Ban biet gi ve cumA/ H1N1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thúy Hạnh | Ngày 03/05/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: Ban biet gi ve cumA/ H1N1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Những biểu hiện điển hình của cúm A/H1N1
Trước dịch A/H1N1 lan nhanh, nhiều người không có yếu tố dịch tễ liên quan (từ vùng dịch về, tiếp xúc với người có bệnh) nhưng do lo lắng nên cứ thấy sốt cao là đi khám. Nếu bác sĩ không xét nghiệm, cho về là có cảm giác không an tâm.  >>  Tăng cường hệ miễn dịch để phòng cúm A  >>  Phòng cúm: 5 nguyên tắc không thể bỏ qua
 Vậy biểu hiện của cúm A/H1N1 như thế nào?
  Những "khu vực" mà vi rút H1N1 tác động và biểu hiện điển hình khi phát bệnh
Các triệu chứng của cúm H1N1 cũng tương tự như các triệu chứng của cúm thông thường theo mùa:
 
- Đột nhiên sốt cao,
- Đau khắp người,
- Đau đầu,
- Mệt mỏi,
- Ho khan,
- Chảy nước mũi
- Đau họng.
 
Một số người mắc loại vi rút này cũng được báo cáo là cảm thấy buồn nôn, bị nôn và tiêu chảy nhưng đó không phải là những triệu chứng đặc trưng.
 
Ngoài các biểu hiện trên, một trong những yếu tố quan trọng nghi ngờ mình nhiễm vi rút H1N1 là từ vùng dịch trở về hay tiếp xúc với người mà sau đó được xác định là mang bệnh cúm A/H1N1.
 
Ngăn ngừa sự lây truyền từ người sang người
 
Cúm lây lan từ người sang người thông qua ho hay hắt hơi, sờ, cầm vào đồ vật có chứa vi rút và rồi lại đưa tay lên mũi, miệng hay mắt. Cúm A/H1N1 không lây qua các thực phẩm làm từ thịt lợn và cũng không lây qua con đường thực phẩm.
 
Cúm A/H1N1 dễ lây nhất trong 5 ngày đầu phát bệnh mặc dù ở một số người, hầu hết là trẻ em, thì nguy cơ lây nhiễm lên tới 10 ngày.
 
Khuyến cáo ngăn ngừa sự lây lan vi rút giữa người với người bao gồm các phương pháp kiểm soát các bệnh lây truyền:
 
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước. Nếu có điều kiện nên sát trùng tay bằng cồn y tế, đặc biệt là sau khi từ các nơi công cộng về.
 
- Khả năng lây truyền bệnh cũng sẽ giảm nếu làm vệ sinh các bề mặt vật dụng, đồ đạc trong nhà bằng chất clo pha loãng. Bởi trong quá trình ho, hắt hơi, những giọt dịch chứa vi rút sẽ “đậu” lại trên bề mặt của bàn, ghế; điện thoại.
 
- Giữ khoảng cách cũng là một mẹo phòng cúm nên áp dụng. Tức là nên đứng cách xa với những người mà có thể bị nhiễm cúm và nếu đang làm việc ở nơi đông người thì tốt nhất nên xin nghỉ ở nhà để tránh lây lan bệnh cho đồng nghiệp.
 
- Bất kỳ ai có biểu hiện như đột ngột sốt cao, ho, đau cơ thì nên nghỉ làm hoặc tránh tới các nơi công cộng, tránh tham gia các phương tiện giao thông công cộng và liên lạc ngay với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.
 
Ngăn ngừa lây nhiễm từ lợn sang người
 
Lợn có thể bị nhiễm cả chủng cúm ở gia cầm và chủng cúm ở người và trở thành vật chủ tạo ra chủng cúm mới.
 
Sự lây truyền từ lợn sang người được cho là bắt đầu từ những trang trại nuôi lợn, nơi người nông dân gần như sống chung với lợn.
 
Mặc dù chủng cúm A/H1N1 không thể lây trực tiếp từ lợn sang người nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên mang khẩu trang khi tiếp xúc với động vật ốm.
 
Tiêm vắc xin cho lợn sẽ giúp ngăn ngừa sự lây truyền bệnh tật.  
 

3 biện pháp đơn giản phòng nhiễm cúm A/H1N1
Vi rút cúm A/H1N1 khi ra khỏi cơ thể người sẽ chết sau 2 giờ; nếu nằm trong dịch tiết mũi, miệng thì có thể tồn tại 10 ngày. Do vậy, việc phòng chống cúm A/H1N1 bằng cách: rửa tay, rửa mũi, đeo khẩu trang sạch là những biện pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng hiệu quả cao.
Ngoài ra, 3 biện pháp này còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe hàng ngày cho người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
 
Rửa tay đúng cách
 
Rửa tay với xà phòng dưới vòi nước chảy là tốt nhất. Thị trường có bán nhiều loại xà phòng nước để rửa tay (chỉ cần 1 giọt cho một lần rửa tay). Đơn giản nhất là dùng xà phòng bánh (loại chế từ dầu thực vật, có mùi thơm như: sả, hoa nhài…) vừa rẻ tiền, vừa tiện mang theo khi đi xa. Không nên dùng các loại xà phòng diệt khuẩn (vì nó diệt luôn cả vi khuẩn có ích trên da).
 
Rửa tay khi nào? Trước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thúy Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)