Bai xau tiet 2

Chia sẻ bởi Trần Thành Nam | Ngày 25/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: bai xau tiet 2 thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Biết cách khai báo 1 biến xâu, cách tham chiếu tới 1 phần tử của xâu
+ Sử dụng được một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu;
2. Kỹ năng:
Cài đặt được một số chương trình đơn giản có sử dụng xâu;
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án, SGK, SGV, SBT, phấn, bảng, bảng phụ ,tranh minh hoạ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, SBT, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp:……… Sĩ số:……… Vắng:………
Có phép:……… Không phép:………
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy nêu khái niệm xâu? cách khai báo biến xâu và lấy ví dụ minh hoạ?
Trả lời:
Xâu là một dãy kí tự trong bảng mã ASCII, mỗi kí tự gọi là một phần tử của xâu. Số lượng kí tự trong xâu được gọi là độ dài của xâu. Xâu có dộ dài bằng 0 gọi là xâu rỗng.
Khai báo :
var : string [độ dài lớn nhất của xâu];
- VD: var hoten: string[30];
Câu 2: Cho xâu s1= ‘abcdh’ ; s2= ‘hyk’ , em hãy cho biết kết quả của thao tác insert(s1,s2,1) và delete(s1,2,3)?
Trả lời: insert(s1,s2,1) cho kết quả là xâu: ‘abcdhhyk’
delete(s1,2,3) cho kết quả là xâu: ‘ah’
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Bài trước các em đã học về khái niệm xâu, cách khai báo, tham chiếu đến phần tử của xâu và làm quen với một số hàm và thủ tục của xâu. Để hiểu rõ hơn hôm nay chúng ta sẽ xét một số ví dụ về kiểu xâu.






Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Thời gian

 Hoạt động 1: Xét ví dụ 1
GV: Yêu cầu một em đứng lên đọc đề bài
HS: Đọc đề bài
GV: Em hãy xác định input và output của bài toán.
HS: Trả lời câu hỏi


GV: Cho VD 2 xâu:
Xâu thứ nhất: a=‘Le An’
Xâu thứ hai: b=‘Nguyen Ha’
- Để biết được trong 2 xâu a, b xâu nào dài hơn ta làm như thế nào
HS: So sánh độ dài hai xâu
GV: Pascal cung cấp cho ta hàm nào để tính độ dài xâu?
HS: Hàm length(s)
GV: Các em đã biết cách khai báo một xâu, một em hãy khai báo hai biến xâu a,b có độ dài tối đa là 255 kí tự
HS: var a,b:string;
GV: Nhận xét và kết luận: Với cách khai báo trên thì độ dài lớn nhất của xâu mặc định là 255, còn độ dài thực sự của xâu là bao nhiêu thì phụ thuộc vào giá trị ta nhập vào từ bàn phím.
* Nêu câu lệnh: Nhập dữ liệu cho xâu a, b ta sử dụng câu lệnh readln(a,b)
* Hướng dẫn viết câu lệnh trong pascal: Để biết xâu nào dài hơn ta so sánh độ dài 2 xâu với nhau.Vì vậy đối với 2 xâu a, b ở bài toán trên:
+ Nếu length(a)>length(b) thì đưa ra màn hình xâu a.
+ Ngược lại đưa ra màn hình xâu b.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Cùng với học sinh xây dựng chương trình.
* Mô tả khi chạy chương trình nhập xâu như thế nào
* Kết luận: Qua VD1 cho ta thấy được cách khai báo và nhập giá trị cho 1 biến xâu và cách sử dụng hàm length(s), ta xét tiếp ví dụ 2:
Hoạt động 2: Xét ví dụ 2
* Yêu cầu hs đọc đề bài trong SGK
GV: Em hãy xác định input, output của bài toán.
HS: Trả lời
GV: Đưa VD: Cho 2 xâu:
S1= ‘THI DUA’
S2= ‘HOC TOT’
? Với 2 xâu trên kí tự đầu tiên của xâu s1 là kí tự nào
HS: Kí tự ‘T’
GV: Cách tham chiếu đến phần tử đầu tiên của xâu s1
HS: s1[1]= ‘T’
GV: Kí tự cuối cùng của xâu s2 là kí tự nào
HS: Kí tự ‘T’
GV: Hãy tham chiếu đến phần tử cuối cùng của xâu s2?
HS: s2[length(s2)]= ‘T’
GV
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thành Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)