Baitrk

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tấn | Ngày 21/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: baitrk thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC BẠN LỚP 10I

ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH

VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA

ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU
Nguyễn Du
Đại thi hào với những tác phẩm bất hủ
1, Các tác phẩm chính :
a, Sáng tác bằng chữ Hán :
+ Thanh Hiên thi tập
+ Nam trung tạp ngâm
+ Bắc hành tạp lục
=> Thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. về cuộc đời về xã hội thể hiện cái tâm hướng thiện và một cái cốt nhân nghĩa sớm được hình thành trong ông .
b, Sáng tác bằng chữ Nôm

- Nguyễn Du có 2 tác phẩm nổi bật nhất
+ Truyện Kiều: sáng tác dựa trên tiểu thuyết tương hồi Trung Quốc “ Kim Vân Kiều truyện “
+ “ Văn chiêu hồn “ thể hiện được một phương diện quan trọng trong của chủ nghĩa nhân đạo.
=>Mỗi tác phẩm đều mang một nét đẹp, một cái nhìn cận cảnh về thời đại phong kiến lúc bấy giờ. Quả không quá khi tôn vinh Nguyễn Du là bậc thánh thi.
2, Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
a, Đặc điểm nội dung :

- Là sự đề cao xúc cảm, tức là đề cao tình .
- Là tình cảm chân thành, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống của con người. Đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ, ca nhi, kỹ nữ…
- Tác phẩm của ông thường mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc.

Đau đớn thay thân phân đàn bà
Dẫu rằng bạc mệnh vẫn là lời chung
(Truyện Kiều)
- Ông đau với nỗi đau về thân phận bất hạnh của phụ nữ, đau khi nhìn thấy xã hội phong kiến thối nát chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh..
- Ông nêu lên vấn đề rất mới, nhưng cũng rất quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: Xã hội cần phải trân trọng những giá trị tinh thần,do đó cần phải trân trọng chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó.

=> Nguyễn Du là t/g tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX còn vì ông đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế.




b, Đặc điểm nghệ thuật :
- Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, làm thơ theo thể “ Ngũ ngôn cổ thi”, “ Ngũ ngôn luật “, …
- Ông luôn gửi gắm những nỗi niềm riêng trong sáng tác của mình.
- Đối với thơ chữ Hán:
+Lưu giữ lại cho chúng ta diện mạo tâm hồn của chính Nguyễn Du. Ông đã “tự họa” chân dung như một con người lẻ loi, nếm trải nhiều cay đắng, thất vọng song cũng thật cứng cỏi, kiêu hãnh khi gìn giữ sự trong sạch, thanh cao của lòng mình.

+ Hình tượng “tự họa” của Nguyễn Du còn có khả năng phản ánh và khái quát hiện thực sâu sắc. Ông đã không hề tách rời cuộc đời mình khỏi số phận của một lớp người, một thời đại. Trái lại, mọi đau buồn, phẫn uất mà Nguyễn Du bộc lộ đều gắn liền với những nỗi đau thương bao trùm lên thân phận con người lúc bấy giờ.

+ Trong những giọt lệ âm thầm thấm trên trang thơ chữ Hán có nước mắt Nguyễn Du khóc cho Tố Như, có nước mắt Tố Như khóc cho con người, cho cuộc đời trong cơn hưng phế: Trải trăm năm đã bao phen nương dâu biến thành ruộng muối, Đất trời nhơ nhớp sau cuộc huyết chiến, Những ngôi nhà lớn nghìn xưa nay thành đường cái quan/ Một tòa thành mới xóa đi cung điện cũ...
+ Trong "điệu thanh thương" bao trùm các thi tập của Naguyễn Du có dư âm của tiếng nói người trồng dâu, trồng gai, tiếng khóc nơi đồng nội, có nỗi đau Tiếng đàn sáo nhất loạt thay đổi chen vào những âm điệu mới...

=> Bằng cách cảm nhận và thể hiện chân thành, sâu sắc những nỗi khổ đau, day dứt của mình, người nghệ sĩ ấy đã trở thành "khí quan của xã hội và đại biểu của thời đại, của nhân loại" (Biêlinxki).. Nguyễn Du đã góp phần không nhỏ trong việc làm nên thành tựu của một giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử văn học dân tộc- bằng chính cái tôi "tự ý thức về nỗi đau khổ của mình, cái tôi đòi quyền sống cho mình...
- Đối với sáng tác chữ Nôm
+Mỗi tác phấm của ông đều đậm đà bản sắc dân tộc từ thể loại, đề tài đến ngôn ngữ. Ông đã Việt hóa những yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập làm cho vốn từ vựng giàu có hơn.

+ Thơ chữ Nôm của Nguyễn Du sử dụng nhiều điển tích điển cố, bút pháp nghệ thuật của văn chương bác học mà vẫn đậm đà tính dân tốc. Tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà bằng chứng là ở Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát “có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác... trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát.


+Nghệ thuật tự sự, hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi kịch. Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đối thoại, câu truyện diễn biến qua trên rất nhiều câu thơ liền mạch.Bút pháp nghệ thuật Ước lệ đặc trưng.

=> Bằng cái gốc nhân đạo sâu và vững đã được hình thành sâu trong Nguyễn Du, ông đã sáng tác ra những tác phẩm chuyện thơ Nôm mang đầy tính nhân văn. Ngôn ngữ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Thi sĩ đã góp phần khiến thơ Nôm trở nên giàu đẹp với khả năng biểu tả và biểu cảm phong phú


CHÚC CÁC BẠN CÓ MỘT BUỔI HỌC VUI VẺ VÀ BỔ ÍCH

Tổ 3 no 1 ILS 


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)