Bài viết số 1 học kì 2 văn 11
Chia sẻ bởi Ngô Minh Quân |
Ngày 26/04/2019 |
191
Chia sẻ tài liệu: bài viết số 1 học kì 2 văn 11 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
đề 1: “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
Dân tộc ta từng tự hào về truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Thế nhưng cùng với sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp ấy lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Đó là “bệnh vô cảm” hay còn gọi là “makeno” (mặc kệ nó).
“Bệnh vô cảm” như một bệnh dịch lây lan trong toàn xã hội và rất nhiều người mắc phải, không nặng thì nhẹ. Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay nó đã trở thành một căn bệnh trầm kha khó chữa. Có thể nói thứ “vi rút” nguy hiểm của căn bệnh này đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi mà tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn có lối sống hiện đại.
Sự phát triển của xã hội ngày nay một mặt mang lại cuộc sống vật chất đầy đủ cho con người nhưng mặt khác nó lại làm nảy sinh tính ích kỉ, chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn “cái tôi” mà quên mất “cái ta”. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực… là những cám dỗ khiến con người đam mê đời sống vật chất mà coi nhẹ đời sống tinh thần. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hết cho hoàn cảnh khách quan. Với không ít người, “bệnh vô cảm” bắt nguồn từ tính ích kỉ, từ nhận thức hạn hẹp, lệch lạc.
“Bệnh vô cảm” có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Đó là sự thờ ơ trước niềm vui hoặc nỗi buồn của những người xung quanh hay thản nhiên trước một câu chuyện buồn trong sách báo hoặc trên phim ảnh. Nhưng đáng sợ hơn cả là thái độ lạnh lùng đến tàn nhẫn trước những đau thương, mất mát của đồng loại như trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai bão lụt… Trái tim của những kẻ mắc ‘bệnh vô cảm” không hề băn khoăn, rung động trước những gì liên quan tới lĩnh vực tinh thần. Họ không hiểu rằng lời mắng nhiếc, nhục mạ của họ sẽ khoét sâu nỗi đau trong lòng một đứa trẻ bất hạnh như thế nào. Một ánh mắt dửng dưng, khỉnh bỉ của họ trước một người khuyết tật sẽ làm tăng thêm mặc cảm và nỗi buồn khó nguôi ngoai.
“Bệnh vô cảm” còn biểu hiện qua thái độ dửng dưng hoặc cố tình né tránh khi chứng kiến người gặp nạn trên đường. Không ít kẻ vội vã bỏ đi, mặc kệ nạn nhân vì sợ mất thời gian, sợ liên lụy tới mình. Ở trường, ở lớp, “bệnh vô cảm” thể hiện qua thái độ thiếu quan tâm đối với các bạn yếu kém hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Vô cảm còn thể hiện trong cung cách ứng xử lạnh nhạt, thiếu hòa đồng với bạn bè và người thân. Điều đó dẫn tới sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ và ngày càng đẩy kẻ mắc “bệnh vô cảm” vào tình trạng cô độc, héo hắt về mặt tinh thần. Cuộc sống nhạt nhẽo của họ thực ra chỉ là sự tồn tại vô nghĩa mà thôi.
Câu chuyện ngụ ngôn Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại xuất hiện từ thuở xa xưa kể về một anh chàng khi nhà hàng xóm liền vách bị cháy mà vẫn thản nhiên kéo chăn trùm đầu nằm ngủ, còn tặc lưỡi tự nhủ là cháy nhà người khác chứ có phải cháy nhà mình đâu mà sợ! Rốt cuộc, lửa cháy lan sang nhà anh ta, mọi thứ tan thành tro bụi. Lúc đó, anh ta mới tỉnh ngộ, ân hận vò đầu, bứt tai kêu khóc. Thờ ơ, lạnh nhạt đến ích kỉ như thế là tự chuốc họa vào thân.
“Bệnh vô cảm” hiện nay khá phổ biến trong xã hội và biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Một thanh niên không nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt. Một học sinh lớn thấy một em nhỏ té ngã mà không đỡ dậy. Đường bị kẹt mà nhiều người cứ cố tình luồn lách, không biết nhường nhau, vi phạm luật lệ giao thông. Thấy người bị tai nạn mà không giúp đỡ. Quay lưng ngoảnh mặt trước tình cảnh đau thương của đồng bào bị thiên tai, bão lụt, trước số phận bất hạnh của hàng ngàn trẻ thơ mồ côi, người già không nơi nương tựa… Đó là thái độ
Dân tộc ta từng tự hào về truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Thế nhưng cùng với sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp ấy lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Đó là “bệnh vô cảm” hay còn gọi là “makeno” (mặc kệ nó).
“Bệnh vô cảm” như một bệnh dịch lây lan trong toàn xã hội và rất nhiều người mắc phải, không nặng thì nhẹ. Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay nó đã trở thành một căn bệnh trầm kha khó chữa. Có thể nói thứ “vi rút” nguy hiểm của căn bệnh này đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi mà tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn có lối sống hiện đại.
Sự phát triển của xã hội ngày nay một mặt mang lại cuộc sống vật chất đầy đủ cho con người nhưng mặt khác nó lại làm nảy sinh tính ích kỉ, chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn “cái tôi” mà quên mất “cái ta”. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực… là những cám dỗ khiến con người đam mê đời sống vật chất mà coi nhẹ đời sống tinh thần. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hết cho hoàn cảnh khách quan. Với không ít người, “bệnh vô cảm” bắt nguồn từ tính ích kỉ, từ nhận thức hạn hẹp, lệch lạc.
“Bệnh vô cảm” có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Đó là sự thờ ơ trước niềm vui hoặc nỗi buồn của những người xung quanh hay thản nhiên trước một câu chuyện buồn trong sách báo hoặc trên phim ảnh. Nhưng đáng sợ hơn cả là thái độ lạnh lùng đến tàn nhẫn trước những đau thương, mất mát của đồng loại như trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai bão lụt… Trái tim của những kẻ mắc ‘bệnh vô cảm” không hề băn khoăn, rung động trước những gì liên quan tới lĩnh vực tinh thần. Họ không hiểu rằng lời mắng nhiếc, nhục mạ của họ sẽ khoét sâu nỗi đau trong lòng một đứa trẻ bất hạnh như thế nào. Một ánh mắt dửng dưng, khỉnh bỉ của họ trước một người khuyết tật sẽ làm tăng thêm mặc cảm và nỗi buồn khó nguôi ngoai.
“Bệnh vô cảm” còn biểu hiện qua thái độ dửng dưng hoặc cố tình né tránh khi chứng kiến người gặp nạn trên đường. Không ít kẻ vội vã bỏ đi, mặc kệ nạn nhân vì sợ mất thời gian, sợ liên lụy tới mình. Ở trường, ở lớp, “bệnh vô cảm” thể hiện qua thái độ thiếu quan tâm đối với các bạn yếu kém hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Vô cảm còn thể hiện trong cung cách ứng xử lạnh nhạt, thiếu hòa đồng với bạn bè và người thân. Điều đó dẫn tới sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ và ngày càng đẩy kẻ mắc “bệnh vô cảm” vào tình trạng cô độc, héo hắt về mặt tinh thần. Cuộc sống nhạt nhẽo của họ thực ra chỉ là sự tồn tại vô nghĩa mà thôi.
Câu chuyện ngụ ngôn Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại xuất hiện từ thuở xa xưa kể về một anh chàng khi nhà hàng xóm liền vách bị cháy mà vẫn thản nhiên kéo chăn trùm đầu nằm ngủ, còn tặc lưỡi tự nhủ là cháy nhà người khác chứ có phải cháy nhà mình đâu mà sợ! Rốt cuộc, lửa cháy lan sang nhà anh ta, mọi thứ tan thành tro bụi. Lúc đó, anh ta mới tỉnh ngộ, ân hận vò đầu, bứt tai kêu khóc. Thờ ơ, lạnh nhạt đến ích kỉ như thế là tự chuốc họa vào thân.
“Bệnh vô cảm” hiện nay khá phổ biến trong xã hội và biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Một thanh niên không nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt. Một học sinh lớn thấy một em nhỏ té ngã mà không đỡ dậy. Đường bị kẹt mà nhiều người cứ cố tình luồn lách, không biết nhường nhau, vi phạm luật lệ giao thông. Thấy người bị tai nạn mà không giúp đỡ. Quay lưng ngoảnh mặt trước tình cảnh đau thương của đồng bào bị thiên tai, bão lụt, trước số phận bất hạnh của hàng ngàn trẻ thơ mồ côi, người già không nơi nương tựa… Đó là thái độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Minh Quân
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)