Bai24: Cuong do dong dien

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Tâm | Ngày 02/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bai24: Cuong do dong dien thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


BÀI 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
MỤC TIÊU
- Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
- Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, ký hiệu là A.
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (Lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế).
CHUẨN BỊ
Giáo viên: SGK, bảng phụ hình 24.2 và 24.3 phóng to, 2 pin, 1 đèn có đế, 1 biến trở, 1 ampe kế to, 1 vôn kế, 1 đồng hồ vạn năng, 5 dây nối, 1 công tắc.
Học sinh: Sgk.
TIẾN TRÌNH BÀY DẠY
Hoạt động 1: Ổn định lớp – Tổ chức tình huống học tập (06 phút)
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
? Em hãy nêu các tác dụng của dòng điện.
Học sinh: Nêu được 5 tác dụng của dòng điện đã học ở bài 22 và 23: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện.
? Em hãy trinh bày tác dụng hóa học của dòng điện.
Học sinh: dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thoi than nối với cực âm.
* Yêu cầu 1 học sinh nhận xét phần trả lời của bạn và giáo viên đưa ra nhận xét và cho điểm.
(GV mắc sẵn một mạch điện như hình 24.1 trên bàn. Hỏi: bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
(HS: Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.
(GV: Di chuyển con chạy của biến trở, gọi học sinh nhận xét độ sáng của bóng đèn.
(HS: Bóng đèn lúc sáng lúc tối.
(GV: Khi đèn sáng hơn đó là lúc cường độ dòng điện qua đèn lớn hơn. Như vậy, dựa vào tác dụng của dòng điện là mạnh hay yếu có thể xác định cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện là một đại lượng Vật Lý, vì vậy nó có đơn vị đo và dụng cụ đo riêng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cường độ dòng điện qua bài học ngày hôm nay. Bài 24 CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN


Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ ĐƠN VỊ ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN (08 Phút).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung



Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN



I – Cường độ dòng điện

- Giới thiệu mạch điện thí nghiệm hình 24.1. Thông báo với học sinh:
+ Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện để cho biết dòng điện mạnh hay yếu.
+ Biến trở là dụng cụ để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
- Làm lại thí nghiệm hình 24.1, dịch chuyển con chạy của biến trở để thay đổi độ sáng của bóng đèn.
- Yêu cầu học sinh quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh hay yếu để hoàn thành nhận xét. (chưa yêu cầu hs đọc số chỉ của ampe kế).









- Hs quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng với khi bóng đèn sáng mạnh hay yếu để hoàn thành nhận xét.
1. Quan sát thí nghiệm















- Gọi 1, 2 hs đọc nhận xét -> Gv sửa cách dùng câu từ của hs và chốt lại nhận xét đùng.
- Học sinh đọc nhận xét
- Nhận xét: với 1 bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

- Thông báo về cường độ dòng điện, kí hiệu và đơn vị cường độ dòng điện.





- Học sinh lắng nghe
2. Cường độ dòng điện
a. Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh hay yếu của dòng điện.
Cường độ dòng điện kí hiệu là: I.
b. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe: kí hiệu: A.
Ngoài ra, còn dùng đơn vị là miliampe: kí hiệu mA.
1mA = A= 0.001 A;
1A = 1000 mA.

Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ AMPE KẾ (7 Phút)

- Nhắc lại để Hs ghi vào vở: ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện
- Ghi bài
II/ Ampe kế:
Ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện.

- Hướng dẫn hs tìm hiểu ampe kế:
+ Nhận biết: GV đưa ra 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)