Bai3_Form(access)

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Tuấn | Ngày 29/04/2019 | 122

Chia sẻ tài liệu: Bai3_Form(access) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài 3
THIẾT KẾ GIAO DIỆN
(FORM)
1. Khái niệm Forms
Khi sử dụng một ứng dụng, đa phần công việc của người dùng làm trên các hộp thoại (Dialogue), cửa sổ (Windows). Cả 2 thành phần này trong lập trình đều được gọi là Form.
Form là công cụ thiết kế giao diện người sử dụng phần mềm- bộ phận giao tiếp giữa người dùng với ứng dụng.
2. Thiết kế Form nhập dữ liệu
Chọn Creat form in Design view
Bước 1: Ở thẻ Form, chọn Creat form in Design View
 Cửa sổ Form
 Thanh công cụ
 Cửa sổ thuộc tính
 Cửa sổ Form – nơi sẽ thiết kế và xây dựng các thông tin cần thiết theo yêu cầu bài toán.
 Thanh công cụ Toolbox – nơi chứa những đối tượng, những công cụ có thể đưa lên form với mục đích thiết kế giao diện và điều khiển dữ liệu theo bài toán.
Cửa sổ thuộc tính Properties – nơi có thể thiết lập các thuộc tính cho form cũng như các đối tượng trên form;
Cấu trúc form gồm 3 phần:
Form Header - phần tiêu đề đầu form;
Form Footer - phần tiêu đề cuối;
Detail - phần thân form..
Bước 2: Thiết lập nguồn dữ liệu cho form ở thuộc tính Record Source bằng cách chọn tên bảng.
Bước 3: Mở cửa sổ Field List.
Cửa sổ Field List có chứa danh sách các trường trên CSDL có trong nguồn dữ liệu của Form
Cửa sổ Field List
Bước 4: Đưa những trường cần nhập dữ liệu từ cửa sổ Field List lên Form đang thiết kế bằng cách: Dùng chuột kéo từng trường muốn thiết kế lên form từ cửa sổ Field List thả lên vị trí hợp lý trên form
3. Các công cụ tạo Form
Combo box
Text box
Label
Check box
Comand
List box
Hộp văn bản (Text Box): dùng để nhập dữ liệu hoặc hiển thị kết quả tính toán.
Nút lệnh (Command Button): để thực hiện hành động thường gắn với một Macro hoặc một thủ tục xử lý sự kiện. Sau đó bấm chuột vào nút lệnh thì macro hoặc thủ tục gắn với nó sẽ được thực hiện.
Nhãn (Label): thường dùng đặt tiêu đề và các phần hướng dẫn.
Hộp lựa chọn (Combo Box)
Hộp danh sách (List Box)
Hộp dánh dấu (Check Box)
3.1. Thuộc tính của các điều khiển
- Đặt thuộc tính cho các điều khiển ta chọn vào điều khiển, nhấn phải chuột, chọn Properties. Kết quả là một bảng các thuộc tính
Name: tên điều khiển
Caption: tiêu đề
Control Sounce: nguồn dữ liệu
Format: qui định hình thức hiển thị
Default Value: giá trị mặc định
Validation Rule: qui tắc dữ liệu hợp lệ
Validation Text: văn bản hợp lệ
Input Mask: mặt nạ nhập liệu
3.2. Điều khiển Text Box
Nếu sử dụng hộp công cụ, chọn nút Text box kéo vào form khi đó xuất hiện một nhãn là Text0 và khung văn bản có trường buộc là Unbound, có thể thay đổi trường buộc này
Unbound: không liên quan đến các trường, thường dùng để nhập dữ liệu từ bàn phím, trình bày tiêu đề, trang trí các hộp, đường, hình vẽ...
- Bound: dùng để truy xuất tới một trường nào đó. Các giá trị cập nhật có thể là Text, Picture,..
Calculated: dùng để thể hiện giá trị của một biểu thức
Để Text box là một điều khiển giá trị của biểu thức ta đặt dấu = và biểu thức vào Text box
3.3. Nguồn dữ liệu của List box, Combo box
- Các bản ghi của bảng ruy vấn
Dãy các giá trị đưa vào khi tạo ListCombo box
- Tên các trường của một bảng/truy vấn
Các bản ghi của một truy vấn tạo bởi câu lệnh Select
Name:Tên Text box
Row Sourse: nguồn dữ liệu được tạo bởi câu lệnh SQL
Row Source Type: dạng thể hiện của nguồn dữ liệu
Tên Text box
nguồn dữ liệu được tạo bởi câu lệnh SQL
Dạng thể hiện của nguồn dữ liệu
3.4. Nút lệnh
Khi kích hoạt nút lệnh, sẽ thực hiện một công việc nào đó. Nút lệnh có thể sử lý các sự kiện khác được xây dựng bởi Macro hoặc đoạn Code được viết ra
* Các lĩnh vực của nút lệnh:
Di chuyển con trỏ bản ghi
Thao tác trên bản ghi: thêm, xoá, ghi
Thao tác trên form, thao tác trên báo cáo
Gọi/thoát ứng dụng
* Tạo nút lệnh với những chức năng có sẵn
- Mở mẫu biểu ở chế độ Design
- Nhấn chọn Command Wizard trên thanh công cụ
- Chọn biểu tượng Command Button trong hộp công cụ
Xuất hiện hộp thoại Command Button Wizard
- Chọn Categories (phân loại) và Action (hành động) tương ứng
Phân loại
Hành động
4. Kỹ thuật Sub-form
Sub-form là kỹ thuật thiết kế giao diện rất mạnh, đáp ứng được những yêu cầu xử lý dữ liệu phức tạp mà kỹ thuật Single-form chưa thể đáp ứng.
Form chứa gọi là form mẹ (Main form); form được lồng vào gọi là form con (Sub-form). Việc xử lý dữ liệu trên từng form có thể xử lý độc lập hoặc có quan hệ với nhau tuỳ theo mục đích công việc
Main Form
Sub Form
Bước 1: Tạo form con
- Form con sẽ hiển thị dữ liệu dạng bảng nên phải thiết lập thuộc tính Default View cho form con là Datasheet;
- Thiết lập nguồn dữ liệu làm việc cho form con ở thuộc tính Record Source
- Sử dụng cửa sổ Field List để đưa các trường cần thiết lên vùng Detail của form
Field list
Bước 2: Tạo form mẹ
- Thiết lập nguồn dữ liệu làm việc cho form mẹ ở thuộc tính Record Source
- Sử dụng đối tượng SubformSubreport trên thanh công cụ ToolBox để đưa form con lên form mẹ. Hoặc kéo form con từ cửa sổ vào form chính.

- Chọn trường liên kết giữa hai form.
+ Link child fields: trường liên kết form con
+ Link Master Fields: trường liên kết form chính
5. Các thuộc tính của Form
- Default view: dạng hiển thị ngầm định
- Scroll Bar: hiển thị các thanh cuộn
- Record Selector: mũi tên hiển thị bản ghi được chọn
- Navigation Button: các nút dịch chuyển bản ghi
- Records Source: tên bảng, truy vấn nguồn
- Allow Filters: cho phép lọc dữ liệu trên form
- Allow Deletions: cho phép xoá các bản ghi trên form
- Allow Edits: cho phép chỉnh sửa dữ liệu trên form
- Allow Addition: cho phép bổ sung bản ghi trên form
- Menu bar: menu hiện khi mở form
Mũi tên hiển thị bản ghi được chọn
Hiển thị Scroll bar
Nút dịch chuyển bản ghi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)