Bản đồ tư duy
Chia sẻ bởi Đao Tiến Tuyến |
Ngày 21/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Bản đồ tư duy thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Bản đồ tư duy
Mind Map
MỞ ĐẦU
Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng.
Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này.
Bản đồ tư duy là gì?
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy.
Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.
Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn.
Bản đồ dạng đơn giản về các câu hỏi của một sự kiện
Bản đồ tư duy giúp gì cho bạn?
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn:
1.Sáng tạo hơn
2.Tiết kiệm thời gian
3.Ghi nhớ tốt hơn
4.Nhìn thấy bức tranh tổng thể
5.Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
6.và …
Một số hướng dẫn khi tạo
bản đồ tư duy
1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề.
Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
2. Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
Một số hướng dẫn khi tạo
bản đồ tư duy
3. NỐI các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,…. bằng các đường kẻ.
Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn.
Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.
Một số hướng dẫn khi tạo
bản đồ tư duy
4. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
6. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều
7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
Bản đồ tư duy trên máy tính
Phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính
• MindManager - Phần mềm này đã được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam. MindManager chỉ chạy được trên hệ điều hành Microsoft Windows
• FreeMind Phần mềm nguồn mở, chạy trên hệ điều hành Windows, Mac và Linux. Hiện nay nhóm mã nguồn mở của HueCIT đã nghiên cứu và viết tài liệu hướng dẫn sử dụng
• Một số phần mềm khác: ConceptDraw MINDMAP, Visual Mind, Axon Idea Processor, Inspiration,…
Tác giả Tony Buzan(1942-London)
Tác giả Tony Buzan
Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ.
Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Ngoài ra, ông còn có một số sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map Book.
Tác giả Tony Buzan
Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, Cty hàng đầu thế giới. Tạp chí Forbes từng bình luận: “Buzan chỉ ra cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cách thức giải phóng năng lực sáng tạo bản thân”. Hơn 250 triệu người đang sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan.
Tác giả Tony Buzan
Tony Buzan thường xuyên tham gia các chương trình truyền hình. Khoảng hơn 3 tỉ người đã từng xem và nghe chương trình của ông. Chuẩn bị cho chuyến đi đến VN, Tony Buzan chuyển đến VN một thông điệp: “Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn bí quyết để tư duy nhanh chóng, linh hoạt, qua đó bạn có thể sáng tạo và đổi mới không ngừng trong công việc và cuộc sống”.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ SƠ ĐỒ
Mind Map
MỞ ĐẦU
Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng.
Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này.
Bản đồ tư duy là gì?
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy.
Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.
Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn.
Bản đồ dạng đơn giản về các câu hỏi của một sự kiện
Bản đồ tư duy giúp gì cho bạn?
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn:
1.Sáng tạo hơn
2.Tiết kiệm thời gian
3.Ghi nhớ tốt hơn
4.Nhìn thấy bức tranh tổng thể
5.Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
6.và …
Một số hướng dẫn khi tạo
bản đồ tư duy
1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề.
Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
2. Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
Một số hướng dẫn khi tạo
bản đồ tư duy
3. NỐI các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,…. bằng các đường kẻ.
Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn.
Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.
Một số hướng dẫn khi tạo
bản đồ tư duy
4. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
6. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều
7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
Bản đồ tư duy trên máy tính
Phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính
• MindManager - Phần mềm này đã được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam. MindManager chỉ chạy được trên hệ điều hành Microsoft Windows
• FreeMind Phần mềm nguồn mở, chạy trên hệ điều hành Windows, Mac và Linux. Hiện nay nhóm mã nguồn mở của HueCIT đã nghiên cứu và viết tài liệu hướng dẫn sử dụng
• Một số phần mềm khác: ConceptDraw MINDMAP, Visual Mind, Axon Idea Processor, Inspiration,…
Tác giả Tony Buzan(1942-London)
Tác giả Tony Buzan
Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ.
Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Ngoài ra, ông còn có một số sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map Book.
Tác giả Tony Buzan
Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, Cty hàng đầu thế giới. Tạp chí Forbes từng bình luận: “Buzan chỉ ra cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cách thức giải phóng năng lực sáng tạo bản thân”. Hơn 250 triệu người đang sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan.
Tác giả Tony Buzan
Tony Buzan thường xuyên tham gia các chương trình truyền hình. Khoảng hơn 3 tỉ người đã từng xem và nghe chương trình của ông. Chuẩn bị cho chuyến đi đến VN, Tony Buzan chuyển đến VN một thông điệp: “Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn bí quyết để tư duy nhanh chóng, linh hoạt, qua đó bạn có thể sáng tạo và đổi mới không ngừng trong công việc và cuộc sống”.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ SƠ ĐỒ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đao Tiến Tuyến
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)