Bai viet so 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dần | Ngày 17/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: bai viet so 1 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian: 45 phút
Ngày kiểm tra: 9/10/2009


A - ĐỀ BÀI
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
* Câu 1 (2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng nhất.
1. Chủ đề của các truyện truyền thuyết đã học là gì?
A. Phản ảnh hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên,.
B. Tinh thần đoàn kết, chống xâm lược và lòng yêu chuộng hoà bình
C. Đề cao, suy tôn những người anh hùng dân tộc
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
2. Đặc sắc nghệ thuật chung và nổi bật nhất của các truyện truyền thuyết và cổ tích đã học là gì?
A. Có nhiều sự kiện và nhân vật B. Có liên quan đến sự thật lịch sử
C. Tính chất hoang đường, kì ảo D. Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, phóng đại
3. Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là gì?
A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam
B. Giải thích sự ra đời của nhà nước Văn Lang
C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc
D. Mọi người, mọi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều phải yêu thương nhau như anh em một nhà
4. Thánh Gióng được coi là biểu tượng của tinh thần dân tộc về:
A. lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống giặc ngoại xâm
B. sức mạnh thần kì của tinh thần yêu nước
C. sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy
D. đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
5. Trong truyện “SơnTinh, Thuỷ Tinh”, người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật tự nhiên như thế nào?
A. Nhận thức hiện thực bằng sự ghi chép chân thực
B. Nhận thức và giải thích hiện thực một cách khoa học đúng với bản chất của nó
C. Nhận thức và giải thích hiện thực bằng trí tưởng tượng phong phú
D. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế
6. Gươm thần mà Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì?
A. Sức mạnh của Long Quân B. Sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân
C. Sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn D. Sức mạnh của cá nhân Lê Lợi
7. Tại sao cô út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa?
A. Hiểu và coi trọng giá trị bên trong của Sọ Dừa B. Biết Sọ Dừa không phải là người xấu xí
C. Thương hại Sọ Dừa D. Cảm nhận được tương lai tốt đẹp của Sọ Dừa
8. Kết thúc có hậu của truyện “Thạch Sanh” được thể hiện qua chi tiết nào?
A. Thạch Sanh giết được chằn tinh
B. Thạch Sanh cứu được công chúa
C. Tiếng đàn của Thạch Sanh làm quân sĩ 18 nước xin hàng
D. Thạch Sanh lấy công chúa và được làm vua
* Câu 2 (1 điểm): Nối tên văn bản ở cột (A) với nội dung ở cột (B) sao cho phù hợp?
Tên văn bản (A)

Dấu ấn lịch sử (B)

1. Thánh Gióng

a. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo

2. Sự tích Hồ Gươm

b. Giặc Ân sang xâm lược nước ta

3. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

c. Nhà nước Văn Lang

4. Con Rồng, cháu Tiên

d. Nhân dân ta ngày Tết có tục làm bánh chưng, bánh giầy

5. Bánh chưng, bánh giầy



II - TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
* Câu 1 (2 điểm): Kết thúc truyện, Sọ Dừa trút bỏ lốt xấu xí, cùng cô Út hưởng hạnh phúc. Nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì qua kết thúc này?
* Câu 2 (5 điểm): Nêu các sự việc chính trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” và cho biết ý nghĩa của truyện?
B - ĐÁP ÁN:
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
* Câu 1 (2 điểm): Mỗi ý đúng chấm 0,2 điểm
Cụ thể:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

đ/án
D
C
D
A
C
B
A
D

* Câu 2 (1 điểm):
- Mỗi cặp nối đúng chấm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dần
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)