Bản chất - hiện tượng

Chia sẻ bởi Vũ Nguyễn Thùy Liên | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: bản chất - hiện tượng thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG II
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I.PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
II.CÁC NGUYÊN LÍ CƠ BẢN
III.CÁC PHẠM TRÙ CƠ BẢN
IV.CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN
V.LÍ LUẬN NHẬN THỨC TƯ DUY BIỆN CHỨNG
III. CÁC PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Cái riêng và cái chung
2. Nguyên nhân và hệ quả
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
4. Nội dung và hình thức
5. Bản chất và hiện tượng
6. Khả năng và hiện thực
BẢN CHẤT

HIỆN TƯỢNG
1/ Khái niệm phạm trù bản chất và phạm trù hiện tượng
2/ Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
3/ Ý nghĩa phương pháp luận

1. KHÁI NIỆM PHẠM TRÙ
BẢN CHẤT, HIỆN TƯỢNG
Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, qui định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó trong những điều kiện xác định.
Ví dụ: Bản chất của một nguyên tố hoá học là mối liên hệ giữa điện tử và hạt nhân. Còn những tính chất hoá học của nguyên tố đó khi tương tác với những nguyên tố khác là hiện tượng, thể hiện ra bên ngoài của mối liên kết giữa điện tử và hạt nhân.
2.QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất vừa đối lập nhau
Tại sao nói bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan ?
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là cái vốn có của sự vật không do ai sáng tạo ra, bởi vì sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Những yếu tố này liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan xen, tương đối ổn định. Tất nhiên, mối liên hệ này tạo thành bản chất của sự vật. Vậy, bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan.

a/ Sự thống nhất
giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện tượng không biểu hiện một bản chất nào đó.
Ví dụ: Trong xã hội có giai cấp, bản chất của nhà nước là công cụ thống trị giai cấp, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Trong xã hội phong kiến, sự thống trị biểu hiện: nhà nước chiếm đất, bắt nông dân đi lính.
Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng cũng mất theo.
Ví dụ 1: Bản chất của NaCl là ion Na+ và Cl-. Nếu ta thay đổi bản chất của nó, tức cho thêm dung dich NaOH thì khi cho quì tím vào sẽ xảy ra hiện tượng quì tím chuyển xanh, nghĩa là đã có sự thay đổi hiện tượng khi bản chất thay đổi.
Ví dụ 2: Bản chất của gió là sự chuyển động của không khí, không khí luôn luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Sự chuyển động của không khí gây nên hiện tượng gió. Khi không có sự chuyển động trên thì không có gió.
b/ Sự đối lập
giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng. Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh. Vì vậy bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.
Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài.
Ví dụ: Bản chất quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột. Biểu hiện của quan hệ này ra ngoài xã hội là quan hệ bình đẳng: người công nhân có quyền kí hay không kí vào bản hợp đồng với tư bản, chăm lo đến sức khoẻ đến công nhân nếu điều đó có lợi cho việc tăng giá trị thặng dư.
3/ Ý nghĩa phương pháp luận:
Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng thì không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài mà phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng bản chất.
• Bản chất phản ánh tính tất yếu, tính qui luật nên trong nhận thức và thực tiễn cần căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng thì mới đánh giá chính xác sự vật hiện tượng đó, mới có thể cải tạo căn bản sự vật.

Ví dụ: Để nhận thức bản chất của ánh sáng trắng, người ta phải căn cứ qua nhiều thí nghiệm như: cho ánh sáng trắng đi qua lăng kính ta thu được dải màu như cầu vòng từ đỏ đến tím và ngược lại cho quang phổ đi qua thấu kính hội tụ ta thu được ánh sáng trắng. Từ đó kết luận, bản chất ánh sáng trắng là tổng hợp của ánh sáng đơn sắc.
Hay qua quan sát, nghiên cứu nhiều hiện tượng phát triển của cây lúa, người ta nhận biết được bản chất, qui luật của nó. Từ đó, cải tạo giống lúa cho năng suất cao.
Nhóm 3
Lớp Lí-KTCN K33
Trường CĐSP Đồng Nai
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Nguyễn Thùy Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)