Bạn chọn nghề gì cho tương lai

Chia sẻ bởi Lê Thị Bích Trâm | Ngày 22/10/2018 | 115

Chia sẻ tài liệu: Bạn chọn nghề gì cho tương lai thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thầy cô và các bạn
đến với lớp 10/3
Hướng nghiệp:
Bạn chọn nghề gì cho tương lai?
Mời các bạn xem một số nghề phổ biến trong xã hội
Một số nghề phổ biến trong xã hội
Giáo viên
Bác sĩ
Phi công, tiếp viên hàng không
Nhân viên văn phòng
Và những nghề đang được nhiều bạn trẻ quan tâm
Ca sĩ
Diễn viên
Trong bất kì hoạt động nào, yếu tố con người là rất quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại. Chính vì vậy vấn đề con người luôn được đặt lên hàng đầu trong việc lựa chọn ngành nghề cho tương lai. Với mỗi tính cách khác nhau, bạn có thể chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với bản thân, để bạn có thể phát huy hết mình khả năng của mình trong công việc và thỏa mãn niềm đam mê.
Nhưng thực tế, rất nhiều bạn trẻ đang rơi vào tình trạng lúng túng vì sự đa ngành nghề của xã hội. Cũng là vì việc chọn nghề không phải dễ, không phải là một việc nhanh chóng chỉ cần mất một vài giờ. Mà đó là cả một quá trình lâu dài. Bạn có thể quyết định lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi, và sau đó có những quyết định cụ thể hơn. Hãy có những suy nghĩ thật đúng đắng để bạn tránh rơi vào việc chọn sai nghề cho tương lai.
Để chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân mình, bạn cần thực hiện các bước sau:
Xác định sở thích của bạn.
Xác định sở trường của bạn.
Xác định quan niệm và nguyên tắc sống của bạn.
Nghiên cứu kĩ lưỡng về các nghề nghiệp.
So sánh khả năng và sở thích của bạn với ngành nghề bạn vừa lựa chọn.
Xác định mục tiêu nghề nghiệp.
Chọn trường, ngành học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và học lực.
Tham khảo ý kiến, đánh giá của gia đình và bạn bè về tính thực tế trong kế hoạch của bạn.


Và bây giờ hãy xem nghề bác sĩ có phù hợp với bạn không nhé, đó cũng là một trong những nghề phổ biến hiện nay được nhiều bạn lựa chọn, đặc biệt là các bạn học hóa học như chúng ta.
Vậy bác sĩ là ai?
Bác sĩ là những người là người duy trì, phục hồi sức khỏe con người bằng cách nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị bệnh tật và thương tật dựa trên kiến thức về cơ thể con người. Bác sĩ là người bạn, tìm cách giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực sức khỏe của bạn.
Muốn trở thành một bác sĩ, việc đầu tiên của bạn là phải học đều các môn và đặc biệt đầu tư nhiều hơn cho ba môn toán, hóa, sinh. Nghề bác sĩ rất đa dạng, gồm nhiều chuyên khoa khác nhau để bạn lựa chọn: nhi khoa, nha khoa, phẫu thuật, tâm thần,…và các ngành nghề liên quan như: kỹ thuật y học, nhóm nghiên cứu khoa học, nhóm tư vấn giúp đỡ,…Trước khi trở thành một bác sĩ chuyên khoa, bạn phải trải qua một thời gian dài học tập vất vả tùy theo khoa mà bạn chon mà có thời gian học dài ngắn khác nhau, thường thì khoảng sáu đến mười năm.
Các yếu tố để trở thành một bác sĩ
Hằng ngày, bác sĩ thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh tật, vi khuẩn để thăm khám, chẩn đoán chữa bệnh cho mọi người. Nghề bác sĩ là một nghề đặc biệt liên quan đến sức khỏe con người nên ngoài việc phải có một lượng kiến thức khổng lồ, ta cần phải đạt được các yếu tố sau:
- Lòng nhân hậu, thương người, sự cảm thông và chia sẻ.
- Khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, bik cách tạo sự tin cậy.
- Có khả năng tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu.
- Kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ.
- Có đôi bàn tay khéo léo, sức khỏe tốt, đặc biệt có thần kinh vững vàng.
Bạn có biết thu nhập hàng tháng của bác sĩ?
Ngành y tế là một trong những ngành có mức thu nhập bình quân cao nhất của xã hội, bởi nó rất quan trọng và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người trong xã hội. Thu nhập bình quân hàng tháng khoảng 4.4 triệu đồng, trong đó thu nhập cao nhất là 7 triệu đồng, một số điều dưỡng viên thu nhập đến 11 triệu đồng. Ngoài tiền lương hàng tháng tại bệnh viện, khám bệnh tại nhà, khám bệnh ngoài giờ rất phổ biến trong ngành y hiện nay, công việc này tạo thêm một nguồn thu nhập đáng kể hàng tháng cho các bác sĩ. Trung bình hàng tháng họ thu được hơn chục triệu đồng.
Những khó khăn của nghề bác sĩ:
Nghề bác sĩ lương cao, công việc tương đối ổn định nhưng không phải dễ. Lương cao, nhưng bù lại bạn bạn phải chịu nhiều sức ép nặng nề từ trách nhiệm công việc, cường độ làm việc và sức ép từ bệnh nhân.


Tuy vậy, khi tham gia làm việc ở lĩnh vực này, bạn dễ xin việc và có nhiều cơ hội phát triển trong công việc. Đây là một nghề thực sự có ý nghĩa rất lớn cho xã hội. Nếu bạn thấy mình đủ khả năng, hãy chọn nghề bác sĩ để được đóng góp thật nhiều cho xã hội.
Bài thuyết trình của tổ 1 đến đây là kết thúc, xin cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Bích Trâm
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)