Bài viết Cảm thụ văn học cho HSG lớp 5.
Chia sẻ bởi Nguyễn Phú Thọ |
Ngày 10/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Bài viết Cảm thụ văn học cho HSG lớp 5. thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
CẢM THỤ VĂN Ở TIỂU HỌC
Bài 1:
“ Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước vên sông.”
(Quê hương - Đỗ Trung Quân )
Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của tác giả về quê hương qua đoạn thơ trên.
Bài làm: Vì yêu quê hương tha thiết- nơi chôn rau cắt rốn của mình nên tác giả đã kết nên những vần thơ giàu nhạc điệu, giàu chất trữ tình:
“ Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng”
Quả thật, những hình ảnh rất gần gũi và rất thân thương đã gắn bó và in đậm trong tâm hồn của tác giả tuổi ấu thơ trên quê hương.Đó là hình ảnh “ cánh diều biếc” thả trên đồng. Đó là hình ảnh “Con đò nhỏ” khua nước trên sông với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà sâu lắng.Có thể nói những sự vật gần gũi và thân quen trên quê hương đã trở thành những kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi thơ của tác giả.Qua đó ta cảm được tình cảm của tác giả đối với quê hương vô cùng sâu nặng.
Bài 2 :
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người .”
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy )
Trong đoạn thơ trên, tác giả đó sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói này hay ở chỗ nào ?
Bài làm: Bằng biện pháp nhân hoá, tác giả đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam:
“ Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm”
Phẩm chất đó càng được bộc lộ rõ nét đó là sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thương, che chở, quấn quýt bên nhau:
“Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người .”
Qua đó, tác giả muốn ca ngợi truyền thống yêu nước, thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Bài 3 :
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đó nhọn như trông là thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Đoạn thơ trên tác giả đó sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre? Trong đoạn thơ trên , hình ảnh nào em cho là đẹp nhất ? Vì sao ?
Bài làm: Bằng biện pháp nhân hoá, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam.Thông qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đó nhọn như trông là thường”
Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho con của cây tre :
“Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Bài 4:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
( Vàm Cỏ Đông – Hoàng Vũ )
Đọc đoạn thơ trên , em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào ?
Bài làm: Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Điều đó được thể hiện: Con sông ngày đêm hiền hoà, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây”
Và con sông cũng như lòng người mẹ, luôn chan chứa tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ, lo lắng cho con, cho tất cả mọi người:
“Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
Vẻ đẹp ấm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông quê hương.
Bài 5:
“ Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”
Bài 1:
“ Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước vên sông.”
(Quê hương - Đỗ Trung Quân )
Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của tác giả về quê hương qua đoạn thơ trên.
Bài làm: Vì yêu quê hương tha thiết- nơi chôn rau cắt rốn của mình nên tác giả đã kết nên những vần thơ giàu nhạc điệu, giàu chất trữ tình:
“ Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng”
Quả thật, những hình ảnh rất gần gũi và rất thân thương đã gắn bó và in đậm trong tâm hồn của tác giả tuổi ấu thơ trên quê hương.Đó là hình ảnh “ cánh diều biếc” thả trên đồng. Đó là hình ảnh “Con đò nhỏ” khua nước trên sông với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà sâu lắng.Có thể nói những sự vật gần gũi và thân quen trên quê hương đã trở thành những kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi thơ của tác giả.Qua đó ta cảm được tình cảm của tác giả đối với quê hương vô cùng sâu nặng.
Bài 2 :
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người .”
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy )
Trong đoạn thơ trên, tác giả đó sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói này hay ở chỗ nào ?
Bài làm: Bằng biện pháp nhân hoá, tác giả đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam:
“ Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm”
Phẩm chất đó càng được bộc lộ rõ nét đó là sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thương, che chở, quấn quýt bên nhau:
“Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người .”
Qua đó, tác giả muốn ca ngợi truyền thống yêu nước, thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Bài 3 :
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đó nhọn như trông là thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Đoạn thơ trên tác giả đó sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre? Trong đoạn thơ trên , hình ảnh nào em cho là đẹp nhất ? Vì sao ?
Bài làm: Bằng biện pháp nhân hoá, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam.Thông qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đó nhọn như trông là thường”
Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho con của cây tre :
“Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Bài 4:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
( Vàm Cỏ Đông – Hoàng Vũ )
Đọc đoạn thơ trên , em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào ?
Bài làm: Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Điều đó được thể hiện: Con sông ngày đêm hiền hoà, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây”
Và con sông cũng như lòng người mẹ, luôn chan chứa tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ, lo lắng cho con, cho tất cả mọi người:
“Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
Vẻ đẹp ấm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông quê hương.
Bài 5:
“ Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phú Thọ
Dung lượng: 55,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)