Bài viết số 2 - lớp 11 (VA)
Chia sẻ bởi Trần Vân Anh |
Ngày 26/04/2019 |
55
Chia sẻ tài liệu: Bài viết số 2 - lớp 11 (VA) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT CAO BẰNG
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH
KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
NĂM HỌC 2013 – 2014
BÀI VIẾT SỐ 2 (HS làm bài ở nhà)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì I.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
- Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Đọc – hiểu văn bản văn học.
+ Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận trong thời gian quy định.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 1 - LỚP 11
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Làm văn
- Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản.
Nêu được sự nghiệp thơ văn của một tác giả văn học.
Viết bài văn nghị luận văn học về một hình tượng trong tác phẩm văn học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ: %
1
4.0
1
6.0
10 điểm
= 100%
Tổng cộng
1
10
10 điểm
= 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
SỞ GD&ĐT CAO BẰNG
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
NĂM HỌC 2013 - 2014
BÀI VIẾT SỐ 2 (HS làm bài ở nhà)
Câu 1 (2 điểm):
Trình bày những nét chính về sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 2 (6 điểm):
Vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
- Hết –
Câu
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1
1
2
Học sinh trình bày được 2 ý cơ bản sau:
Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa (dẫn chứng).
Lòng yêu nước thương dân (dẫn chứng).
1,0
1,0
2
1
2
3
4
5
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”; Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.
b. Thân bài: Cần đảm bảo các ý sau
- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó).
- Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược:
+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ).
+ Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ….treo dê bán chó).
+ Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ…)
- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:
+ Bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…).
+ Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt khoát (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Vân Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)