Bài tìm hiểu biện pháp giảm thiếu khí thải trong GTVT và luyện kim

Chia sẻ bởi Hoàng Hải Anh | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Bài tìm hiểu biện pháp giảm thiếu khí thải trong GTVT và luyện kim thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU KHÍ THẢI TRONG CÁC LĨNH VỰC:

GIAO THÔNG VẬN TẢI
LUYỆN KIM
NHÓM 6
Danh sách nhóm:
1. Hoàng Hải Anh.
2. Hà Thị Chang.
3. Dương Đình Công.
4. Nguyễn Thị Hồng.
5. Lý Thị Hương.
6. Nguyễn Thị Ngọc 19/5.
7. Chu Thị Phượng.
8. Lê Thị Hồng Phượng.
9. Outdone Phataphone

Biện pháp giảm thiểu khí thải trong lĩnh vực luyện kim
Công nghiệp luyện gang thép
Công nghiệp luyện gang thép
Nguồn phát sinh
Các biện pháp giảm thiểu
Nguồn phát sinh ô nhiễm
Sản xuất gang thép thuộc ngành công nghiệp nặng, tiềm ẩn và chứa đựng các yếu tố độc hại. Công nghệ sản xuất gang, phôi thép, cán các sản phẩm thép phải qua nhiều công đoạn và sử dụng các loại nguyên nhiên liệu với khối lượng lớn như tài nguyên khoáng sản, hóa chất...


Dây chuyền sản xuất thép của Công ty cổ phần Sản xuất Thép Việt Đức
Khí và bụi thải
Công nghiệp luyện gang thép thải ra một lượng lớn khí thải. Hơi và sản phẩm phụ từ quá trình luyện cốc, nung kết và làm sạch kim loại gây ô nhiễm nặng môi trường không khí. Cụ thể các loại khí sinh ra từ quá trình này là oxit lưu huỳnh (SOx), oxit nitơ (NOx), và oxit các bon (CO, CO2) và các hạt lơ lửng. Với 1 tấn thép được sản xuất thì lượng phát thải trung bình như sau[1]:
1,5kg SOx;
1,2kg NOx;
15 đến 30kg hạt lơ lửng cho công nghệ lò thổi basic oxygene.
20 kg bụi trong quá trình nung kết
15 kg bụi trong quá trình cán thép
Tại Ấn Độ, qua số liệu thu thập từ 5 nhà máy luyện gang thép năm 2009-2010, người ta tính toán trung bình để luyện 1 tấn thép thành phẩm thì phát thải 1,4 đến 4,2 tấn CO2. Dự báo đến năm 2030, ngành công nghiệp luyện gang thép của Ấn Độ sẽ phát thải khoảng 800 triệu tấn CO2.
Một trường hợp điển hình khác có thể kể đến là tập đoàn luyện thép AK, là một trong những tập đoàn lớn có 8 nhà máy luyện thép ở nhiều tiểu bang khác nhau trên nước Mỹ. Năm 2009, tập đoàn AK đứng thứ 14 trong danh sách gây ô nhiễm không khí vì phát thải ra 136 tấn khí thải.
Khói và bụi phát sinh từ nhà máy luyện thép, Ấn Độ
Các biện pháp giảm thiểu khí thải trong quá trình luyện gang thép
Để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ngành thép Việt Nam cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về bảo vệ môi trường đối với sự phát triển. Các doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật liên quan về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
Cơ quan chức năng kiên quyết không phê duyệt những Dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu, không đảm bảo điều kiện môi trường; đồng thời trang bị đủ hệ thống thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất thép theo TCVN và tiêu chuẩn ISO 14000, cũng như phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường ở các đơn vị trong ngành gang thép. 
Mặt khác, phải củng cố và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường; chú trọng tổ chức đào tạo mới và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tăng cường hợp tác trong nước và ngoài nước về nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực thuộc lĩnh vực chuyên môn về bảo vệ môi trường. 
Một giải pháp quan trọng nữa là lựa chọn, áp dụng công nghệ khai thác, chế biến và sản xuất thép tiên tiến; chú trọng công nghệ "Sản xuất sạch hơn" tại một số đơn vị trọng điểm; đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, lấy việc phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải, hạn chế phát sinh gây tác động tiêu cực bằng việc sử dụng công nghệ ít tiêu tốn vật tư, nguyên nhiên liệu; kết hợp với biện pháp xử lý cuối nguồn để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; huy động nguồn vốn xã hội để đầu tư một số dự án trọng điểm và có hiệu quả cao; xây dựng danh mục các dự án để kêu gọi đầu tư. 
Giảm tiêu hao nhiên liệu trong sản xuất gang thép
Trong luyện gang giảm tiêu hao than cốc tới mức 500 ÷ 600 kg cốc/T HMT và than phun tới mức 90÷100 kg/T HMT; Cán thép giảm tiêu hao dầu dưới 20 lít/Tsp.
Đổi mới công nghệ và thay đổi nhiên liệu để giảm phát thải khí CO2: Đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ (lựa chọn công nghệ tiêu hao ít nhiên liệu, năng lượng, phát thải ít, thân thiện với môi trường, nâng cao tuổi thọ thiết bị, rút ngắn chu kỳ tạo sản phẩm…);
Sử dụng nhiên liệu sạch và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất gang, phôi thép và cán thép ở Việt Nam. Thay đổi nhiên liệu (từ dùng than sang dùng khí) và tăng cường sử dụng năng lượng có hiệu quả (sử dụng nhiệt dư, khí dư tái tạo năng lượng, bố trí hợp lý các thiết bị truyền động…).

Xử lý và nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào: Do chất lượng khoáng sản ở các mỏ khai thác khác nhau và chứa nhiều tạp chất có hại cho công nghệ luyện kim nên việc xử lý nguyên, nhiên liệu đầu vào cho từng công đoạn sản xuất luyện kim là hết sức quan trọng, không những thuận tiện cho công nghệ mà còn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiêu hao năng lượng cho quá trình công nghệ và giảm lượng phát thải KNK.
Xử lý nguyên, nhiên liệu cho quá trình luyện gang: 
Tăng chất lượng quặng (hàm lượng Fe) lên 1% thì giảm tỷ lệ than cốc được 2% và tăng sản lượng gang lên 3%. Như vậy, việc giảm tỷ lệ than cốc dùng cho luyện gang gián tiếp đã làm giảm phát thải KNK CO2 trong công nghệ luyện gang.
Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất gang thép: 
Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng (nhiệt năng, điện, khí…) giảm thiểu các tổn thất, lãng phí năng lượng trong từng công đoạn sản xuất luyện kim.
Cải tiến bổ sung các thiết bị phụ trợ, nguyên nhiên liệu phụ trợ nhằm tăng cường thúc đẩy nhanh các quá trình hoá lý luyện kim rút ngắn thời gian tạo sản phẩm bằng cách: Bổ sung mỏ đốt cho lò điện EAF; Sử dụng loại mỏ đốt tái sinh cho lò nung phôi kết hợp với hệ thống buồng tích/hoàn nhiệt; Phun than antraxit bột vào lò cao, kết hợp với làm giầu gió bằng ôxy để giảm tiêu hao than coke…
Sử dụng khí thải và nhiệt dư trong sản xuất gang và luyện coke cho sản xuất phôi thép
Tận dụng nhiệt dư của khí thải với mục đích sấy nguyên vật liệu để rút ngắn các quá trình nâng nhiệt trong sản xuất luyện kim. Việc tận dụng nhiệt dư từ khí thải ở Việt Nam đã được một số nhà máy áp dụng (tại lò CONSTEEL của Công ty thép Việt, lò DANARC PLUS tại Công ty thép Miền Nam);
Tái sử dụng khí thải trong quá trình luyện kim làm nhiên liệu (nung, đốt) cho các công đoạn nội bộ nhà máy hoặc cấp cho các hộ ngoài sử dụng
Ngành thép Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện chiến lược, chương trình hành động nhằm mục tiêu phát triển ngành sản xuất gang thép và BVMT bền vững. Trước tiên, phải chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao hiểu biết, không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành mà còn phải kết hợp với các giải pháp kỹ thuật thuộc ngành khác có liên quan như: khoa học khí hậu, năng lượng, giao thông, môi trường… Lựa chọn giải pháp công nghệ mới phù hợp cho sản xuất gang thép, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giải pháp phát triển kinh tế với BVMT nhằm giảm lượng phát thải KNK, ứng phó kịp thời với sự BĐKH
Lĩnh vực giao thông vận tải
Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động GTVT gây ra tại Việt Nam
Các hoạt động gây ô nhiễm không khí trong GTVT
Các giải pháp đang triển khai nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí
Các giải pháp khác
Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động GTVT gây ra tại Việt Nam
Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học tại các trung tâm nghiên cứu môi trường của Đại học Yale và Đại học Columbia ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu chỉ số hiệu suất môi trường (Environmental Performance Index - EPI) ở 132 quốc gia, kết quả cho thấy Việt Nam được xếp hạng thứ 79 trong danh sách này. Trên cơ sở tiêu chuẩn cho phép của thế giới về đánh giá chất lượng không khí (Air Quality Index- AQI), nếu mức độ sạch của không khí từ 150-200 điểm thì đã bị coi là ô nhiễm, từ 201-300 thì coi là cực kỳ cấp bách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Trong khi đó, tại Việt Nam, hai khu vực ô nhiễm nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số AIQ trong ngày ở mức 122-178. Còn vào các khung giờ cao điểm, khi xảy ra các vụ ùn tắc hoặc ùn ứ giao thông thì chỉ số AIQ trên địa bàn các đô thị lớn phải lên tới trên 200. Điều đó cho thấy Việt Nam đang đứng ở ngưỡng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, gây ra những hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe của người dân.
Cũng theo khảo sát về chỉ số EPI, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số chất lượng không khí thấp nhất (đứng thứ 123) và được dự đoán có thể rơi xuống vị trí thứ 125 trong tương lai gần. Đây là một thông tin đáng báo động với môi trường không khí ở nước ta hiện nay.
Hiện nay, với sự phát triển chóng mặt của các đô thị, các phương tiện tham gia giao thông trên đường cũng ngày càng gia tăng.
Và trong quá trình hoạt động đó thì các phương tiện giao thông đã thải ra môi trường bên ngoài rất nhiều loại khí thải độc hại. Trong đó phương tiện tiêu thụ xăng là nguồn phát thải nhiều khí ô nhiễm như CO2, CO, NOx, hơi CmHn, bụi chì, benzen và bụi PM 2,5 còn các phương tiện sử dụng dầu diesel lại là nguồn chủ yếu phát thải các tác nhân gây ô nhiễm như bụi PM10 và PM 2,5; các khí thải CO2, CO, SO2, NOx.Tùy theo từng loại động cơ và nhiên liệu mà khối lượng các chất thải độc hại chiếm tỷ lệ khác nhau trong khí xả. Những loại khí này gây ô nhiễm môi trường không khí một cách nghiêm trọng đồng thời ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Hệ số phát thải chất gây ô nhiễm của các phương tiện giao thông.
Các hoạt động gây ÔNMTKK

CÁC HOẠT ĐỘNG
GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG GTVT
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CƠ SỞ
CÔNG NGHIỆP GTVT
CÁC HOẠT ĐỘNG GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG GTVT
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình đô thị hóa. Đô thị càng phát triển thì số lượng phương tiện GTVT lưu hành trong đô thị càng tăng nhanh. Đây là áp lực rất lớn đối với môi trường không khí đô thị. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), ước tính cho thấy, hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs. Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau. Hàm lượng bụi siêu vi PM10, PM2.5 có đến 57% sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ trong hoạt động GTVT.

HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI
Tiêu thụ năng lượng cho GTVT:
- Chiếm 30% tổng nhu cầu năng lượng quốc gia
- Chiếm 60% tổng tiêu thụ nhiên liệu
- Gia tăng 10%/năm trong thập kỷ vừa qua

- Vận tải đường bộ tiêu thụ năng lượng lớn nhất, chiếm khoảng 68% tổng nhiêu liệu ngành GTVT.
- 90% nhiên liệu cho GTVT là xăng và dầu diesel.
Nguồn: PREE_Vietnam 2009
Tiêu thụ năng lượng cho giao thông vận tải
Tiêu thụ năng lượng cho giao thông vận tải
Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam những năm qua và dự báo cho đến năm 2025

Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006-2015 - Định hướng đến năm 2025, Bộ Công nghiệp, 7/2007
Tốc độ bình quân: 15,2%/năm, xe gắn máy 15,56%, ôtô 10,9%.
Tăng trưởng phương tiện
TP Hồ Chí Minh chiếm tới 15%, còn ở Hà Nội chiếm tới 8,45% tổng số xe
máy đăng ký trên cả nước.
Ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại các đô thị lớn (đặc biệt tại HN và Tp. HCM)
Tăng trưởng phương tiện
Tỷ lệ phương tiện không đạt mức tiêu chuẩn khí thải khi kiểm tra (khảo sát năm 2007 – đo ở chế độ không tải)
Chất lượng các phương tiện giao thông gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GTVT
Hoạt động thi công xây dựng và sửa chữa công trình cùng với đường xá mất vệ sinh là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nặng về bụi lơ lửng

Nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh nên ở tất cả các đô thị đều có nhiều công trường xây dựng đang hoạt động (xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đường xá, vận chuyển nguyên vật liệu) và phát sinh rất nhiều bụi, bao gồm cả bụi nặng và bụi lở lửng, làm cho môi trường không khí đô thị bị ô nhiễm bụi nặng nề. Rác thải không được thu gom hết, đường xá mất vệ sinh, tồn đọng lớp bụi dày trên mặt đường, xe chạy cuốn bụi lên và khuếch tán bụi ra khắp đường phố. (bụi cuốn theo)


Ô nhiễm bụi do các công trình xây dựng
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP GTVT
Cũng như các cơ sở sản xuất, dịch vụ khác, hoạt động của các cơ sở công nghiệp GTVT cũng làm phát sinh các loại chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Các loại chất thải chủ yếu từ hoạt động công nghiệp GTVT là kim loại nặng, phế liệu chứa polyme, cao su và chất thải lẫn dầu, mỡ, sơn.
Các biện pháp đang thực hiện
Đối với bụi nói riêng:
Với bụi cuốn theo: Các giải pháp đang được thực hiện:
Tất cả các xe tải sau khi ra khỏi công trường xây dựng, các bãi khai thác phải được rửa sạch bùn đất.
Các công trình xây dựng trong thành phố đều phải che chắn kỹ.
Các xe chở đất cát, vật liệu xây dựng đều phải có tấm che.
Các xe rửa đường của công ty môi trường đo thị hoạt động ngày 2 lần.
Bụi phát thải từ đốt nhiên liệu trong các phương tiện giao thông:
Để kiểm soát được bụi này thì các biện pháp chủ yếu là giảm phát thải tại nguồn.


Các biện pháp đang thực hiện để giảm khí thải nói chung:
Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới
(Quyết định 49/2011/QĐ-TTg)
Đối với xe mô tô hai bánh, áp dụng Euro 3 từ 1/1/2017
Đối với xe ô tô, áp dụng Euro 4 từ 1/1/2017 và Euro 5 từ 1/1/2022
thắt chặt mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu đã qua sử dụng và xe cơ giới đang lưu hành tại 5 thành phố lớn từ 01/7/2006 (mở rộng ra cả nước từ 01/7/2008).
Tăng cường kiểm soát khí thải lưu động trên đường.
Xây dựng mạng lưới các trạm kiểm định xe ô tô trên cả nước: 105 trạm phân bố khắp cả nước
Xây dựng trung tâm thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (netc) để thử nghiệm khí thải phục vụ phê duyệt kiểu loại xe.
Cải tạo quy hoạch hệ thống giao thông đô thị sao cho đáp ứng các chỉ tiêu: Tỷ lệ diện tích giao thông động đạt 15-20% tổng diện tích xây dựng đô thị, tỷ lệ diện tích giao thông tĩnh đạt 3-6%, mật độ đường đạt khoảng 6km/1km2;

Phát triển giao thông công cộng (đạt trên 40%), giao thông đi bộ và đi xe đạp trong thành phố

Khuyến khích xe cộ sử dụng nhiên liệu sạch hơn (xe chạy bằng khí hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên nén (CNG), ethanol, dầu sinh học) và xe điện.

Cấm hoặc giảm lượng xe cá nhân chạy ở khu vực trung tâm thành phố, chỉ dành cho người đi bộ và xe công cộng.
Các biện pháp đang thực hiện
Các biện pháp đang thực hiện
Từ ngày 1/1/2018 xăng sinh học E5 chính thức thay thế xăng Ron 92
Xăng E5 được pha chế từ 95% xăng A92 và 5% ethanol khan (99,5%), thành phần 5% ethanol có trong xăng sinh học thực chất là cồn công nghiệp.
Do ethanol có trị số octane (RON) cao tới 108 - 109 nên khi pha vào xăng sẽ làm tăng trị số octane (tăng khả năng chống kích nổ của nhiên liệu). Thêm vào đó, với hàm lượng ô xy cao hơn xăng thông dụng, giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn, tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu phát thải các chất độc hại trong khí thải động cơ (CO và HC)
Kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông
Thực hiện kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố theo Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Phát triển hệ thống xe bus nhanh BRT
CÁC BIỆN PHÁP KHÁC
Trồng cây xanh hai bên đường để hạn chế sự phát tán của khí thải ra các khu xung quanh.
Chạy xe với tốc độ ổn định, không thường xuyên tăng giảm tốc đột ngột.
Sử dụng các loại xe chạy bằng điện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Hải Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)