. Tinh tinh cái trưởng thành về sinh dục lúc 8-10 tuổi, tinh tinh đực trưởng thành lúc12 tuổi; gôrila lúc14 tuổi.
. Chu kỳ kinh nguyệt của tinh tinh là 30 ngày; thời gian mang thai là 210- 252 ngày, gôrila là 259 ngày.
. Kích thước, hình dạng tinh trùng; cấu tạo của rau thai và quá trình phát triển phôi của vượn người và người cũng tương tự như nhau; sữa cho con bú cũng lên 1 tuổi mới hết.

- Đặc biệt, não của vượn người gần giống với não của người: kích thước to và nhiều nếp nhăn, đại não phủ lấp tiểu não. Hoạt động thần kinh của vượn người cũng rất phát triển, chúng cũng thay đổi được nét mặt, biểu lộ tình cảm như người. Tinh tinh đã biết dùng gậy để đào rễ cây, bẩy các vật nặng, dùng gậy dài để chọc quả cây, đôi khi còn biết bẻ gảy cành cây để lấy que khều thức ăn. Nó còn biết chắp que thành gậy dài, chồng các thùng gỗ để trèo lên cao hái quả.
=> Từ đó chứng tỏ: Người và vượn người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.

2. Những điểm khác nhau.
Bên cạnh những điểm giống nhau như đã biết, giữa người và vượn người có nhiều điểm khác nhau căn bản:

1- Bàn tay người 2- Bàn tay gôrila
3- Bàn chân người 4- Bàn chân gôrila
1
2
3
4
5
6
5- Sọ người
6- Sọ đười ươi
Tóm lại: Những điểm khác nhau giữa người và vượn người, chứng tỏ vượn người ngày nay và người là 2 nhánh phát sinh từ một nguồn gốc chung và tiến hoá theo 2 hướng khác nhau. Vượn người tiếp tục thích nghi với đời sống trên cây, người thích nghi với lối đi thẳng mình trên mặt đất và có lao động.
1. Quan niệm của Lamac và Đacuyn.
- J.B. Lamac (1809): “Loài người phát sinh từ một loài vượn bậc cao do một nguyên nhân nào đó mất thói quen leo trèo trên cây mà chuyển xuống mặt đất đi bằng 2 chân. Do đi thẳng cơ thể đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là các chi. Lối sống bầy đàn thuận lợi cho sự phát sinh tiếng nói”. Lamac chưa thể đi sâu vào cơ chế hình thành loài.
- S.Đacuyn (1871): Từ những bằng chứng về hình thái, giải phẫu học so sánh, phôi sinh học đã chứng minh người ra đời từ động vật và ông đã dự đoán:
IV. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI.
+ Loài người hình thành trong kỉ thứ 3.
+ Tổ tiên của người là những vượn người sống trên cây.
+ Nơi phát sinh loài người là từ châu phi.
+ Các dạng vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của người mà là anh em họ hàng với người.
Ông đã dùng các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, đấu tranh sinh tồn để giải thích sự hình thành những đặc điểm thích nghi trên cơ thể người.
Ví dụ: Tư thế đi thẳng là một biến dị có lợi được củng cố tăng cường qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Biến đổi cơ bản này đã kéo theo hàng loạt biến đổi tương quan. Bộ não to, trí tuệ phát triển cũng là biến dị có lợi trong cuộc đấu tranh sinh tồn nên đã được tăng cường dần. Các đặc điểm
tâm lí xã hội, như: tinh thần dũng cảm, lòng vị tha là kết quả cuộc đấu tranh sinh tồn giữa các bộ lạc người nguyên thuỷ.
- S.Đacuyn đã dùng lí luận chọn lọc giới tính để giải thích sự hình thành các đặc điểm chủng tộc (cuộc đấu tranh chinh phục đàn bà làm đàn ông to khỏe hơn phụ nữ); màu da, màu tóc (tùy theo quan niệm về cái đẹp mỗi nơi khác nhau mà chọn lọc giới tính tạo ra các giống người khác nhau màu da,màu lông, màu tóc)...
Tồn tại của Đacuyn: Đã áp dụng nguyên vẹn các quy luật sinh học để giải thích nguồn gốc loài người, ông đã nhấn mạnh rằng toàn bộ cơ thể con người cũng như khả năng trí tuệ của nó đều là kết quả tự nhiên phát triển từ động vật.
2. Quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại.
2.1. Quan niệm của Ăngghen.
P.Ăngghen đã giải thích quá trình phát sinh loài người trong tác phẩm “Vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người” viết trong những năm 1871- 1873.
- P.Ăngghen nhấn mạnh rằng tuy tất cả các quy luật sinh học đặc trưng cho động vật có vú đều áp dụng đối với con người, nhưng vấn đề nguồn gốc loài người không thể đơn thuần được giải thích chỉ bằng các quy luật sinh học. Muốn giải quyết vấn đề đó phải chú ý tới vai trò chủ đạo của yếu tố xã hội. Nhân tố xã hội cơ bản nhất là lao động, cùng với lao động là tiếng nói và ý thức.
- Khả năng lao động đến với con người tối cổ sau khi đã vượt qua “bước quyết định” từ lối sống trên cây sang đời sống trên mặt đất, diễn ra từ nửa sau của kỉ thứ 3.
- Tổ tiên của loài người phải là một dạng vượn người sống trên cây cách đây hàng chục vạn năm và đã đạt tới trình độ phát triển cao, có bản năng sống thành đàn. Cuộc sống leo trèo bắt buộc phải có sự phân hoá chức năng giữa các chi. Thân có tư thế gần như đứng thẳng, dựa chủ yếu vào 2 chân sau. Bởi vậy khi điều kiện khí hậu và thức ăn thay đổi, bắt bọn vượn người này phải chuyển xuống mặt đất thì chúng đã có đà thuận lợi để tập đi thẳng mình. Tư thế đi thẳng có tác dụng phát hiện được kẻ thù từ xa, do đó vượn người càng tiến ra nơi trống trải thì đặc điểm có lợi đó càng được củng cố qua chọn lọc tự nhiên.
Nhờ đứng thẳng, 2 tay được giải phóng khỏi chức năng di chuyển và thực hiện những chức năng mới. Ban đầu chỉ biết lợi dụng những cộng cụ tự nhiên (hòn đá, cành cây,...) để tự vệ hoặc đào bới thức ăn. Dần dà chúng đã có những hành động cải biến công cụ tự nhiên để dùng vào việc thích hợp. Sau đó đã chủ động chế tạo công cụ có mục đích và có hệ thống. Chính lúc này đã xảy ra bước nhảy vọt từ trình độ vượn người sang trình độ người vượn. Theo Ăngghen, lao động bắt đầu với sự chế tạo công cụ.
Trong khi tác động vào tự nhiên con người làm biến đổi tự nhiên đồng thời bản thân con người cũng biến đổi. Trải qua hàng vạn năm, dưới tác dụng của lao động, bàn tay đã được hoàn thiện dần. Tay người không phải chỉ là cơ quan lao động mà còn là sản phẩm của lao động.
Khi phải xuống đất có nhiều thú dữ, vượn người buộc phải củng cố bản năng sống thành đàn, vì sự yếu ớt của từng cá thể vốn không có sừng nhọn hay vuốt sắc sẽ được bù lại bởi sức mạnh của đám đông. Mặt khác, muốn chế tạo công cụ bằng đá phải có nhiều người tham gia và phải truyền thụ kinh nghiệm cho người khác. Do đó ngay từ đầu lao động đã mang tính chất tập thể. Lao động trong tập thể đã thuận lợi cho việc biến đổi đời sống bày đàn thành đời sống xã hội, làm sản sinh tiếng nói.
Tiếng nói ra đời cũng dựa trên bộ máy phát âm được hoàn thiện dần. Nhu cầu trao đổi đã biến tiếng hú thành tiếng nói có âm tiết, với nội dung thông tin phong phú của người.
- Sự phát triển của lao động và tiếng nói đã kích thích sự phát triển của não bộ và cơ quan cảm giác. Ăngghen viết: “ Bắt đầu là lao động, rồi sau nó và cùng với nó là tiếng nói có âm tiết, đó là 2 động lực chủ yếu làm cho não vượn dần dần biến thành não người”. Tương ứng với tính thuận tay phải trong lao động, bán cầu não trái phát triển hơn bán cầu não phải. Tiếng nói cũng ảnh hưởng đến một số vùng vỏ não, như thuỳ trán, phần dưới thuỳ đỉnh, thuỳ thái dương, hình thành một số trung khu mà động vật chưa có, như: vùng hiểu tiếng nói, vùng nói.
Trên cơ sở của tiếng nói và lao động phát triển đã hình thành ý thức tức là tư duy trừu tượng. Ngược lại, tiếng nói và ý thức đã giúp cho lao động càng phát triển thêm.
- Nhờ sự phát triển công cụ lao động, nguồn thức ăn thay đổi về số lượng và chất lượng; đã chuyển từ thức ăn thuần tuý thực vật sang việc dùng thịt săn bắt được làm thức ăn, giúp cho việc tăng cường thể lực, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cơ thể, đặc biệt là não bộ. Về sau con người đã biết dùng lửa lấy được trong các đám cháy rừng, rồi biết giữ lửa và làm ra lửa để nấu chín thức ăn và xua đuổi thú dữ, chống rét.
- Từ thế hệ này sang thế hệ khác, lao động ngày càng phong phú và hoàn thiện. Ngoài việc săn bắn và chăn nuôi, con người đã biết trồng trọt, dệt vải, làm đồ gốm, chế tạo kim loại. Công nghệ và thương mại, nghệ thuật và khoa học đã ra đời. Từ các bộ lạc đã hình thành các dân tộc, quốc gia rồi pháp luật, chính trị và tôn giáo.
=> Tóm lại, theo Ăngghen các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người là:
+ Tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ lao động.
+ Phát triển tiếng nói có âm tiết.
+ Phát triển bộ não và hình thành ý thức.,
+ Hình thành đời sống xã hôi.
2.2. Sự đóng góp của I.P.Paplốp.
Học thuyết của I.P.Paplốp về phản xạ, về ý nghĩa sinh học và xã hội lớn lao của hệ thông tín hiệu thứ II đã chứng minh sự sai khác về chất giữa hoạt động thần kinh của người và động vật.
Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu của tín hiệu. Chúng có thể gây ra các phản ứng như những sự vật mà chúng biểu thị. Do có hệ thống tín hiệu thứ II này mà số lượng phản xạ có điều kiện ở người phong phú hơn ở động vật rất nhiều, nhờ đó con người có khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá thực tại. Nhờ tiếng nói và chữ viết mà các thế hệ loài người đã truyền đạt kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh xã hội cho nhau, tiết kiệm được bao nhiêu công sức mò mẫm tự phát. Kinh nghiệm mà con người tích luỹ được trong đời sống cá thể sẽ không mất đi khi
chết mà được bổ sung vào nền văn hoá chung của xã hội. Thế hệ sau không phải bắt đầu lại những gì mà thế hệ trước đã tích luỹ được. Sự truyền đạt kinh nghiệm bằng tiếng nói và chữ viết từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là sự di truyền tín hiệu, khác với di truyền sinh học được thực hiện qua ADN.
3. Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội.
Trong quá trình phát sinh loài người có sự chi phối của nhân tố sinh học (biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên) và các nhân tố xã hội (lao động, tiếng nói, ý thức).

Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ yếu trong giai đoạn vượn người, sau đó vẫn phát huy tác dụng nhưng lùi xuống hàng thứ yếu. Từ giai đoạn người vượn trở đi vai trò chính thuộc về các nhân tố xã hội, trong đó nhân tố cơ bản nhất là lao động. Các nhân tố này ảnh hưởng đến nhiều đặc điểm trên cơ thể con người. Nhờ có lao động con người đã thoát khỏi trình độ động vật, hạn chế sự lệ thuộc vào tự nhiên, tiến lên làm chủ tự nhiên.
Ngày nay tất cả các quy luật sinh học đặc trưng cho động vật có vú đều áp dụng đầy đủ với cơ thể con người, nhưng xã hội loài người phát triển dưới tác dụng chủ đạo của các quy luật xã hội, không có ở giới sinh vật. Con người thích nghi với môi trường không phải chủ yếu bằng biến đổi hình thái sinh lí trên cơ thể, mà bằng lao động sản xuất cải tạo hoàn cảnh.
3.1. Nhân tố sinh học.
Quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên tác động chủ yếu trong quá trình hình thành vượn người Australopithecus cũng như chuyển biến từ vượn người Australopithecus thành người cổ Homo.
Quá trình đột biến:
+ Đột biến NST: so sánh bộ NST của người với tinh tinh thấy người có 2n= 46, trong khi đó tinh tinh có 2n= 48. Các nhà DTH đã chứng minh rằng bộ NST của người là kết quả của quá trình đột biến số lượng NST thể hiện ở sự sắp xếp lại trên cơ sở bộ NST của tinh tinh. Đột biến chuyển đoạn đã làm hòa nhập 2 NST tâm mút (có tâm động ở đầu mút ), ở người thành 1 NST tâm giữa ( có tâm động ở giữa ), đó là NST số 2 ở người, do đó làm cho số lượng NST giảm còn 46 ở người.
Tùy chiều dài toàn bộ các NST của người và tinh tinh chỉ khác nhau khoảng 2% và các nhóm liên kết gen là tương đối giống nhau nhưng có nhiều thay đổi khác nhau như: các chuyển đoạn ngoại tâm tạo nên khác biệt phổ biến trong cấu trúc NST, trong bộ NST của người và tinh tinh chỉ có 5 cặp là hoàn toàn tương đồng ( NST số 6, 19, 21, 22 và X) còn nữa là có khác nhau ít nhiều, với phương pháp cắt băng đã phát hiện có khoảng 15 khác nhau.
+ Đột biến gen:
Những đột biến trong hệ gen của các dòng tổ tiên ở người có thể do đột biến ngẫu nhiên hoặc do các tác nhân môi trường ở thời đại tồn tại của vượn người và người cách đây hàng chục triệu năm như biến động địa chất nền phóng xạ ion hóa được tăng cao trên các lục địa châu Phi.
Hơn nữa trong thời đại đó các dạng vượn người phân hóa rất đa dạng trong quần thể nên sự di nhập gen, phiêu bạt gen có thể tạo nên đa dạng di truyền trong quần thể. Người ta giả thiết có ít nhất 2 lần đột biến: đột biến lần 1 ( từ NST của tổ tiên tinh tinh 2n= 48 đến 2n= 46 của tổ tiên người) sẽ dẫn đến xuất hiện tư thế thẳng đứng ( thay đổi trong cấu tạo cột sống, đai chậu,…) và đi bằng 2 chân ( phân hóa chân, tay,…). Đột biến làn 2 (xảy ra trong hệ gen ) dẫn đến làm tăng cao thể tích não và phức tạp hóa bộ não.
- Chọn lọc tự nhiên:
+ Đột biến thứ nhất dẫn đến tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân, đôi tay được giải phóng đã được môi trường sống chọn lọc. Thời đại sống của vượn người ở châu Phi chủ yếu ở Đông Phi khí hậu lạnh và khô hơn,
rừng bị hẹp dần do savan hóa. Người vượn có ưu thế có thể sống ở trên cây vì khả năng leo trèo giỏi nhưng cũng có thể sống trên mặt đất 1 thời gian dài vì đi được bằng 2 chân, dôi tay được giải phóng điều đó làm chúng dễ dàng hái lượm và săn bắt động vật. Hơn nữa, đôi tay được giải phóng có ý nghĩa trong việc chăm sóc con như mang bế… rừng bị hẹp dần do savan hóa.
+ Đột biến thứ 2 dẫn đến dòng người Homo có bộ não lớn(trên8000cm3) sống trong điều kiện xã hội họ có trí thông minh có thể dùng đôi tay khéo léo để chế tác công cụ và sử dụng chúng hiêu quả hơn, phát triển ngôn ngữ để giao tiếp … Như vậy sông sông với nhân tố CLTN xuất hiện nhân tố chọn lọc xã hội mà trong xã hội người hiện đại đã trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển con người và xã hội loài người.
3.2. Nhân tố xã hội.
Chế tác và sử dụng công cụ: đây là 1 hình thái văn hóa khác của loài người không chỉ để phát triển đời sống mà còn để phát triển văn hóa và là hoạt động lao động đặc trưng cho người. Hơn nữa qua chế tác và sử dụng công cụ đã phản ánh trình độ khoa học kĩ thuật và văn hóa. Vì vậy di tích khảo cổ về công cụ là bằng chứng rất quan trọng để đánh giá mức độ tiến hóa của người. Người Australopithecus tuy đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng 2 chân, tay được giải phóng nhưng vẫn chưa biết chế tác công cụ mà chỉ sử dụng những công cụ có sẵn trong tự nhiên. Điều đó chứng tỏ chế tác công cụ chủ yếu phải trên cơ sở phát triển bộ não.
+ Những trầm tích công cụ bằng đá được chế tác đầu tiên tìm thấy cách đây 2 triệu năm vào thời kì tồn tại của người cổ Homo habilis.
+ Người Homo erectus tiến hóa hơn H. habilis về cả cấu tạo cũng như chế tác công cụ. Công cụ bằng đá của họ đa dạng hơn và tinh vi hơn gồm nhiều loại mảnh tước, rìu, lao nhọn…không chỉ được dùng như công cụ trong săn bắt hái lượm, mà còn dùng trong sinh hoạt , đại diện cho văn hóa thời đại đồ đá cũ tầng dưới kéo dài 1,6 triệu năm cho đến 200.000 năm cách đây.
+ Công cụ đồ đá của người cận đại Neanđectan và người hiện đại sống cách đây khoảng 200.000- 500.000 năm tạo nên nền văn hóa thời đại đồ đá cũ tần trung. Công cụ mảnh tước, rìu, lao nhọn được chế tác tinh vi hơn, đã có tra cán chứng tỏ trí thông minh và khéo láo đã phát triển cao hơn.
+ Từ người hiện đại Crômahôn và người hiện đại về sau công cụ đá
cũng như xương, sừng tinh vi hơn tạo nên văn hóa thời đại đồ đá cũ tầng trên. Tiếp theo là thời đại đồ đá giữa, đồ đá mới, đồ sắt và cho đén nay công cụ lao động đã phát triển như vũ bão không chỉ công cụ thay thế lao động cơ bắp mà cả tư duy.
- Chăn nuôi và trồng trọt: Người vượn Autralopithecus sống trên các trảng cỏ savan xen rừng cây thành từng nhóm sống bằng săn bắt và hái lượm trong khoảng 2 triệu năm. Người Homo cổ với bộ não lớn đã biết chế tạo công cụ để lao động và sinh sống, nhưng phải đến giai đoạn người hiện đại cách đây 15.000- 10.000 năm mới có chăn nuôi, trồng trọt, thức ăn được dự trữ, chế biến, trao đổi dẫn đến phân hóa nghề nghiệp, thương mại, nông thôn, thành thị. Sự phát triển sản xuất và đời sống chủ yếu trên cơ sở phát triển công cụ nhân loại cũng như nghề
nghiệp và quan hệ sản xuất. Tiến sang thời đại đồ sắt và nhân loại từ cuộc sống nông nghiệp tiến lên cuộc sống công nghiệp hóa, lối sống lạc hậu sang nhà nước phong kiến rồi nhà nước tư bản...
- Các nhân tố xã hội khác: như ngôn ngữ, chữ viết, học tập giáo dục, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quy tắc sống, truyền thống văn hóa được truyền đạt qua các thế hệ gắn liền với cuộc sống xã hội có tổ chức và cũng là nhân tố quyết định hình thành con người xã hội. Ngay trong cuộc sống hiện đại nhiều em bé sơ sinh bị thú rừng bắt và sống cuộc sống hoang dã tuy về cơ thể vật lí vẫn là có bộ não lớn, có đôi tay, đi bằng 2 chân nhưng không có ngôn ngữ chỉ hú như thú, tập tính sống như thú rừng... và khi trở về xã hội loài người phải thời gian rất lâu và giáo dục công phu mới trở thành con người thực thụ. Tuy nhiên, vượn người
Mặc dầu sự phát sinh loài người đánh dấu sự ra đời một hình thức vận động mới của vật chất là vận động xã hội, nhưng nó không loại bỏ tác dụng của chọn lọc tự nhiên mà chỉ làm biến đổi chiều hướng và giới hạn mức độ tác động của chọn lọc tự nhiên. Áp lực của chọn lọc tự nhiên trong các quần thể người vẫn dẫn tới sự loại bỏ những cá thể kém thích nghi, bảo tồn những cá thể thích nghi hơn.
dù tiến hóa cao như tinh tinh được sống và giáo dục trong xã hội loài người hiện đại cũng không thể biến thành người được. Để trở thành người thực thụ, các nhân tố xã hội chỉ phát huy chọn lọc trên cơ sở các biến đổi sinh học đã có mà chủ yếu là não phát triển ở mức là não người.
V. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI.
Quá trình chuyển biến từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: - Vượn người hoá thạch.
Người vượn (hay người tối cổ).
Người cổ.
Người hiện đại.
1.Các vượn người hoá thạch.
- Loài vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec (Parapithecus frauzi) mà hàm răng dưới tìm được ở Ai Cập trong lớp đất ôligôxen dưới cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, nhỏ bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ đã khá lớn.
1
2
3
4
Các dạng vượn người hóa thạch
1- Parapitec 2- Propliopitec 3- Đriôpitec 4- Ôxtralopitec
- Hoá thạch thứ hai là Prôpliôpitec (Propliopithecus haeckeli) cũng được tìm thấy ở trong lớp đất ôligôxen dưới một phần hàm răng dưới. Người ta đoán bọn này đã chuyển từ lối đi bằng bốn chân sang lối di chuyển ít nhiều thẳng đứng, sử dụng chi trước trong nhiều hoạt động hơn, như: cầm nắm thức ăn cho vào miệng, bóc vỏ quả.
Đầu kỉ mioxen, bọn vượn người đã to dần lên, phân bố rộng. Những dạng có tầm vóc lớn (200kg) buộc phải di chuyển chậm chạp, dựa nhiều lên 2 chân, tay vịn vào cành cây, thân gần như thẳng đứng, đuôi ít tác dụng nên đã tiêu giảm dần.
=> Từ Prôpliôpitec đã sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec. Đriôpitec (Driothecus) là tổ tiên chung của gôrila, tinh tinh và người.
Đriôpitec, hoá thạch được tìm thấy năm 1885 ở Pháp trong lớp đất 15-18 triệu năm, sau đó còn tìm thấy ở Đức, Tây Ban Nha, Ai Cập, Ấn Độ . Bọn này sống từng đàn trên cây, thân cao 1,5m, nặng 20 kg, trán thấp, vành xương mày khá cao, răng nanh to.
- Dạng vượn người Ôxtralopitec (Australopithecus africanus), được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi năm 1924. Ôxtơralopitec cao 120-150cm, nặng khoảng 50kg, đã chuyển sang hẳn đời sống trên mặt đất giữa thảo nguyên trống trải, đi chủ yếu bằng 2 chân, nhưng còn
rất vụng về, mình hơi khom về phía trước, hộp sọ 540 cm3, lớn hơn sọ các giống vượn người hiện đại; răng nanh không còn lòi ra ngoài; đã biết sử dụng những công cụ tự nhiên như cành cây, xương thú. Ôxtralopitec gần giống với người hơn vượn người hiện nay.
2. Người tối cổ.
Bao gồm: - Pitecantrôp
- Xinantrôp
- Hâyđenbec
2.1 Pitecantrôp (Pithecanthropus erectus):
- Hoá thạch được Đuyboa phát hiện ở Java năm 1891 gồm một chỏm sọ, một xương đùi và vài cái răng hàm, có tuổi địa chất 70-80 vạn năm.

Pitecantrôp cao 165-170cm, hộp sọ 900-950 cm3, răng rất giống người, xương đùi chứng tỏ Pitecantrôp đã đi thẳng người; đặc biệt chân tay rất giống người (hơn cả não), chứng tỏ trong lịch sử chân tay phát triển trước não bộ. Pitecantrôp đã biết chế tạo công cụ là những mảnh tước bằng đá có cạnh sắc.

2.2 Xinantrôp (Sinanthropua pekinensis).
Hoá thạch được phát hiện năm 1927 ở gần Bắc Kinh. Hộp sọ 850- 1220 cm3, trán thấp, xương vành mày cao, hàm dưới còn to, răng lớn. Căn cứ vào sự phát triển không cân đối của hai nửa hộp sọ, người ta cho rằng Xinantrôp đã có vạn năm. Trong hang của họ có nhiều đồ dùng bằng đá, bằng xương thô sơ, chưa có hình thù rõ rệt có cả dấu vết than tro dày tới 6m chứng tỏ họ đã biết lấy lửa và giữ lửa.
2.3 Hâyđenbec (Hôm heidenbergensis).
Hoá thạch được phát hiện năm 1907 ở vùng Hâyđenbec nước Đức, là một xương hàm dưới rất to khoẻ. Răng gần giống răng người, nhưng cằm còn lẹm. Người Hâyđenbec sống cách đây chừng 40 vạn năm, giữa các loài thú to như Tê giác khổng lồ, voi, bò rừng và đã sinh cơ lập nghiệp ở khắp châu Âu, châu Á.
Hoá thạch được tìm thấy lần đầu tiên năm 1848 ở Gibraltar nhưng điển hình là hoá thạch phát hiện năm 1956 ở thung lũng Nêanđe (Tây Đức) sau đó được phát hiện ở khắp châu Âu, châu Á, châu Phi. Người Nêanđectan có tầm thước trung bình (155- 166cm). Hộp sọ 1400 cm3, xương hàm đã gần giống của người hơn, ở một số cá thể đã có lồi cằm chúng tỏ tiếng nói đã khá phát triển, nhưng họ trao đổi chủ yếu bằng điệu bộ.
Người Nêanđectan sống ở thời kỳ băng hà, phát triển cực đại ở Châu Âu, cách đây 20 vạn đến 4 vạn năm. Họ đã săn bắn cả những con thú lớn, dùng lửa thành thạo, chế tạo nhiều loại công cụ, như: dao đá, dáo, nạo bằng đá để tự vệ và tấn công. Sống chủ yếu trong hang đá, hoặc
3. Người cổ Nêanđectan (Homo neanderthalensis).
Người Neanđectan
trên bờ sông, sống thành từng nhóm 50-100 người, đàn ông đi săn tập thể, đàn bà và trẻ em hái quả, đào củ để ăn; người già chế tạo công cụ.
4. Người hiện đại (người Crômanhôn).
- Hoá thạch đầu tiên được tìm thấy ở làng Crômanhôn nước Pháp năm 1868, về sau phát hiện ở nhiều địa điểm thuộc châu Âu, châu Á.
Nhưng đại diện đầu tiên của dạng người hiện đại sống cách đây 3- 4 vạn năm; cao 180cm, hộp sọ 1600 cm3, trán rộng và thẳng, đã mất hẳn vết dô trên lông mày, có lồi cằm. Họ đã sử dụng nhiều loại công cụ bằng đá, bằng xương và đã có đời sống bộ lạc, có mầm mống nghệ thuật và tôn giáo. Nhìn chung, người Crômanhôn không khác gì người
ngày nay về mặt hình thái. Vì vậy các nhà khoa học xếp người Crômanhôn và người ngày nay vào một loài là người mới hay người khôn ngoan (Homo spiens).
Người Crômanhôn kết thúc giai đoạn đồ đá cũ, sau đó là thời đại đồ đá giữa (1,5-2 vạn năm) rồi đến thời đại đồ đá mới (7-10ngàn năm). Từ thời đại đồ đá giữa quan hệ thị tộc được thay bằng chế độ cộng sản nguyên thuỷ, sau đó là thời đại đồ đồng và đồ sắt.
Người khôn ngoan
VI. NGUỒN GỐC THỐNG NHẤT CỦA CÁC CHỦNG TỘC.
1. Các chủng người hiện đại.
Qua quá trình lâu dài, con cháu của người Crômanhôn thích nghi với những điều kiện sống khác nhau, đã phân hoá thành các chủng tộc khác nhau về một số đặc điểm hình thái. Tuy vậy các chủng tộc có thể giao phối, sinh con, con lai có khả năng sinh đẻ, do đó được xem như thuộc cùng một loài Homo sapiens.
Có 3 chủng tộc cơ bản:
+ Chủng tộc Môngôlôit: da vàng hay vàng nâu, tóc đen cứng và thẳng, mũi dẹt, khuôn mặt rộng, gò má cao, râu mọc chậm và thưa. Đại diện gặp ở Mông Cổ, Đông Xibêri, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật, ít nhiều hỗn chủng với các chủng tộc khác; Họ đều thuộc loại sọ ngắn (chiều
rộng lớn hơn 80% chiều dài), thân cao trung bình.
+ Chủng tộc Ơrôpêti: da trắng hồng hoặc nâu nhạt, tóc mềm quăn hay thẳng, mũi cao, râu thường phát triển mạnh, lông trên mặt và trên thân khá phát triển, môi mỏng hay dày trung bình. Chủng này gồm 2 nhóm:
. Nhóm phương Nam: tóc đen, mắt nâu, da ngăm đen.
. Nhóm phương Bắc: da sáng màu, mắt xám hoặc xanh.
+ Chủng tộc Oxtralô- Nêgrôti: da đen hoặc màu sẫm, tóc quăn, cánh mũi rộng, môi dày, râu có thể ít (như người da đen) hoặc phát triển mạnh (như người Châu Úc), đầu dài, lông trên mặt và trên mình ít phát triển.
Ngoài 3 chủng tộc cơ bản trên, còn một số nhóm chưa xác định.
2. Sự hình thành các chủng tộc.
Trong thế kỉ XIX, ở các nước Tây Âu, và Mĩ đã xuất hiện các thuyết phân biệt chủng tộc. Theo họ thì các chủng tộc ngày nay là những loài khác nhau: chủng tộc Môngôlôit bắt nguồn từ Xinantrôp, Nêgrôrit bắt nguồn từ Ôxtơralopitec, Oxtralô- Nêgrôti bắt nguồn từ Nêanđectan và cho rằng chủng tộc Ơrôpêti là ưu việt, còn Nêgrôti chỉ mới thoát khỏi trình độ vượn người trong thời gian gần đây. Thực ra người Crômanhôn phát sinh từ người Nêanđectan mà người Nêanđectan đã sống khắp các Châu Âu, Á, Phi.
Thuyết phân biệt chủng chủng tộc cho rằng chỉ những chủng tộc cao cấp mới có khả năng phát triển văn hoá do có những đặc điểm sinh học đặc biệt và chỉ chủng tộc này mới có quyền phát triển. Các chủng tộc cấp
thấp do thấp kém về các đặc điểm sinh học nên không có khả năng phát triển và phải bị tiêu diệt. Đây là luận điệu của bọn phát xít Hitle, Mutxôlini và của bọn phân biệt chủng tộc ở các nước đế quốc hiện nay, điển hình là bọn chủ nghĩa Xiônit ở Nam Phi. Thuyết phân biệt chủng tộc biện hộ cho chính sách bóc lột thuộc địa, chiến tranh đế quốc.
Các đặc điểm chủng tộc là kết quả sự chọn lọc các biến dị thích nghi với môi trường địa lí.
Ví dụ: + Người Nêgrôit có màu da chống được tác hại của các tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời vùng xích đạo, tóc quăn làm thành một lớp không khí cách nhiệt trên đầu chống ánh nắng gay gắt nhiệt đới.
+ Người Môngôlôit có khuôn mặt to và cánh mũi rộng của cần thiết để sưởi ấm không khí lạnh miền cực Bắc trước khi vào phổi, khe mắt
hẹp và một mí có tác dụng chống các tia nắng phản chiếu trên băng và các trận bão cát trên sa mạc.
Các đặc điểm chủng tộc hình thành từ thời kỳ con người vừa thoát khỏi trình độ động vật nên được di truyền bền vững, tuy nhiên ngày nay chúng không còn giữ ý nghĩa gì căn bản trong đời sống con người, không quyết định sự hoạt động các năng lực hoạt động trí tuệ của con người. Con người ngày nay thích nghi với môi trường không phải chủ yếu bằng các biến đổi hình thái trên cơ thể mà bằng lao động ra các phương tiện cần thiết.
- Về mặt DTH, có thể xác định chủng tộc như một nhóm QT khác ở tần số một hay một số gen. Về kiểu hình tuy có những biến dị cá thể nhưng mỗi chủng tộc có một tập hợp các đặc điểm nhất định về hình thái.
- Tất cả các chủng tộc đều có khả năng tiềm tàng lớn và đều có những cống hiến cho sự phát triển chung của loài người. Tình trạng lạc hậu của một số dân tộc được giải thích bằng điều kiện phát triển kinh tế xã hội của họ, bằng chính sách thực dân của các nước đế quốc đã cản trở sự phát triển độc lập của họ. Trung tâm văn hoá của loài người đã từng thay đổi. Năm ngàn năm trước, trung tâm văn hoá là Châu Á, Phi, chỉ cách đây 5 thế kỉ nó mới chuyển sang Châu Âu và Châu Mĩ. Thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội chứng tỏ các dân tộc trước đây bị coi là lạc hậu đã nhanh chóng đuổi kịp các dân tộc anh em về văn hoá, kinh tế trong một thời gian ngắn.
GOOD BYE
SEE YOU AGAIN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thanh Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)