Bài viết số 6 hay
Chia sẻ bởi Trần Hữu Quang |
Ngày 26/04/2019 |
81
Chia sẻ tài liệu: bài viết số 6 hay thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
(Đề gồm 01trang)
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN 10
(Thời gian 90 phút không kể thời gian giao phát đề)
Phần I. Đọc - hiểu ( 3,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
(…) Thật thế, phở đối với một hạng người, không còn là một món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện nước trà tươi…
Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong, rồi lại chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở: thật là cả một bài trí nên thơ.
Qua lần cửa kính ta đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có… Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói toả ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.
Trông mà thèm quá! Nhất là về mùa rét, có gió bấc thổi hiu hiu, mà thấy người ta ăn phở như thế, thì chính mình đứng ở ngoài cũng thấy ấm áp, ngon lành. Có ai lại đừng vào ăn cho được.
(Theo Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội)
Câu 1: Văn bản trên được tạo lập bởi kiểu văn bản nào?
Câu 2: Nêu nội dung văn bản?
Câu 3: Văn bản này có sinh động, hấp dẫn không? Vì sao?
Câu 4: Viết một đoạn văn thuyết minh đề tài tự chọn có sử dụng tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Phân tích phần một văn bản "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi ?
"Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xứng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.
(Theo SGK,Tr 17, Ngữ văn 10 tập 2, NXB giáo dục Việt Nam)
-
------------------------------------Hết------------------------------------
Họ và tên thí sinh:...........................................................Số báo danh:.............................................
Chữ ký của giám thị 1:......................................................................................................................
Chữ ký của giám thị 2:......................................................................................................................
Tiết 72 - 73:
Ngày soạn: 31 - 1 - 2016
Làm văn:
BÀI VIẾT SỐ 6: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC, TẠI LỚP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Kiến thức đọc – hiểu
- Kiến thức về nghị luận văn học
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu
- Rèn kĩ năng viết hay tạo lập văn bản có đủ bố cục 3 phần, có đủ liên kết về hình thức và nội dung.
- Kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý
- Kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận
- Vận dụng kiến thức xã hội
3. Thái độ: rèn thái độ tích cực trong việc hình thành năng lực
4. Năng lực cần hình thành: Từ việc thấy được năng lực, trình độ của Hs, Gv xác định được các ưu - nhược điểm của Hs để định hướng đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Các năng lực cần hình thành:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong đề bài
- Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân
- Năng lực giao tiếp
B. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
1. Giáo viên: Sgk, sgv và các tài liệu tham khảo, giáo án
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc và soạn bài.
3. Phương pháp: Kiểm tra chung
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
(Đề gồm 01trang)
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN 10
(Thời gian 90 phút không kể thời gian giao phát đề)
Phần I. Đọc - hiểu ( 3,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
(…) Thật thế, phở đối với một hạng người, không còn là một món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện nước trà tươi…
Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong, rồi lại chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở: thật là cả một bài trí nên thơ.
Qua lần cửa kính ta đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có… Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói toả ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.
Trông mà thèm quá! Nhất là về mùa rét, có gió bấc thổi hiu hiu, mà thấy người ta ăn phở như thế, thì chính mình đứng ở ngoài cũng thấy ấm áp, ngon lành. Có ai lại đừng vào ăn cho được.
(Theo Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội)
Câu 1: Văn bản trên được tạo lập bởi kiểu văn bản nào?
Câu 2: Nêu nội dung văn bản?
Câu 3: Văn bản này có sinh động, hấp dẫn không? Vì sao?
Câu 4: Viết một đoạn văn thuyết minh đề tài tự chọn có sử dụng tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Phân tích phần một văn bản "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi ?
"Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xứng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.
(Theo SGK,Tr 17, Ngữ văn 10 tập 2, NXB giáo dục Việt Nam)
-
------------------------------------Hết------------------------------------
Họ và tên thí sinh:...........................................................Số báo danh:.............................................
Chữ ký của giám thị 1:......................................................................................................................
Chữ ký của giám thị 2:......................................................................................................................
Tiết 72 - 73:
Ngày soạn: 31 - 1 - 2016
Làm văn:
BÀI VIẾT SỐ 6: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC, TẠI LỚP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Kiến thức đọc – hiểu
- Kiến thức về nghị luận văn học
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu
- Rèn kĩ năng viết hay tạo lập văn bản có đủ bố cục 3 phần, có đủ liên kết về hình thức và nội dung.
- Kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý
- Kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận
- Vận dụng kiến thức xã hội
3. Thái độ: rèn thái độ tích cực trong việc hình thành năng lực
4. Năng lực cần hình thành: Từ việc thấy được năng lực, trình độ của Hs, Gv xác định được các ưu - nhược điểm của Hs để định hướng đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Các năng lực cần hình thành:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong đề bài
- Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân
- Năng lực giao tiếp
B. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
1. Giáo viên: Sgk, sgv và các tài liệu tham khảo, giáo án
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc và soạn bài.
3. Phương pháp: Kiểm tra chung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Hữu Quang
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)