Bai12

Chia sẻ bởi Lê Văn Khánh | Ngày 06/11/2018 | 74

Chia sẻ tài liệu: bai12 thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

Đoàn Bình Dương

Ngày soạn: …….

BÀI 12 : TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Biết vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động.
Biết tạo các hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu.
Biết sử dụng hiệu ứng động một cách hợp lý.
Kĩ năng:
- Tạo được một phiên trình diễn gồm một vài hiệu ứng đơn giản.
Thái độ:
Yêu thích môn học.
Biết vận dụng sáng tạo kiến thức tin học để ứng dụng vào các môn học khác.
PHƯƠNG PHÁP
- Hướng dẫn trực quan thảo luận nhóm.
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án, bài giảng điện tử, máy chiếu projector, máy vi tính đã đuợc cài Microsoft PowerPoint.
Chia học sinh thành 04 nhóm, mỗi nhóm có một máy tính đã cài đặt Microsoft PowerPoint.
Chuẩn bị khoảng 4 máy vi tính đã có sẵn một bài PowerPoint chưa tạo hiệu ứng động, chưa đặt hiệu ứng chuyển trang chiếu.
Tiết 1: giới thiệu phần 1, 2.
Tiết 2: giới thiệu phần 3, 4
Chuẩn bị của học sinh:
Sách, vở.
Xem trước bài học.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Cho câu hỏi trắc nghiệm :
Sắp xếp các thao tác dưới đây theo thứ tự đúng để chèn hình ảnh vào trang chiếu:
Chọn thư mục lưu tệp tin hình ảnh.
Chọn lệnh Insert →Picture →From File.
Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào.
Nháy chọn tệp tin đồ hoạ cần thiết và nháy Insert.
Đáp án:
C →B→A→D
Học sinh lên máy thực hiện chèn một hình ảnh bất kỳ vào trang chiếu.
Bài mới:
Đặt vấn đề:
Giáo viên cho học sinh xem hai bài trình chiếu có nội dung như nhau trong đó có một bài có hiệu ứng và một bài không có hiệu ứng, trình chiếu cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh so sánh, rút ra kết luận cần thiết. (từ đó giáo viên khẳng định bài có hiệu ứng bài trình chiếu sẽ trở nên sinh động hơn. Vậy làm thế nào để tạo các hiệu ứng động như thế. Bây giờ chúng ta tìm hiểu bài số 12….)

Triển khai bài:
HĐ của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung

Hoạt động 1: Chuyển trang chiếu

Theo em hiệu ứng chuyển trang chiếu là gì?
Việc thay đổi trang chiếu có tác dụng gì?
Cùng với kiểu hiệu ứng, ta còn có thể chọn các tuỳ chọn sau đây để điều khiển:
Thời điểm xuất hiện trang chiếu (sau khi nháy chuột hoặc tự động sau một khoảng thời gian định sẵn);
Tốc độ xuất hiện của trang chiếu;
Âm thanh đi kèm khi trang chiếu xuất hiện.
Theo em để thực hiện đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu gồm các bước nào.
Kết luận ( ghi nội dung và giải thích từng mục qua ảnh minh họa )
Sự thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu.
Làm cho bài trình diễn thêm sinh động.
Lắng nghe.
Trả lời như SGK
Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu như sau:
Chọn các trang chiếu cần tạo hiệu ứng.
Mở bảng chọn Slide Show và nháy Slide Transition.
Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong ngăn xuất hiện sau đó ở bên phải cửa sổ.
Tuỳ chọn trên cùng No Transition (không hiệu ứng) là ngầm định.
Có hai tuỳ chọn điều khiển việc chuyển trang:
On mouse click: Chuyển trang kế tiếp sau khi nháy chuột.
Automatically after: Tự động chuyển trang sau một khoảng thời gian (tính bằng giây). Nếu ta nháy chuột trong khoảng thời gian này, trang chiếu cũng được hiển thị.

Chú ý: Nếu muốn áp dụng một hiệu ứng chuyển cho tất cả các trang chiếu của bài trình chiếu, ta nháy nút Apply to All Slides.


Cho hs thực hành theo nhóm nội dung vừa học.
Thực hành



Hoạt động 2: Tạo hiệu ứng động cho đối tượng
(GV dùng bài trình chiếu lúc đặt vấn đề. Ngoài việc tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu, ta còn có thể tạo hiệu ứng động cho các đối tượng (văn bản, hình ảnh, biểu đồ,...) trên trang chiếu (hoặc gọi một cách ngắn gọn là hiệu ứng động). Các hiệu ứng này giúp thu hút sự chú ý của người nghe tới những nội dung cụ thể trên trang chiếu, cũng như làm sinh động quá trình trình bày và quản lí tốt hơn việc truyền đạt thông tin.
Vậy để tạo hiệu ứng cho đối tượng thì ta làm như thế nào)

Để điều khiển tốt trật tự xuất hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Khánh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)