BaigiangTH11_VietvasdCTC

Chia sẻ bởi Hồ Xuân Biên | Ngày 10/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: baigiangTH11_VietvasdCTC thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON
BÀI GIẢNG TIN HỌC LỚP 11
Đinh Nhật Thuyết
Lớp CNTin K06
I-CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG THỦ TỤC
Xét ví dụ sau:
Program VD_thutuc1;
Procedure ve_hcn;
begin
writeln(‘* * * * * * *’);
writeln(‘* *’);
writeln(‘* * * * * * *’);
end;
Begin
ve_hcn;
writeln; writeln;
ve_hcn;
writeln; writeln;
ve_hcn;
End.
Mỗi khi cần vẽ một HCN ta đưa vào một câu lệnh gọi thủ tục đó. Chương trình bên cạnh gọi thủ tục ve_hcn 3 lần
CẤU TRÚC CỦA THỦ THỤC
Thủ tục được đặt ở phần khai báo, sau phần khai báo biến.
Cấu trúc một thủ tục gồm 3 phần: tên thủ tục, phần khai báo và phần thân của thủ tục.
Procedure [];
[];
Begin
[];
End;

Chú ý:
Lời gọi thủ tục được đặt ở phần thân
của chương trình chính.
Sau từ khóa end kết thúc CT chính
là dấu chấm (.), còn đối với thủ tục
là dấu chấm phẩy (;).
THAM SỐ HÌNH THỨC VÀ THAM SỐ THỰC SỰ
Xét ví dụ sau:
Program vidu_thutuc2;
Uses crt;
Var a,b,i: integer;
Procedure ve_hcn(chdai,chrong: integer);
Var I,j: integer;
begin
for i:=1 to chdai do write(‘*’); writeln;
for j:=1 to chrong-2 do
begin write(‘*’);
for i:=1 to chdai-2 do write(‘ ’);
writeln(‘*’);
end;
for i:=1 to chdai do write(‘*’); writeln;
end;


THAM SỐ HÌNH THỨC VÀ THAM SỐ THỰC SỰ (tt)
Begin {bat dau ct chinh}
clrscr;
ve_hcn(25,10);
writeln; writeln;
ve_hcn(5,10);
readln;
clrscr;
a:=4; b:=2;
for i:= 1 to 4 do
begin
ve_hcn(a,b);
readln; clrscr;
a:=a*2; b:=b*2;
end;
readln;
End.

Khai báo ở vidu_thutuc2 cho phép thủ tục ve_hcn thực hiện vẽ được nhiều hình chữ nhật có kích thước khác nhau.
Tham số chdai, chrong được gọi là tham số hình thức.
Trong lời gọi thủ tục các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự.
THAM SỐ HÌNH THỨC VÀ THAM SỐ THỰC SỰ (tt)
THAM TRỊ VÀ THAM BIẾN
Tham số có hai chức năng: đưa dữ liệu vào cho chương trình con hoặc đưa dữ liệu chương trình con tìm được ra.
Trong lời gọi thủ tục các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là các giá trị cụ thể được gọi là tham trị (tham trị là tham số có chức năng đưa dữ liệu vào cho CTC).
Xét ví dụ sau:
Program vd_thambien1;
Uses crt;
Var a,b: integer;
Procedure hoandoi (var x,y: integer);
Var tam: integer;
Begin
tam:=x; x:=y; y:=tam;
End;


Begin
clrscr;
a:=5; b:=10;
writeln(a:6, b:6);
hoandoi (a,b);
writeln(a:6, b:6);
readln;
End.
Trong lời gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là tên các biến chứa dữ liệu ra được gọi là các tham biến (tham biến: đưa dữ liệu sau khi chương trình con xử lý ra ngoài).
Khi khai báo tham số biến ta đặt từ khóa var trước các tham số đó.
THAM TRỊ VÀ THAM BIẾN (tt)
Kết quả sau khi hoán đổi: a=10; b=5
II-CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG HÀM
Cấu trúc một hàm:
Function []: ;
[];
Begin
[];
tên hàm:= ;
End;
Ví dụ:
Program rutgonps;
Uses crt;
Var tu,mau,a: integer;

Function UCLN(x,y: integer):integer ;
Var sodu: integer;
Begin
while y<>0 do
begin sodu:= x mod y; x:=y; y:=sodu; end;
UCLN:= x;
End;
Begin {chinh}
Clrscr;
write(‘nhap tu, mau ‘); readln(tu, mau);
a:=UCLN(tu,mau);
if a>1 then begin
tu:=tu div a; mau:=mau div a;
end;
Writeln(tu:5, mau:5);
End.
BIẾN CỤC BỘ VÀ BIẾN TOÀN CỤC
Ở ví dụ rutgonps các biến tu, mau, a có ảnh hưởng trong toàn bộ chương trình gọi là các biến toàn cục. Biến Sodu chỉ ảnh hưởng trong thân chương trình con gọi là biến cục bộ.
Biến cục bộ: có ảnh hưởng trong chương trình con, được khai báo trong phần khai báo của chương trình con.
Biến toàn cục: có phạm vi ảnh hưởng trong toàn bộ chương trình, được khai báo trong phần khai báo của chương trình chính.


Ghi chú



Lệnh gọi hàm có thể tham gia vào biểu thức như một toán hạng và thậm chí là tham số của lời gọi hàm, thủ tục khác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Xuân Biên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)