Bài viêt số 3 kt 15 phut
Chia sẻ bởi Đinh Trí Dũng |
Ngày 26/04/2019 |
53
Chia sẻ tài liệu: bài viêt số 3 kt 15 phut thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Trường THPT Tân Hưng
GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu
KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 3), MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
I. Mục tiêu
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học các bài từ tiết học thứ 32 đến tiết thứ 56 theo PPCT. Đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu văn bản và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
II. Hình thức
Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài.
III. Ma trận đề
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Đọc – hiểu
Phát hiện các chi tiết nghệ thuật của văn bản.
Hiểu được nội dung cảm hứng, cách xây dựng nhân vật và những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản.
Liên hệ thực tế đời sống, rút ra bài học cho bản thân.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3
30
4
40
3
30
4
10
100
IV. Đề kiểm tra
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
(Trích Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)
Câu 1 (3 điểm). Ta, tôi và thầy là những nhân vật nào trong truyện? Thiên lương có nghĩa là gì? Cụm từ ở đây được nhân vật dùng để nói về nơi nào?
Câu 2 (2 điểm). Khám phá của anh (chị) về câu văn Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...
Câu 3 (3 điểm). Thầy Quản đã được khuyên những gì?
Câu 4 (2 điểm). Quan niệm thẩm mĩ của tác giả qua đoạn văn trên?
V. Hướng dẫn chấm
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
Ta, tôi và thầy là những nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
Thiên lương là bản tính tốt của con người do trời phú cho.
Dùng cụm từ ở đây, nhân vật muốn nói tới chốn ngục tù dơ bẩn, đen tối, tàn bạo.
3
2
Về câu văn Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...
Câu hỏi tu từ kết hợp phép tu từ ẩn dụ (mùi thơm ở chậu mực)
Lời nói của Huấn Cao đầy ngụ ý, đầy sức gợi: mấy người thưởng thức được mùi thơm của mực? Hãy biết tìm trong mực, trong chữ hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là thiên lương đó thôi.
2
3
Huấn Cao khuyên thầy Quản:
Thay chốn ở, nên tìm về nhà quê mà ở.
Thoát khỏi cái nghề coi ngục.
Tiếp tục sở nguyện cao quý (chơi chữ) và giữ thiên lương cho lành vững.
3
4
Quan niệm thẩm mĩ của tác giả qua đoạn văn:
Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương. Trong môi trường của cái ác, cái xấu, cái đẹp khó có thể tồn tại vững bền.
Chơi chữ đâu chỉ là chuyện chữ nghĩa. Đó còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa.
2
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TTCM
GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu
KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 3), MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
I. Mục tiêu
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học các bài từ tiết học thứ 32 đến tiết thứ 56 theo PPCT. Đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu văn bản và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
II. Hình thức
Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài.
III. Ma trận đề
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Đọc – hiểu
Phát hiện các chi tiết nghệ thuật của văn bản.
Hiểu được nội dung cảm hứng, cách xây dựng nhân vật và những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản.
Liên hệ thực tế đời sống, rút ra bài học cho bản thân.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3
30
4
40
3
30
4
10
100
IV. Đề kiểm tra
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
(Trích Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)
Câu 1 (3 điểm). Ta, tôi và thầy là những nhân vật nào trong truyện? Thiên lương có nghĩa là gì? Cụm từ ở đây được nhân vật dùng để nói về nơi nào?
Câu 2 (2 điểm). Khám phá của anh (chị) về câu văn Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...
Câu 3 (3 điểm). Thầy Quản đã được khuyên những gì?
Câu 4 (2 điểm). Quan niệm thẩm mĩ của tác giả qua đoạn văn trên?
V. Hướng dẫn chấm
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
Ta, tôi và thầy là những nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
Thiên lương là bản tính tốt của con người do trời phú cho.
Dùng cụm từ ở đây, nhân vật muốn nói tới chốn ngục tù dơ bẩn, đen tối, tàn bạo.
3
2
Về câu văn Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...
Câu hỏi tu từ kết hợp phép tu từ ẩn dụ (mùi thơm ở chậu mực)
Lời nói của Huấn Cao đầy ngụ ý, đầy sức gợi: mấy người thưởng thức được mùi thơm của mực? Hãy biết tìm trong mực, trong chữ hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là thiên lương đó thôi.
2
3
Huấn Cao khuyên thầy Quản:
Thay chốn ở, nên tìm về nhà quê mà ở.
Thoát khỏi cái nghề coi ngục.
Tiếp tục sở nguyện cao quý (chơi chữ) và giữ thiên lương cho lành vững.
3
4
Quan niệm thẩm mĩ của tác giả qua đoạn văn:
Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương. Trong môi trường của cái ác, cái xấu, cái đẹp khó có thể tồn tại vững bền.
Chơi chữ đâu chỉ là chuyện chữ nghĩa. Đó còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa.
2
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TTCM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Trí Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)