BÀI VIẾT TLV SỐ 1-2 (Lớp 10)
Chia sẻ bởi Phạm Thanh Yên |
Ngày 26/04/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: BÀI VIẾT TLV SỐ 1-2 (Lớp 10) thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Đề bài:
Hãy hoá thân vào những que diêm để kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc truyện ngắn “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
(BÀI LÀM GỢI Ý)
MB:
Đêm giao thừa năm ấy, trên một phố nhỏ tại đất nước Đan Mạch, trời rét dữ dội, tuyết rơi trắng trên các mái nhà và ngoài đường. Có một cô bé mồ côi mẹ đầu trần, chân đất đi dò dẫm trong đêm tối. Đôi chân trần nhỏ bé đỏ ửng lên, tím bầm lại vì rét. Cô bé mang theo chiếc giỏ đựng đầy diêm và trên tay cô còn cầm them một bao diêm nữa nữa. Suốt cả ngày, em chẳng bán được bao diêm nào. Váy áo phong phanh, bụng đói meo mà cô bé vẫn phải lang thang trên đường. Chắc cô bé đói và rét lắm, bới chúng tôi là những que diêm bé nhỏ nằm trong vỏ bao mà vẫn cảm thấy rõ từng nhịp run rẩy của cô trong làn gió rét. Tuyết bám đầy tóc và xếp thành từng búp sau lưng cô bé.
TB:
Đêm giao thừa là thời điểm mọi người sum họp dưới mái ấm gia đình trong không khí đầm ấm, thiêng liêng ngập tràn hạnh phúc. Lúc này, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Qua khe hở của bao diêm, chúng tôi thấy cô bé thoáng chút bần thần. Có lẽ những hình ảnh xung quanh đã làm cho em nhớ lại năm xưa được đón giao thừa cùng bà nội hiền hậu ở nhà. Nhưng thời gian hạnh phúc của cô bé thật ngắn ngủi. Thần Chết đã đến và cướp bà em đi mất. Gia sản tiêu tán, gia đình cô bé phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh để đến chui rúc trong một xó tối tăm. Cô bé thường xuyên phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha có lẽ vì túng thiếu mà trở nên thô bạo.
Đói! Rét! Cô bé không thể cất bước chân đi tiếp được nữa. Cô ngồi nép vào một góc tường, giữa hai ngôi nhà để tránh những cơn gió rét như quất vào da thịt. Cô bé thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn. Tuy nhiên, cô bé không thể về nhà nếu không bán được ít diêm nào, hay không ai bố thí cho đồng xu nào để đem về. Bởi nếu về, cha cô sẽ đánh đòn ngay. Thế nhưng cô bé cũng chẳng muốn về nhà, vì ở nhà thì cũng vần đói, rét như ở ngoài đường. Hai cha con cô bé sống trên căn gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà.
Giữa đêm cuối năm buốt giá, cô bé lủi thủi một mình với chiếc giỏ đựng diêm vẫn còn nguyên. Đôi bàn bàn nhỏ xíu, cứng đơ vì lạnh. Chúng tôi thương cô bé lắm nhưng không biết phải làm thế nào, vì chúng tôi chỉ là những que diêm mà thôi. À, mà sao cô bé không dùng chúng tôi để sưởi ấm một chút nhỉ? Hình như cô bé cũng đang đắn đo, lưỡng lự. Cuối cùng thì cô cũng liều quẹt diêm vào tường, que diêm – bạn tôi – bén lửa cháy ngay. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dẫn dần trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
Cô bé hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Ngọn lửa soi tỏ niềm vui sáng ngời trong mắt xanh của cô bé tội nghiệp. Cô tưởng như đang được ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng sáng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đếnh vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng. Tôi nằm trên giỏ cạnh cô bé cũng như thấy ấm áp hẳn lên. Cô bé thầm nghĩ: “Chà! Khi tuyết rơi phủ kín mặt đất, gió bấc thổi hun hút, trong đêm đông rét buốt mà được ngồi hàng giờ như thế trước một lò sưởi thì khoái biết bao!”
Nhưng cô bé vừa duỗi chân ra thì ngọn lửa vụt tắt. Lò sưởi biến mất. Bạn tôi đã cháy hết mình và tàn hẳn. Cô bé vẫn ngồi đó, bần thần cả người và chợt nhớ ra rằng cha cô đã giao cho em đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào em cũng bị cha mắng.
Những hình ảnh đẹp đẽ do cô bé tưởng tượng ra khi ngắm nhìn ngọn lửa của que diêm thứ nhất đã lôi cuốn, thúc giục cô quẹt diêm lần thứ hai. Tôi muốn được cháy lên cho cô bé được sống tiếp trong mộng tưởng diệu kì, thế nưhng tôi đã bị rơi ra ngoài rồi! Anh bạn thứ hai của tôi bùng cháy. Trước ánh lửa bập bùng, bức tường như được biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Cô bé nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn
Hãy hoá thân vào những que diêm để kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc truyện ngắn “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
(BÀI LÀM GỢI Ý)
MB:
Đêm giao thừa năm ấy, trên một phố nhỏ tại đất nước Đan Mạch, trời rét dữ dội, tuyết rơi trắng trên các mái nhà và ngoài đường. Có một cô bé mồ côi mẹ đầu trần, chân đất đi dò dẫm trong đêm tối. Đôi chân trần nhỏ bé đỏ ửng lên, tím bầm lại vì rét. Cô bé mang theo chiếc giỏ đựng đầy diêm và trên tay cô còn cầm them một bao diêm nữa nữa. Suốt cả ngày, em chẳng bán được bao diêm nào. Váy áo phong phanh, bụng đói meo mà cô bé vẫn phải lang thang trên đường. Chắc cô bé đói và rét lắm, bới chúng tôi là những que diêm bé nhỏ nằm trong vỏ bao mà vẫn cảm thấy rõ từng nhịp run rẩy của cô trong làn gió rét. Tuyết bám đầy tóc và xếp thành từng búp sau lưng cô bé.
TB:
Đêm giao thừa là thời điểm mọi người sum họp dưới mái ấm gia đình trong không khí đầm ấm, thiêng liêng ngập tràn hạnh phúc. Lúc này, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Qua khe hở của bao diêm, chúng tôi thấy cô bé thoáng chút bần thần. Có lẽ những hình ảnh xung quanh đã làm cho em nhớ lại năm xưa được đón giao thừa cùng bà nội hiền hậu ở nhà. Nhưng thời gian hạnh phúc của cô bé thật ngắn ngủi. Thần Chết đã đến và cướp bà em đi mất. Gia sản tiêu tán, gia đình cô bé phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh để đến chui rúc trong một xó tối tăm. Cô bé thường xuyên phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha có lẽ vì túng thiếu mà trở nên thô bạo.
Đói! Rét! Cô bé không thể cất bước chân đi tiếp được nữa. Cô ngồi nép vào một góc tường, giữa hai ngôi nhà để tránh những cơn gió rét như quất vào da thịt. Cô bé thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn. Tuy nhiên, cô bé không thể về nhà nếu không bán được ít diêm nào, hay không ai bố thí cho đồng xu nào để đem về. Bởi nếu về, cha cô sẽ đánh đòn ngay. Thế nhưng cô bé cũng chẳng muốn về nhà, vì ở nhà thì cũng vần đói, rét như ở ngoài đường. Hai cha con cô bé sống trên căn gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà.
Giữa đêm cuối năm buốt giá, cô bé lủi thủi một mình với chiếc giỏ đựng diêm vẫn còn nguyên. Đôi bàn bàn nhỏ xíu, cứng đơ vì lạnh. Chúng tôi thương cô bé lắm nhưng không biết phải làm thế nào, vì chúng tôi chỉ là những que diêm mà thôi. À, mà sao cô bé không dùng chúng tôi để sưởi ấm một chút nhỉ? Hình như cô bé cũng đang đắn đo, lưỡng lự. Cuối cùng thì cô cũng liều quẹt diêm vào tường, que diêm – bạn tôi – bén lửa cháy ngay. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dẫn dần trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
Cô bé hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Ngọn lửa soi tỏ niềm vui sáng ngời trong mắt xanh của cô bé tội nghiệp. Cô tưởng như đang được ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng sáng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đếnh vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng. Tôi nằm trên giỏ cạnh cô bé cũng như thấy ấm áp hẳn lên. Cô bé thầm nghĩ: “Chà! Khi tuyết rơi phủ kín mặt đất, gió bấc thổi hun hút, trong đêm đông rét buốt mà được ngồi hàng giờ như thế trước một lò sưởi thì khoái biết bao!”
Nhưng cô bé vừa duỗi chân ra thì ngọn lửa vụt tắt. Lò sưởi biến mất. Bạn tôi đã cháy hết mình và tàn hẳn. Cô bé vẫn ngồi đó, bần thần cả người và chợt nhớ ra rằng cha cô đã giao cho em đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào em cũng bị cha mắng.
Những hình ảnh đẹp đẽ do cô bé tưởng tượng ra khi ngắm nhìn ngọn lửa của que diêm thứ nhất đã lôi cuốn, thúc giục cô quẹt diêm lần thứ hai. Tôi muốn được cháy lên cho cô bé được sống tiếp trong mộng tưởng diệu kì, thế nưhng tôi đã bị rơi ra ngoài rồi! Anh bạn thứ hai của tôi bùng cháy. Trước ánh lửa bập bùng, bức tường như được biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Cô bé nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thanh Yên
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)