Bài viết số 6: HÌNH ẢNH MẸ (BỐ) KHI EM MẮC LỖI VÀ KHI EM LÀM ĐƯỢC VIỆC TỐT
Chia sẻ bởi Phạm Thanh Yên |
Ngày 17/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Bài viết số 6: HÌNH ẢNH MẸ (BỐ) KHI EM MẮC LỖI VÀ KHI EM LÀM ĐƯỢC VIỆC TỐT thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ BÀI
Hình ảnh của mẹ (hoặc bố) em khi em mắc lỗi và khi em làm được việc tốt.
HƯỚNG DẪN LẬP DÀN Ý:
I- Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về mẹ (bố)
II- Thân bài: Miêu tả chi tiết về mẹ (bố) trong hai tình huống cụ thể
1. Hình ảnh mẹ (bố) khi em mắc lỗi :
+ Nêu lí do: em mắc lỗi gì (ngắn gọn)
+ Miêu tả:
- Gương mặt: buồn bã
- Ánh mắt: ngạc nhiên/bực bội/đau đớn/thẫn thờ,…
- Thái độ: im lặng, không mắng mỏ, không hay nói cười
- Dáng đi: lặng lẽ,…
- Lời nói: Nghiêm khắc/ bao dung, nhẹ buồn,…
( Hình ảnh mẹ: da sạm lại, vết rạn chân chim nơi khoé mắt hằn sâu thêm, tay thô ráp, nụ cười vắng trên môi,...
( Cảm nghĩ: thương mẹ (bố), ân hận, tự trách mình, hứa và quyết tâm không bao giờ làm mẹ (bố) buồn nữa.
2. Hình ảnh mẹ (bố) khi em làm được việc tốt:
+ Việc tốt em làm…
+ Miêu tả:
- Nét mặt; tươi vui, rạng rỡ
- Ánh mắt: lấp lánh niềm vui
- Đi lại nhanh nhẹn
- Nói cười vui vẻ
- Lời nói: âu yếm, động viên khích lệ,...
( Cảm nghĩ bản thân: cố gắng làm nhiều việc tốt để bố mẹ vui lòng
III- Kết bài:
Nêu cảm chung về tình yêu thương con cái của bố mẹ…
BÀI VIẾT GỢI Ý
I. MB:
Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi có bố chở che, có mẹ yêu thương chăm sóc. Tôi yêu, tự hào và kính trọng bố vô cùng. Nhưng có lẽ người gần gũi dấu yêu nhất trong gia đình đối với tôi là mẹ. Mẹ đã sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn trưởng thành. Đôi tay thân thương, dòng sữa ấm áp, lời hát ru ngọt ngào của mẹ cứ lớn dần trong tôi, để tôi thêm yêu tha thiết và khắc ghi sâu hình ảnh mẹ lúc buồn cũng như lúc vui, khi tôi mắc lỗi cũng như khi làm được một việc tốt.
II. TB:
Hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi:
“Vì con là con ba, con của ba rất ngoan
Vì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền…”
Tôi thuộc bài hát này từ hồi đi học mẫu giáo. Nhưng tôi chưa hẳn là đứa con ngoan hiền của mẹ. Bởi cái tính hiếu động, nghịch ngợm của mình mà nhiều lúc tôi đã khiến mẹ buồn. Có một lần, mặc dù đã hơn một năm trôi qua, song mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.
Lần đó tôi được điểm 4 môn toán. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ. Bởi đến trưa, vừa đi học về, tôi đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà với nét mặt vừa buồn vừa giận. Biết có chuyện, tôi len lén ôm cặp sách định lẻn lên gác, nhưng mẹ đã gọi lại. Tôi sợ hãi nghĩ thế nào mẹ cũng quát mắng và đánh cho một trận. Nhưng không, mẹ không đánh cũng chẳng nói to, chỉ nhẹ nhàng hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Tôi thở phào đoán mẹ chưa biết chuyện nên yên tâm nói dối một cách trơn tru. Khi mẹ hỏi về bài kiểm tra toán, tôi nói: “Mẹ hỏi làm gì? Con làm được tất. Với lại cô giáo chưa trả bài mẹ ạ!” (Nói dối vậy thôi, chứ thật ra điểm 4 toán to tướng đang nằm chềnh ềnh trong cặp sách tôi rồi). Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại. Trong đôi mắt mẹ thoáng một chút ngỡ ngàng, một chút bực bội, một chút thất vọng và cả đau đớn nữa. Cái cặp rơi xuống, xổ tung ra. Bài kiểm tra toán rơi ra ngoài nằm phơi giữa sàn nhà. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được. Mặt mẹ sầm lại, mẹ nhìn tôi nghiêm khắc như muốn nói: “Lâm! Con hư quá, đã học kém mà lại còn nói dối ư?”… Rồi mẹ buồn bã, thẫn thờ đi vào bếp.
Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng
Hình ảnh của mẹ (hoặc bố) em khi em mắc lỗi và khi em làm được việc tốt.
HƯỚNG DẪN LẬP DÀN Ý:
I- Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về mẹ (bố)
II- Thân bài: Miêu tả chi tiết về mẹ (bố) trong hai tình huống cụ thể
1. Hình ảnh mẹ (bố) khi em mắc lỗi :
+ Nêu lí do: em mắc lỗi gì (ngắn gọn)
+ Miêu tả:
- Gương mặt: buồn bã
- Ánh mắt: ngạc nhiên/bực bội/đau đớn/thẫn thờ,…
- Thái độ: im lặng, không mắng mỏ, không hay nói cười
- Dáng đi: lặng lẽ,…
- Lời nói: Nghiêm khắc/ bao dung, nhẹ buồn,…
( Hình ảnh mẹ: da sạm lại, vết rạn chân chim nơi khoé mắt hằn sâu thêm, tay thô ráp, nụ cười vắng trên môi,...
( Cảm nghĩ: thương mẹ (bố), ân hận, tự trách mình, hứa và quyết tâm không bao giờ làm mẹ (bố) buồn nữa.
2. Hình ảnh mẹ (bố) khi em làm được việc tốt:
+ Việc tốt em làm…
+ Miêu tả:
- Nét mặt; tươi vui, rạng rỡ
- Ánh mắt: lấp lánh niềm vui
- Đi lại nhanh nhẹn
- Nói cười vui vẻ
- Lời nói: âu yếm, động viên khích lệ,...
( Cảm nghĩ bản thân: cố gắng làm nhiều việc tốt để bố mẹ vui lòng
III- Kết bài:
Nêu cảm chung về tình yêu thương con cái của bố mẹ…
BÀI VIẾT GỢI Ý
I. MB:
Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi có bố chở che, có mẹ yêu thương chăm sóc. Tôi yêu, tự hào và kính trọng bố vô cùng. Nhưng có lẽ người gần gũi dấu yêu nhất trong gia đình đối với tôi là mẹ. Mẹ đã sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn trưởng thành. Đôi tay thân thương, dòng sữa ấm áp, lời hát ru ngọt ngào của mẹ cứ lớn dần trong tôi, để tôi thêm yêu tha thiết và khắc ghi sâu hình ảnh mẹ lúc buồn cũng như lúc vui, khi tôi mắc lỗi cũng như khi làm được một việc tốt.
II. TB:
Hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi:
“Vì con là con ba, con của ba rất ngoan
Vì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền…”
Tôi thuộc bài hát này từ hồi đi học mẫu giáo. Nhưng tôi chưa hẳn là đứa con ngoan hiền của mẹ. Bởi cái tính hiếu động, nghịch ngợm của mình mà nhiều lúc tôi đã khiến mẹ buồn. Có một lần, mặc dù đã hơn một năm trôi qua, song mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.
Lần đó tôi được điểm 4 môn toán. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ. Bởi đến trưa, vừa đi học về, tôi đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà với nét mặt vừa buồn vừa giận. Biết có chuyện, tôi len lén ôm cặp sách định lẻn lên gác, nhưng mẹ đã gọi lại. Tôi sợ hãi nghĩ thế nào mẹ cũng quát mắng và đánh cho một trận. Nhưng không, mẹ không đánh cũng chẳng nói to, chỉ nhẹ nhàng hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Tôi thở phào đoán mẹ chưa biết chuyện nên yên tâm nói dối một cách trơn tru. Khi mẹ hỏi về bài kiểm tra toán, tôi nói: “Mẹ hỏi làm gì? Con làm được tất. Với lại cô giáo chưa trả bài mẹ ạ!” (Nói dối vậy thôi, chứ thật ra điểm 4 toán to tướng đang nằm chềnh ềnh trong cặp sách tôi rồi). Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại. Trong đôi mắt mẹ thoáng một chút ngỡ ngàng, một chút bực bội, một chút thất vọng và cả đau đớn nữa. Cái cặp rơi xuống, xổ tung ra. Bài kiểm tra toán rơi ra ngoài nằm phơi giữa sàn nhà. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được. Mặt mẹ sầm lại, mẹ nhìn tôi nghiêm khắc như muốn nói: “Lâm! Con hư quá, đã học kém mà lại còn nói dối ư?”… Rồi mẹ buồn bã, thẫn thờ đi vào bếp.
Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thanh Yên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)