Baigiang CLB SKSS VTN

Chia sẻ bởi Đinh Thị Hảo | Ngày 09/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: baigiang CLB SKSS VTN thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

C�U L?C B?
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
vị thành niên và thanh niên
CHỨC NĂNG CỦA CÂU LẠC BỘ
Có 3 chức năng chủ yếu:
Chức năng giáo dục, nâng cao kiến thức cho hội viên về chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Chức năng giao tiếp
Chức năng vui chơi giải trí
CÁCH THỨC TỔ CHỨC
MỘT BUỔI SINH HOẠT CLB
Ổn định tổ chức, khởi động: văn nghệ, trò chơi…(5-7 phút)
Điểm danh hội viên
Đại diện Ban chủ nhiệm (BCN) CLB trình bày nội dung sinh hoạt: nêu tóm tắt nội dung chính, sau đó đi vào từng phần cụ thể (với cách thức khác nhau)
Hội viên cùng trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến…









CÁCH THỨC TỔ CHỨC
MỘT BUỔI SINH HOẠT CLB

Đại diện BCN thống nhất lại các ý kiến, chốt lại vấn đề.
BCN phổ biến kế hoạch tháng tới; định hướng chủ đề - chuyên đề sinh hoạt tháng sau.
Hội viên đóng góp ý kiến (nếu có)
Kết thúc: Hát tập thể 1 bài
BCN đánh giá, nhận xét buổi SH, dặn dò




PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỘI VIÊN KHI THAM GIA SINH HOẠT
Cần phổ biến trước chủ đề, nội dung sinh hoạt để hội viên nắm được và có sự chuẩn bị.
Đa dạng hoá hình thức thể hiện sao cho phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn hội viên cùng tham gia:

VD: Thuyết trình; đặt câu hỏi theo kiểu phát vấn trực tiếp, hái hoa dân chủ; nêu vấn đề, tình huống để mọi người cùng thảo luận (thảo luận chung hoặc nhóm)…
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỘI VIÊN KHI THAM GIA SINH HOẠT
Khả năng điều hành của BCN rất quan trọng trong việc duy trì buổi sinh hoạt của CLB: Mọi thành viên trong CLB phải được phát huy hết sở trường, năng khiếu và lòng nhiệt tình, tạo điều kiện cho từng hội viên được thể hiện mình, đó chính là nghệ thuật phân công, tổ chức quản lý, hướng dẫn của BCN CLB.
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỘI VIÊN KHI THAM GIA SINH HOẠT
BCN cần sử dụng lực lượng cộng tác viên, những chuyên gia, cố vấn cho mọi nội dung hoạt động cua CLB.
Trong buổi sinh hoạt cần xen kẽ văn nghệ, trò chơi, kể chuyện; kết hợp tổ chức sinh nhật cho hội viên hay kỷ niệm ngày cưới cho cặp vợ chồng hội viên…
Sắp xếp vị trí ngồi sinh hoạt hợp lý: nên sắp xếp theo kiểu chữ U; chia nhóm nhỏ…


CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT HỘI VIÊN THAM GIA SINH HOẠT
Nội dung sinh hoạt phải phù hợp điều kiện thực tế ở địa phương, vào các vấn đề mà hội viên quan tâm và phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của mọi thành viên.
Hình thức tổ chức sinh hoạt phải phong phú, hấp dẫn. Không nên sử dụng chỉ một vài hình thức quá quen thuộc dễ nhàm chán bởi thanh, thiếu niên luôn ưa cái mới lạ, cái sáng tạo trong mọi nội dung hoạt động.





CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT HỘI VIÊN THAM GIA SINH HOẠT
Lịch sinh hoạt phù hợp với đa số hội viên và cần duy trì đều đặn; nếu có sự thay đổi, BCN cần thông báo cụ thể tới tất cả hội viên.
Mời, vận động Bí thư chi bộ và công an viên xóm, phố cùng tham dự khi cần thiết.
Cách thức tổ chức trò chơi tập thể
Người quản trò (đặc biệt là BCN) phải sưu tầm, biết nhiều trò chơi.
Quản trò cần quan sát trạng thái, tâm lý của người chơi để lựa chọn trò chơi cho phù hợp
Khi tổ chức trò chơi nên chọn những trò chơi từ dễ đến khó để mọi người dễ tham gia.
Cách thức tổ chức trò chơi tập thể
Quản trò cần phải lôi cuốn người chơi ngay từ lời giới thiệu ban đầu. Phải phổ biến cho người chơi nắm rõ mục đích của trò chơi, luật chơi.
Cho mọi người “chơi nháp” trước khi “chơi thật”.
Quản trò phải quan sát được cuộc chơi, phải nghiêm khắc thực hiện luật chơi đối với tất cả mọi người.
Cách thức tổ chức trò chơi tập thể
Quản trò cần biết những trò chơi phụ làm hình phạt tạo điều kiện cho mọi người được thư giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời điểm.
MỘT SỐ TRÒ CHƠI TẬP THỂ
1. Trò chơi “Phép lịch sự”: Người chơi thực hiện theo lời của quản trò nếu trong đó có chữ “mời”; không thực hiện nếu không có chữ “mời”. (nếu không “mời” mà thực là sai, phải chịu phạt).
2. Trò chơi “Thụt- thò”: làm theo lời quản trò nói chứ không làm theo quản trò làm. QT hô “thò” thì người chơi nắm tay lại và giơ thắng lên cao. QT hô “thụt” thì người chơi dụt tay xuống thấp.
MỘT SỐ TRÒ CHƠI TẬP THỂ
3.Trò chơi “Vỗ tay”: Quản trò vỗ tay trúng - người chơi cũng phải vỗ tay trúng. QT vỗ tay trượt thì người chơi cũng phải vỗ tay trượt.
4. Trò chơi “Nhân dân đang cần”: Chia lớp thành 2-3 nhóm có số người, nam- nữ cân bằng nhau. Kẻ vạch xuất phát và đích. QT hô “Nhân dân đang cần”; Người chơi đáp “Cần gì cần gì?”. QT hô “Cần….” (VD: Cần 2 đôi giầy). Các đội chơi nhanh chóng mang 2 đôi giầy đặt đến đích cho QT. Đội nào nhanh hơn, mang đúng yêu cầu của QT thì đội đó thắng.
MỘT SỐ TRÒ CHƠI TẬP THỂ
5. Trò chơi “Bắt cá”:
6. Trò chơi “Giao lưu”
7. Trò chơi “Con thỏ”
8. Trò chơi “Nếu- thì”
9. Trò chơi “Mưa rơi”
10.Trò chơi “Chiếc Radio”
11. Trò chơi “Thi hát”: “Trăng sáng vườn đào….sáng cả vườn đào”

MỘT SỐ HÌNH THỨC PHẠT
Hát, múa theo yêu cầu của mọi người
Bán hàng rong
Viết thư
Bò lúc lắc
Bồ câu đưa thư
Vịt đẻ trứng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Hảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)