Bài viết su địa phương
Chia sẻ bởi Vũ Thi Hồng Anh |
Ngày 16/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Bài viết su địa phương thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam, rất vinh dự và tự hào về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của các dân tộc trong cả nước nói chung và các dân tộc huyện Chiêm Hóa nói riêng. Trong đó có những cống hiến to lớn của Thái phó Hà Di Khánh và dòng họ Hà ở châu Vị Long (huyện Chiêm Hóa ngày nay) thời Lý đối với dân tộc; những giá trị lịch sử, văn hóa của tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc; vị trí địa - chính trị của châu Vị Long dưới sự cai quản của dòng họ Hà dưới thời Lý. Theo tài liệu lịch sử và văn bia, Thái phó Hà Di Khánh châu mục châu Vị Long được vua Lý Nhân Tông (1072- 1128) gả em gái là Công chúa Khâm Thánh vào năm 1082 và được phong chức là Tả đại liêu ban. Từ năm 1086, Thái Phó Hà Di Khánh giữ chức Tri châu Vị Long, Tiết độ sứ, Kim tử Quang lộc đại phu, Kiểm hiệu Thái phó; Đồng trung thư môn hạ Bình chương sự, kiêm Quản nội khuyến nông sự. Kiêm quản 49 động, 15 huyện, thượng ấp 3.900 hộ, thực phong 900 hộ. Như vậy ta có thể khẳng định công lao đầu tiên và quan trọng nhất của Thái phó Hà Di Khánh đối với lịch sử dân tộc là góp phần ổn định vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc dưới vương triều Lý; ổn định chính trị và phát triển kinh tế nông nghiệp trong phạm vi châu Vị Long bấy giờ. Năm 1107, Thái phó Hà Di Khánh đã cho xây dựng chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, dựng bia đá để ghi lại giáo lý đạo Phật và công đức của dòng họ Hà. Những sự kiện đã từng diễn ra tại di tích, tuy chỉ của một dòng họ thế tập nhưng thông qua các mối quan hệ của dòng họ này với triều đình nhà Lý có thể thấy được những sự kiện quan trọng trong chính sách đối nội của triều Lý đối với vùng biên giới. Sự kiện dựng chùa thờ Phật - quốc giáo của nước Đại Việt thời Lý tại một nơi xa xôi hẻo lánh như Vị Long cũng chứng tỏ rằng dưới triều Lý, kinh tế miền núi phát triển mạnh. Trong suốt gần 200 năm dưới vương triều Lý, làm châu mục Vị Long, dòng họ Hà đã có nhiều công lao trong việc giữ vững an ninh và xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa ở một vùng biên giới, nơi mà triều đình nhà Lý rất khó kiểm soát. Điều này cũng nói lên rằng, đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và Tuyên Quang nói riêng có ý thức tự cường và lòng yêu nuớc vô hạn và nhà Lý đã thành công trong việc tập hợp khối đoàn kết dân tộc trong chiến đấu bảo vệ cũng như xây dựng Tổ quốc. Hiện nay, Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (tại xã Yên Nguyên) đã được xây dựng lại. Trong Hậu cung thờ Phật, phía ngoài thờ Tổ đường họ Lý, Tổ đường họ Hà. Với những ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa, trong thời gian tới Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc tiếp tục được trùng tu, tôn tạo, để đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện và du khách gần xa.
Khai quật các ngôi chùa cổ: Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc Ở Tỉnh Tuyên Quang
Trần Anh Dũng
Chùa Khuân Khoai có tên chữ là Bảo Ninh Sùng Phúc tự vốn là tên một ngôi chùa cổ được dựng vào thời Lý được dựng trên đồi Khuân Khoai (tiếng Tày có nghĩa là khoai sọ), thuộc Làng Tạc, thôn Vĩnh Khoái, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.
Làng Tạc nằm trong một thung lũng rộng cực đẹp, sơn thuỷ hữu tình. Phía đông - tây là một con suối lớn mang tên suối Cả, chảy ngang qua di tích theo hướng đông tây. Xung quanh thung lũng là các dãy núi cao. Dãy núi phía sau (bắc) có tên là Pù Đán Hán (núi hình con ngỗng - ảnh 1) ; phía tây nam là dãy Pù Đán Khao (núi Đá Trắng); phía đông là dãy Pù Khoét (núi Quạt).
Di tích đồi Khuân Khoai (Pù Khuân Khoai, còn có tên là Pù Chùa) nằm ở giữa của thung lũng trên đỉnh cao của một quả đồi nhỏ nằm ở phía bắc làng Tạc, bao quanh là các dải núi liên hoàn theo thế hình tay ngai. Đó là các núi: Đán Hán (Con Ngỗng) phía sau đồi, Đán Khao (Đá Trắng)- phía tây nam, núi Quạt (Pù Khoét) - phía đông. Trước đây đường đi lên chùa Khuân Khoai chỉ có một con đường mòn nhỏ đi vòng từ phía tây nam theo sườn đồi thoai thoải; cuối những năm 90 người ta đã làm một con đường khác đi lên chùa từ hướng đông nam như hiện tại.
Khoảng 30, 40 năm trước đây
Khai quật các ngôi chùa cổ: Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc Ở Tỉnh Tuyên Quang
Trần Anh Dũng
Chùa Khuân Khoai có tên chữ là Bảo Ninh Sùng Phúc tự vốn là tên một ngôi chùa cổ được dựng vào thời Lý được dựng trên đồi Khuân Khoai (tiếng Tày có nghĩa là khoai sọ), thuộc Làng Tạc, thôn Vĩnh Khoái, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.
Làng Tạc nằm trong một thung lũng rộng cực đẹp, sơn thuỷ hữu tình. Phía đông - tây là một con suối lớn mang tên suối Cả, chảy ngang qua di tích theo hướng đông tây. Xung quanh thung lũng là các dãy núi cao. Dãy núi phía sau (bắc) có tên là Pù Đán Hán (núi hình con ngỗng - ảnh 1) ; phía tây nam là dãy Pù Đán Khao (núi Đá Trắng); phía đông là dãy Pù Khoét (núi Quạt).
Di tích đồi Khuân Khoai (Pù Khuân Khoai, còn có tên là Pù Chùa) nằm ở giữa của thung lũng trên đỉnh cao của một quả đồi nhỏ nằm ở phía bắc làng Tạc, bao quanh là các dải núi liên hoàn theo thế hình tay ngai. Đó là các núi: Đán Hán (Con Ngỗng) phía sau đồi, Đán Khao (Đá Trắng)- phía tây nam, núi Quạt (Pù Khoét) - phía đông. Trước đây đường đi lên chùa Khuân Khoai chỉ có một con đường mòn nhỏ đi vòng từ phía tây nam theo sườn đồi thoai thoải; cuối những năm 90 người ta đã làm một con đường khác đi lên chùa từ hướng đông nam như hiện tại.
Khoảng 30, 40 năm trước đây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thi Hồng Anh
Dung lượng: 72,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)