BÀI VIÉT SỐ 1 - VĂN 11 - HAY
Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hạnh |
Ngày 26/04/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: BÀI VIÉT SỐ 1 - VĂN 11 - HAY thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
NĂM HỌC 2017- 2018
ĐỀ CHẴN
Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc và trả lời những câu hỏi sau:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài nào? của ai?
Câu 2: Nghệ thuật của đoạn thơ trên? Tác dụng?
Câu 3: Câu: Vũ trụ nội mạc phi phận sự," được hiểu như thế nào?
Câu 4: Câu: ``Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng" được hiểu như thế nào?
Câu 5: Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được thể hiện như thế nào qua đoạn thơ trên?
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Tự tình( Bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
NĂM HỌC 2017- 2018
ĐỀ LẺ
Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc và trả lời những câu hỏi sau:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Èo sèo mặt nược buổi đò đông.
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài nào? của ai?
Câu 2: Nghệ thuật của hai câu:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Èo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu 3: Từ ngữ nào trong câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có giá trị miêu tả ngoại hình bà Tú? Ý nghĩa của hình ảnh đó?
Câu 4: Câu ``Nuôi đủ năm con với một chồng" diễn tả nỗi vất vả của bà Tú như thế nào?
Câu 5: Khái quát nội dung của đoạn thơ?
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Nhân cách nhà nho chân chính trong bài: "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ?
II. BÀI VIẾT SỐ 2: HS làm ở nhà
1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về nghị luận văn học đã học ở THCS và học kì II lớp 10.
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về nghị luận văn học để viết được bài văn nghị luận có nội dung kiểm tra kiến thức tổng hợp về người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
2. Hình thức kiểm tra
Hình thức: tự luận
Thời gian: bài viết ở nhà
3. Thiết lập ma trận
Xác định theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
Chọn những nội dung cần đánh giá theo các bước lập ma trận đề kiểm tra
Hình thành khung ma trận.
4. Khung ma trận đề kiểm tra - Ngữ văn 11
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Tổng số
I. Đọc – hiểu
- Trình bày thông tin về văn bản (thể loại, kết cấu)
- Hiểu đặc điểm thể loại.
Đánh giá được ý nghĩa của từng phần trong văn bản
Khái quát ý nghĩa của văn bản.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
1
0,5
5
1
0,75
7,5
2
1,0
10
1
0,75
7,5
Số câu: 5
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
II. Làm văn
Nhận biết được phạm vi, đối tượng, phương pháp.
Nêu được suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó trong tác phẩm văn học.
Triển khai vấn đề làm rõ suy nghĩ của mình.
Cách viết truyền cảm, chân thực về cảm xúc
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
1
10
2,5
25
2,5
25
1
10
Số câu: 1
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
Tổng số câu: 6
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số điểm: 3,25
Tỉ lệ: 32,5%
Số điểm:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)