Bàn về dạy và học Tiếng Anh
Chia sẻ bởi Bùi Danh Hường |
Ngày 02/05/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: Bàn về dạy và học Tiếng Anh thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BÀN VỀ VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH
Tầm quan trọng và thực trạng của việc học tiếng Anh
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, Tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ có sức mạnh lớn nhất trên thế giới. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống của 45 quốc gia, 1/3 dân số thế giới nói tiếng Anh, 75% chương trình truyền hình phát bằng tiếng Anh, 3/4 bưu kiện thư tín viết bằng tiếng Anh(1), bàn phím máy vi tính là bàn phím tiếng Anh, bất cứ hội nghị nào với tên gọi là hội nghị quốc tế thì ngôn ngữ làm việc của hội nghĩ đó nhất định cần phải dùng tiếng Anh…. Tiếng Anh đã đạt đến vị trí là ngôn ngữ chuẩn trong giao tiếp quốc tế. Và vì thế, người Việt Nam, người Trung Quốc, người Nhật, người Pháp, người Đức, người Nga,… đều ở trong cùng một tình trạng như nhau, đó là bắt buộc phải làm quen với tiếng Anh, dù muốn hay là không.
Một trong những nguyên nhân giúp Singapore trở thành một nước phát triển như ngày nay là nhờ kiên trì với việc sử dụng tiếng Anh trong trường học, công sở. Họ đã có được phần thưởng ngoài dự kiến, phần thưởng đó - theo ông Lý Quang Diệu - chính là khả năng hội nhập và học hỏi khi các hoạt động giao lưu, buôn bán quốc tế đều dùng tiếng Anh. Đối với sự phát triển của một quốc gia là như vậy, còn đối với mỗi cá nhân, việc thông thạo tiếng Anh chính là chìa khóa quan trọng để đi đến sự thành công trong cuộc sống. Thông thạo tiếng Anh đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội học tập cao hơn, công việc tốt hơn, thu nhập khá hơn,…
Chính vì những lý do trên, chính phủ và người dân chúng ta hàng năm bỏ ra rất nhiều công sức tiền của vào việc dạy và học tiếng Anh. Ở các trường học từ tiểu học cho đến đại học, hàng vạn giáo viên cùng hàng triệu học sinh, sinh viên đang ngày đêm vật lộn khổ sở với môn học này. Chưa hết, vô số trung tâm ngoại ngữ cùng tham gia vào việc dạy tiếng Anh từ bằng A, B, C cho đến các chứng chỉ quốc tế như TOEFL hay IELTS với số lượng người học rất đông.
Lượng thời gian, tiền bạc dùng đầu tư vào việc dạy và học tiếng Anh là cực kỳ lớn, thế nhưng hiệu quả lại cực kỳ thấp. Mặc dù chưa có một cuộc khảo cứu nghiêm túc để có được số liệu thống kê chính xác, nhưng qua dư luận xã hội, qua sách báo, qua quan sát thực tế, chúng ta có thể nhận thấy được thực tế này. Hầu hết học sinh, sinh viên sau khi trải qua nhiều năm học tiếng Anh xong, đến cuối cùng kết quả đạt được gần như bằng con số 0: không nghe được, không nói được, không đọc được, không viết được. Một số ít đạt kết quả khá hơn: đọc được, viết được nhưng khả năng nghe nói lại cực kỳ kém. Một số ít hơn nữa (hiếm hoi) nghe, nói, đọc, viết được nhưng lại mắc lỗi về phát âm không chuẩn. Tình hình ở các trung tâm ngoại ngữ cũng gần như vậy. Trừ một số trung tâm chất lượng cao, còn lại cũng cho các sản phẩm đào tạo gần như là “câm với điếc”, sau khi học xong thì “mèo lại hoàn mèo”, vẫn không có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh.
Vậy một câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao về ý thức đã xác định được tiếng Anh là cực kỳ quan trọng, về thời gian, tiền của bỏ ra cũng rất nhiều, nhưng kết quả thu về lại không được như mong đợi? Ở đây xuất hiện mâu thuẫn giữa việc công sức bỏ ra rất nhiều mà kết quả thu về rất ít, mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết!
Bản chất của việc học ngôn ngữ
Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng hình thành từ 3 yếu tố, đó chính là: âm, hình và ý. Âm bao gồm ngữ âm và ngữ điệu. Hình chính là chữ viết và thứ tự sắp xếp các ký tự chữ viết hay còn gọi là ngữ pháp. Ý là ý nghĩa biểu đạt truyền tải thông qua âm hay hình. Trong ngôn ngữ tồn tại hai mối quan hệ: âm-ý và hình-ý. Khi một âm thanh thuộc về ngôn ngữ vang lên thì biểu đạt một ý nghĩa nào đó mà người nghe có thể hiểu được, đó là mối quan hệ giữa âm và ý. Quan sát hình ảnh thuộc về ngôn ngữ người ta hiểu được ý nghĩa mà hình ảnh đó biểu đạt, đó là mối quan hệ giữa hình và ý.
Trong hai mối quan hệ trên thì mối quan hệ âm – ý quan trọng hơn rất nhiều so với hình – ý. Lý do thì thật đơn giản, chỉ cần nắm được mối quan hệ âm-ý là
Tầm quan trọng và thực trạng của việc học tiếng Anh
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, Tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ có sức mạnh lớn nhất trên thế giới. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống của 45 quốc gia, 1/3 dân số thế giới nói tiếng Anh, 75% chương trình truyền hình phát bằng tiếng Anh, 3/4 bưu kiện thư tín viết bằng tiếng Anh(1), bàn phím máy vi tính là bàn phím tiếng Anh, bất cứ hội nghị nào với tên gọi là hội nghị quốc tế thì ngôn ngữ làm việc của hội nghĩ đó nhất định cần phải dùng tiếng Anh…. Tiếng Anh đã đạt đến vị trí là ngôn ngữ chuẩn trong giao tiếp quốc tế. Và vì thế, người Việt Nam, người Trung Quốc, người Nhật, người Pháp, người Đức, người Nga,… đều ở trong cùng một tình trạng như nhau, đó là bắt buộc phải làm quen với tiếng Anh, dù muốn hay là không.
Một trong những nguyên nhân giúp Singapore trở thành một nước phát triển như ngày nay là nhờ kiên trì với việc sử dụng tiếng Anh trong trường học, công sở. Họ đã có được phần thưởng ngoài dự kiến, phần thưởng đó - theo ông Lý Quang Diệu - chính là khả năng hội nhập và học hỏi khi các hoạt động giao lưu, buôn bán quốc tế đều dùng tiếng Anh. Đối với sự phát triển của một quốc gia là như vậy, còn đối với mỗi cá nhân, việc thông thạo tiếng Anh chính là chìa khóa quan trọng để đi đến sự thành công trong cuộc sống. Thông thạo tiếng Anh đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội học tập cao hơn, công việc tốt hơn, thu nhập khá hơn,…
Chính vì những lý do trên, chính phủ và người dân chúng ta hàng năm bỏ ra rất nhiều công sức tiền của vào việc dạy và học tiếng Anh. Ở các trường học từ tiểu học cho đến đại học, hàng vạn giáo viên cùng hàng triệu học sinh, sinh viên đang ngày đêm vật lộn khổ sở với môn học này. Chưa hết, vô số trung tâm ngoại ngữ cùng tham gia vào việc dạy tiếng Anh từ bằng A, B, C cho đến các chứng chỉ quốc tế như TOEFL hay IELTS với số lượng người học rất đông.
Lượng thời gian, tiền bạc dùng đầu tư vào việc dạy và học tiếng Anh là cực kỳ lớn, thế nhưng hiệu quả lại cực kỳ thấp. Mặc dù chưa có một cuộc khảo cứu nghiêm túc để có được số liệu thống kê chính xác, nhưng qua dư luận xã hội, qua sách báo, qua quan sát thực tế, chúng ta có thể nhận thấy được thực tế này. Hầu hết học sinh, sinh viên sau khi trải qua nhiều năm học tiếng Anh xong, đến cuối cùng kết quả đạt được gần như bằng con số 0: không nghe được, không nói được, không đọc được, không viết được. Một số ít đạt kết quả khá hơn: đọc được, viết được nhưng khả năng nghe nói lại cực kỳ kém. Một số ít hơn nữa (hiếm hoi) nghe, nói, đọc, viết được nhưng lại mắc lỗi về phát âm không chuẩn. Tình hình ở các trung tâm ngoại ngữ cũng gần như vậy. Trừ một số trung tâm chất lượng cao, còn lại cũng cho các sản phẩm đào tạo gần như là “câm với điếc”, sau khi học xong thì “mèo lại hoàn mèo”, vẫn không có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh.
Vậy một câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao về ý thức đã xác định được tiếng Anh là cực kỳ quan trọng, về thời gian, tiền của bỏ ra cũng rất nhiều, nhưng kết quả thu về lại không được như mong đợi? Ở đây xuất hiện mâu thuẫn giữa việc công sức bỏ ra rất nhiều mà kết quả thu về rất ít, mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết!
Bản chất của việc học ngôn ngữ
Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng hình thành từ 3 yếu tố, đó chính là: âm, hình và ý. Âm bao gồm ngữ âm và ngữ điệu. Hình chính là chữ viết và thứ tự sắp xếp các ký tự chữ viết hay còn gọi là ngữ pháp. Ý là ý nghĩa biểu đạt truyền tải thông qua âm hay hình. Trong ngôn ngữ tồn tại hai mối quan hệ: âm-ý và hình-ý. Khi một âm thanh thuộc về ngôn ngữ vang lên thì biểu đạt một ý nghĩa nào đó mà người nghe có thể hiểu được, đó là mối quan hệ giữa âm và ý. Quan sát hình ảnh thuộc về ngôn ngữ người ta hiểu được ý nghĩa mà hình ảnh đó biểu đạt, đó là mối quan hệ giữa hình và ý.
Trong hai mối quan hệ trên thì mối quan hệ âm – ý quan trọng hơn rất nhiều so với hình – ý. Lý do thì thật đơn giản, chỉ cần nắm được mối quan hệ âm-ý là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Danh Hường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)