Bài về hiệu quả và tác dụng của kháng sinh trong chăn nuôi
Chia sẻ bởi Đặng Thị Hiền |
Ngày 01/05/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: bài về hiệu quả và tác dụng của kháng sinh trong chăn nuôi thuộc Power Point
Nội dung tài liệu:
Đề bài: Hiệu quả và cơ chế tác dụng của kháng sinh trong chăn nuôi.
Kháng sinh (antibiotics) là những chất được tạo ra bởi các sinh vật sống (nấm men, nấm mốc, vi khuẩn và một số loài thực vật) có đặc tính diệt vi khuẩn hoặc kìm hãm sự phát triển của chúng (Ensminger, 1990).
Năm 1909 nhà vật lý học người Đức (Paul Ehrlich) đã tạo ra một chất và đặt tên là Salvarsan dùng điều trị bệnh giang mai rất có hiệu quả. Năm 1928 Alexander Fleming -một nhà vi trùng học người Anh phát hiện ra penicillin. Bốn năm sau (1932) Gerhard Domagk (nhà vật lý học người Đức) phát hiện ra sulfanilamide. Năm 1944 Wakeman tìm ra streptomycine.
Việc phát hiện ra kháng sinh và các đặc tính của chúng đã tạo ra một cuộc cách mạng trong y học và cứu loài người thoát khởi nhiều thảm dịch do vi trùng gây ra. Trong chăn nuôi kháng sinh cũng đóng vai trò quan trọng, một kỷ nguyên mới của ngành chăn nuôi đã được mở ra khi kháng sinh được coi như một yếu tố không thể thiếu và đã tạo nên một bước đột phá về năng suất và hiệu quả chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới.
Hiệu quả của kháng sinh trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi, kháng sinh (KS) được sử dụng với 3 mục đích:
(1) Điều trị bệnh
(2) Phòng bệnh
(3) Dùng như chất kích thích sinh trưởng.
Tuỳ theo mục đích sử dụng mà liều lượng và phương thức sử dụng KS có khác nhau. Những lợi ích chính mà kháng sinh mang lại trong chăn nuôi:
Tăng năng suất sinh trưởng và sinh sản ở gia súc, gia cầm
Tăng hiệu quả sử dụng TA, làm cho vật nuôi thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi bất thường về cơ cấu và chủng loại nguyên liệu trong khẩu phần ăn
Nâng cao chất lượng sản phẩm (giảm tỷ lệ thịt mỡ, tăng tỷ lệ thịt nạc, làm cho thịt trở nên mềm hơn và không nhiễm mầm bệnh).
Phòng các bệnh mạn tính và ngăn chặn xẩy ra những dịch bệnh do vi trùng.
Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Cơ chế tác dụng của kháng sinh trong chăn nuôi:
2.1. Kiểm soát bệnh tật
KS có tác dụng ngăn chặn hoặc kìm hãm hoạt động của vi sinh vật (gây những bệnh dưới lâm sàng ở gia súc) và chính tác động kìm hãm này làm tăng tốc dộ sinh trưởng ở gia súc.
2.2. Tiết kiệm chất dinh dưỡng
Khi gia súc được ăn TA có KS, quần thể vi sinh vật trong đường tiêu hóa của gia súc thay đổi theo chiều hướng giảm các loài vi sinh vật cạnh tranh chất dinh dưỡng (chủ yếu là các vitamin và axit amin) với vật chủ và tăng số lượng loài vi sinh vật có khả năng tạo ra một số chất dinh dưỡng mà vật chủ cần.
2.3. Ảnh hưởng đến trao đổi chất
Theo thuyết này, bổ sung KS liều thấp làm tăng cường quá trình trao đổi chất và một số chức năng của cơ thể. Nhưng một số loại KS, dược phẩm không được hấp thu trong đường tiêu hoá nên những ảnh hưởng này không đáng kể.
2.4. Ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn và nước uống
Một số loại kháng sinh và dược phẩm khi bổ sung vào TA có tác dụng làm tăng khả năng thu nhận TA và tăng lượng nước uống vào hàng ngày ở vật nuôi.
2.5. Tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng
Thuyết này cho rằng, thành ruột non của những gia súc, gia cầm ăn TA, hoặc được tiêm những hợp chất có chứa KS thì trở nên mỏng hơn và do đó làm tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu một số chất dinh dưỡng.
Do mỗi loại KS có những đặc tính riêng nên kiểu tác động của chúng cũng rất đặc thù. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng KS trong TA chỉ có tác dụng rõ rệt khi gia súc được nuôi trong điều kiện vệ sinh kém, ô nhiễm (chất độc hại và mầm bệnh) và bị nhiều stress.
Kháng sinh (antibiotics) là những chất được tạo ra bởi các sinh vật sống (nấm men, nấm mốc, vi khuẩn và một số loài thực vật) có đặc tính diệt vi khuẩn hoặc kìm hãm sự phát triển của chúng (Ensminger, 1990).
Năm 1909 nhà vật lý học người Đức (Paul Ehrlich) đã tạo ra một chất và đặt tên là Salvarsan dùng điều trị bệnh giang mai rất có hiệu quả. Năm 1928 Alexander Fleming -một nhà vi trùng học người Anh phát hiện ra penicillin. Bốn năm sau (1932) Gerhard Domagk (nhà vật lý học người Đức) phát hiện ra sulfanilamide. Năm 1944 Wakeman tìm ra streptomycine.
Việc phát hiện ra kháng sinh và các đặc tính của chúng đã tạo ra một cuộc cách mạng trong y học và cứu loài người thoát khởi nhiều thảm dịch do vi trùng gây ra. Trong chăn nuôi kháng sinh cũng đóng vai trò quan trọng, một kỷ nguyên mới của ngành chăn nuôi đã được mở ra khi kháng sinh được coi như một yếu tố không thể thiếu và đã tạo nên một bước đột phá về năng suất và hiệu quả chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới.
Hiệu quả của kháng sinh trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi, kháng sinh (KS) được sử dụng với 3 mục đích:
(1) Điều trị bệnh
(2) Phòng bệnh
(3) Dùng như chất kích thích sinh trưởng.
Tuỳ theo mục đích sử dụng mà liều lượng và phương thức sử dụng KS có khác nhau. Những lợi ích chính mà kháng sinh mang lại trong chăn nuôi:
Tăng năng suất sinh trưởng và sinh sản ở gia súc, gia cầm
Tăng hiệu quả sử dụng TA, làm cho vật nuôi thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi bất thường về cơ cấu và chủng loại nguyên liệu trong khẩu phần ăn
Nâng cao chất lượng sản phẩm (giảm tỷ lệ thịt mỡ, tăng tỷ lệ thịt nạc, làm cho thịt trở nên mềm hơn và không nhiễm mầm bệnh).
Phòng các bệnh mạn tính và ngăn chặn xẩy ra những dịch bệnh do vi trùng.
Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Cơ chế tác dụng của kháng sinh trong chăn nuôi:
2.1. Kiểm soát bệnh tật
KS có tác dụng ngăn chặn hoặc kìm hãm hoạt động của vi sinh vật (gây những bệnh dưới lâm sàng ở gia súc) và chính tác động kìm hãm này làm tăng tốc dộ sinh trưởng ở gia súc.
2.2. Tiết kiệm chất dinh dưỡng
Khi gia súc được ăn TA có KS, quần thể vi sinh vật trong đường tiêu hóa của gia súc thay đổi theo chiều hướng giảm các loài vi sinh vật cạnh tranh chất dinh dưỡng (chủ yếu là các vitamin và axit amin) với vật chủ và tăng số lượng loài vi sinh vật có khả năng tạo ra một số chất dinh dưỡng mà vật chủ cần.
2.3. Ảnh hưởng đến trao đổi chất
Theo thuyết này, bổ sung KS liều thấp làm tăng cường quá trình trao đổi chất và một số chức năng của cơ thể. Nhưng một số loại KS, dược phẩm không được hấp thu trong đường tiêu hoá nên những ảnh hưởng này không đáng kể.
2.4. Ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn và nước uống
Một số loại kháng sinh và dược phẩm khi bổ sung vào TA có tác dụng làm tăng khả năng thu nhận TA và tăng lượng nước uống vào hàng ngày ở vật nuôi.
2.5. Tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng
Thuyết này cho rằng, thành ruột non của những gia súc, gia cầm ăn TA, hoặc được tiêm những hợp chất có chứa KS thì trở nên mỏng hơn và do đó làm tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu một số chất dinh dưỡng.
Do mỗi loại KS có những đặc tính riêng nên kiểu tác động của chúng cũng rất đặc thù. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng KS trong TA chỉ có tác dụng rõ rệt khi gia súc được nuôi trong điều kiện vệ sinh kém, ô nhiễm (chất độc hại và mầm bệnh) và bị nhiều stress.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thị Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)