Ban than

Chia sẻ bởi Đoàn Văn Lý | Ngày 05/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: ban than thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:


Thứ hai ngày 10/10/2011
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
(((

--------------

Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết nhúng chân để bật nhảy qua mương.
Rèn luyện sức mạnh đôi chân cho trẻ.
- Phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
Chuẩn bị:
Lớp rộng rãi, thoát mát, sạch sẽ.
2 sợi dây dài 2m.
- Trống lắc.
Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định lớp.
Cho trẻ hát bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
2. Hoạt động 2: Vận động cơ bản.
Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu chân: đi bình thường - đi bằng mũi bàn chân – đi bình thường – đi bằng gót bàn chân – chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm – đi bình thường.
b. Trọng động:
Bài tập phát triển chung:
+ Tay: Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (2 lần 4 nhịp).
+ Bụng: Tay đưa lên cao, nghiêng người sang 2 bên (2 lần 4 nhịp).
+ Chân: Ngồi xổm, đứng lên (2 lần 4 nhịp).
+ Bật: Bật tại chỗ.
Vận động cơ bản: Bật qua mương.
- Cô giới thiệu và đàm thoại với trẻ:
- Cô làm mẫu.
- Cô làm mẫu lần 1 ( không giải thích), cô cho trẻ nói tên vận động “Bật qua mương”.
- Cô làm mẫu lần 2 và giải thích:
+ Bật qua mương: Tư thế chuẩn bị trước vạch chuẩn (vạch mức thứ nhất), hai tay đưa song song phía trước lăng nhẹ xuống dưới, ra sau để lấy đà, đồng thời gối hơi khuỵu,thân người hơi ngả về trước để chuẩn bị bật. Khi có hiệu lệnh cô thì bật về phía trước bằng hai chân và khi bật không dẵm vạch mức thứ hai ( hai mức cách nhau từ 20-25cm). Bật xong hai tay đưa song song phía trước để giữ thăng bằng.
- Cho cá nhân thực hiện
- Cô sửa sai cho trẻ
- Cho nhóm 2 hoặc 3 trẻ thực hiện
- Cho thi đua giữa 2 trẻ với nhau
- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ
- Giáo dục trẻ: Trẻ biết nhúng chân bật qua mương, cần phải ăn nhiều thức ăn có chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh.
Trò chơi vận động: “Chuyền bóng qua đầu”
Cách chơi:
- Chia trẻ đứng thành hai hàng dọc, trẻ đầu hàng sẽ chuyền cho trẻ đứng sau và chuyền tiếp đến trẻ cuối hàng.
Luật chơi: Trẻ phải chuyền từ đầu hàng đến cuối hàng, khi chuyền không để bóng rơi xuống đất. Đội nào chuyền nhanh sẽ là đội chiến thắng.
c. Hồi tĩnh: Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng và đi ra khỏi sân chơi.
- Kết thúc tiết dạy.






Đánh giá cuối ngày:

1. Cảm xúc – thái độ - hành vi của trẻ trong hoạt động:



2. Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe của trẻ:



3. Những kiến thức – kỹ năng của trẻ:



4. Những trẻ cần lưu ý:
















Thứ ba ngày 11/10/2011
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
(((
BÓP ĐÍCH RỒNG
--------------

I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết cách chơi bóp đích rồng cùng bạn.
Biết chạy lượn khéo léo để không cho bạn bóp vở đuôi của mình.
Trẻ tích cực hoạt động.
Chuẩn bị:
- Bong bóng và mão rồng đủ cho trẻ chơi.
Cách tiến hành:
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hát “Lại đây với cô”
- Cô có cái này cho các bạn xem. (mão rồng). Các bạn thấy có đẹp không?
- Với mão rồng này cô cho các bạn chơi trò chơi “bóp đích rồng” các bạn có thích không?
2. Hoạt động 2: Cô giới thiệu cách chơi
+ Cách chơi: Chia làm 3 tổ, bạn đầu hàng sẽ đội mão rồng, phía sau có cột bong bóng làm đuôi, 3 con rồngđứng ở 3 góc, khi nghe hiệu lệnh các con rồng chạy lượn như thế nào bạn đứng đầu bóp đích của các con rồng kia. Đích con rồng của mình không vỡ thì thắng cuộc.
+ Luật chơi: Đích con rồng của mình không vỡ thì thắng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Văn Lý
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)