Bài toán xếp ba lô

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 14/10/2018 | 215

Chia sẻ tài liệu: Bài toán xếp ba lô thuộc Các công cụ toán học

Nội dung tài liệu:

Bài toán xếp ba lô
I.- Giới thiệu :
1.1-Bài toán xếp ba lô (một số tài liệu ghi là “ bài toán cái túi”) là dạng bài toán tối ưu hóa tổ hợp. Bài toán được đặt tên từ vấn đề chọn những gì quan trọng có thể nhét vừa vào trong một cái túi (với giới hạn khối lượng) để mang theo trong một chuyến đi. Các bài toán tương tự thường xuất hiện trong kinh doanh, toán tổ hợp, lý thuyết độ phức tạp tính toán, mật mã học và toán ứng dụng.
1.2- Nội dung bài toán gốc
Một kẻ trộm đột nhập vào một cửa hiệu tìm thấy có n mặt hàng có trọng lượng và giá trị khác nhau, nhưng hắn chỉ mang theo một cái túi có sức chứa về trọng lượng tối đa là M. Vậy kẻ trộm nên bỏ vào ba lô những món nào và số lượng bao nhiêu để đạt giá trị cao nhất trong khả năng mà hắn có thể mang đi được.

Tổng quát :Ta có n loại đồ vật, x1, x 2, x 3,…. x n. Mỗi đồ vật x j có một giá trị pj và một khối lượng wj. Khối lượng tối đa mà ta có thể mang trong ba lô là C.

Đáp số của “bài toán xếp ba lô” là trả lờicâu hỏi "có thể đạt được một giá trị cao nhất là bao nhiêu theo phát biểu của bài toán".
II .- Lý giải các bài toán ba lô ( bằng toán thông thường )
2.1-Bài xếp ba lô dạng 0-1
Hạn chế số đồ vật thuộc mỗi loại là 0 (không được chọn) và 1 (được chọn).
Bài xếp ba lô 0-1 có thể được phát biểu bằng toán học như sau:
Cực đại hóa 
sao cho 
2.2-Bài xếp ba lô bị chặn hạn chế số đồ vật thuộc mỗi loại không được vượt quá một lượng nào đó.
Bài xếp ba lô bị chặn có thể được phát biểu bằng toán học như sau:
Cực đại hóa 
sao chp 

Ví dụ về một bài toán xếp ba lô giới hạn 1 chiều: chọn các hộp nào để làm cực đại lượng tiền trong khi giữ được tổng khối lượng dưới 15 kg? Bài toán đa chiều có thể xét đến khối lượng riêng và kích thước của các hộp, đó là bài toán xếp vali điển hình (packing problem). (Lời giải là chọn tất cả các hộp trừ hộp xanh lục.)

2.3-Bài xếp ba lô không bị chặn không có một hạn chế nào về số lượng đồ vật mỗi loại.
Một trường hợp đặc biệt của bài toán này nhận được nhiều quan tâm, đó là bài toán với các tính chất:
là một bài toán quyết định
là một bài toán 0/1
với mỗi đồ vật, chi phí bằng giá trị: C = V
Lưu ý rằng trong trường hợp đặc biệt này, bài toán tương đương với:
Cho một tập các số nguyên, tồn tại hay không một tập con có tổng đúng bằng C?
Hoặc nếu đồ vật được phép có chi phí âm và C được chọn bằng 0, bài toán có dạng:
Cho trước một tập các số nguyên, tồn tại hay không một tập con có tổng đúng bằng 0?
Trường hợp đặc biệt này được gọi là bài toán tổng các tập con (subset sum problem). Với một số lý do, trong ngành mật mã học, người ta thường dùng cụm từ "bài toán xếp ba lô" khi thực ra đang có ý nói về "bài toán tổng con".
Bài toán xếp ba lô thường được giải bằng quy hoạch động, tuy chưa có một thuật toán thời gian đa thức cho bài toán tổng quát. Cả bài xếp ba lô tổng quát và bài toán tổng con đều là các bài NP-khó, và điều này dẫn đến các cố gắng sử dụng tổng con làm cơ sở cho các hệ thống mật mã hóa khóa công khai, chẳng hạn Merkle-Hellman. Các cố gắng này thường dùng nhóm thay vì các số nguyên. Merkle-Hellman và một số thuật toán tương tự khác đã bị phá, do các bài toán tổng con cụ thể mà họ tạo ra thực ra lại giải được bằng các thuật toán thời gian đa thức.
Phiên bản bài toán quyết định của bài xếp ba lô được mô tả ở trên là NP-đầy đủ và trong thực tế là một trong 21 bài toán NP-đầy đủ của Karp.
2.4- Bài xếp ba lô dạng phân số
Với mỗi loại, có thể chọn một phần của nó (ví dụ: 1Kg bơ có thể được cắt ra thành nhiều phần để bỏ vào ba lô)
IV.- Cách lý giải bằng quy hoạch động
Bài toán xếp ba lô có thể được giải trong thời gian giả-đa thức bằng quy hoạch động.
Dưới đây là lời giải quy hoạch động cho bài toán xếp ba lô không bị chặn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 39,07KB| Lượt tài: 4
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)