Bài viết số 5 lớp 11

Chia sẻ bởi Đỗ Xuân Quỳnh | Ngày 26/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: bài viết số 5 lớp 11 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

 Một truyện ngắn hay theo quan niệm truyền thống phải có cốt truyện đặc biệt được tạo ra bởi những tình huống éo le đầy kịch tính. Không đi theo lối mòn đó, truyện “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” của Thạch Lam chỉ là một chuyện tâm tình nhỏ nhẹ nhưng không vì thế mà ta có thể dễ dàng quên được tâm trạng thức đợi tàu của chị em Liên. Ngày lại ngày khi đêm về khuya, chuyến tàu từ Hà Nội về đi qua phố huyện vậy mà hai chị em Liên vẫn khắc khoải thao thức và nhẫn lại, hồi hộp chờ đợi được nhìn nó với bao vui buồn và hi vọng          Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Sáng tác của ông thiên về phản ánh hiện thực đời sống của tầng lớp người nghèo ở các phố huyện nhỏ và làng quê nghèo. Đọc những truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, “Dưới bóng hoàng lan”… nhất là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ta dễ dàng nhận ra một lối viết thật tinh tế cùng tấm lòng rất mực nhạy cảm và nhân hậu. Ở đó, ông chủ yếu đi sâu thể hiện những xúc cảm mong manh mơ hồ trong thế giới nội tâm nhân vật vì thế truyện ngắn của ông còn được ví như “một bài thơ trữ tình đượm buồn”.              Câu truyện được bắt đầu với những xao động trong tâm hồn hai đứa trẻ khi nghe tiếng trống thu không gọi chiều về trên phố huyện. Tiếp đó, màn đêm buông xuống, bóng tối “ngập đầy dần đôi mắt Liên”. Đêm tối như ôm trùm lên tất cả phố huyện và càng dày đặc mênh mông hơn khi nhà văn điểm vào đó những “hột sáng”, “quầng sáng” leo lét, lờ mờ và một chấm lửa nhỏ lơ lửng trôi đi trong đêm… Nổi bật lên giữa thế giới đầy bóng tối và sự tàn tạ của cảnh vật: chiều tàn, chợ tàn, chõng tàn… là cảnh sống lam lũ quẩn quanh của những đứa trẻ nhặt rác, mẹ con chị Tí với gánh hàng nước ế ẩm, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi điên và hai chị em Liên và An với gian hàng tạp hoá còm cõi, lèo tèo, xơ xác. Cuộc sống của hai chị em thật lay lắt, tẻ nhạt, ngày cũng như đêm cứ lặp đi lặp lại thật đơn điệu và buồn chán. Hai em như hai cái mầm non mọc trên mảnh đất cằn cỗi, bạc phếch.            Nhưng con người tự muôn đời nay luôn luôn sống trong khao khát và hi vọng những gì tươi sáng hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sống giữa phố huyện nghèo đầy bóng tối nhưng chị em Liên cũng như chừng ấy người nơi phố huyện vẫn luôn “mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Đó chính là lí do khiến chị em Liên đêm đêm vẫn cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua bởi chuyến tàu chỉ vụt qua nhưng đã mang đến cho họ một thế giới khác hẳn vừng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa trong gian hàng bác Siêu chứ không đơn thuần là vâng lời mẹ dặn để có thể bán thêm một ít hàng bởi “họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng”. Bởi lẽ đó mà Liên “dù buồn ngủ díu cả mắt vẫn cố thức, còn An “đã nằm xuống, mi mắt sắp sửa rơi xuống vẫn không quên dặn chị “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”.              Có lẽ bởi vậy mà chuyến tàu được nhà văn tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ theo trình tự thời gian, qua tâm trạng của hai chị em Liên và An. Khi đêm đã về khuya, Liên vẫn thao thức không ngủ cho tới lúc “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”. Liên đã reo lên “Dậy đi, An. Tàu đến rồi”. Chuyến tàu chỉ dừng lại trong giây lát rồi đi vào đêm tối mênh mông giống như một ánh sao băng lấp lánh bất chợt bay qua nền trời rồi vụt tắt, mang theo bao ước mơ và hoài bão đi tới nơi nào chẳng rõ vậy nên hai chị em Liên “vẫn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất hẳn sau rặng tre”.
          Chuyến tàu đêm nay không đông và kém sáng hơn mọi ngày nhưng Liên vẫn “lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng của ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”. Đó là hình ảnh của Hà Nội trong kí ức tuổi thơ, Hà Nội của những kỉ niệm đẹp mà bấy lâu nay chị em Liên vẫn tha thiết hướng về dù chỉ trong giây lát “theo dòng mơ tưởng”. Phải chăng những kỉ niệm tươi sáng thường in đậm và khắc sâu trong tâm hồn tuổi thơ giống như một chiếc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Xuân Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)