BAI TIEU LUAN XH

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hà | Ngày 26/04/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: BAI TIEU LUAN XH thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Đề tài: Thành tựu đổi mới về nông nghiệp ở Việt Nam.

Kể từ năm 1981 đến nay, sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới về ruộng đất và nông nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến dài và vững chắc, góp phần phát triển đất nước, ổn định tình hình chính trị, xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
1. Thực trạng nông nghiệp Việt Nam trước đổi mới
Trước khi đổi mới nền kinh tế Việt Nam nông nghiệp ở Việt Nam chưa được chú ý đúng mức. Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu rrqwqcủa sản xuất nông nghiệp nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của nông dân – chủ thể của quá trình sản xuất nông nghiệp. Vào thời kỳ này ruộng đất được tập thể hóa và đặt dưới sự quản lí của các hợp tác xã nông nghiệp – được hình thành trên cơ sở thực hiện đường lối tập thể hóa của Nhà Nước từ năm 1958. Với tư cách đại diện cho thành phần kinh tế tập thể, quản lí phần lớn đất đai, lao động nông nghiệp và cung cấp phần lớn nông sản cho xã hội, hợp tác xã là đơn vị kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp, thu hút đại bộ phận nông dân tham gia. Tính đến thời điểm năm 1980, riêng miền Bắc đã có 11.088 hợp tác xã nông nghiệp, thu hút 99,6% tổng số hộ nông dân. Tính chung cả nước con số đó là 12.606 và 65,6%. Tuy nhiên, phương thức quản lý tập trung quan liêu bao cấp ngày càng bộc lộ những vấn đề bất hợp lý, mô hình tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp đã không đem lại hiệu quả như mong muốn. Cơ chế quản lý cũ đã trói buộc sức sản xuất, triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
Chế độ phân phối theo công điểm làm cho người nông dân chỉ quan tâm đến số lượng công điểm mà không chú ý đến chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất. Vì thế trong thời kỳ này sản xuất nông nghiệp hầu như giẫm chân tai chỗ mà biểu hiện rõ nhất là sự giảm sút cả về năng suất lẫn sản lượng nông nghiệp. Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã thực sự rơi vào tình trạng khủng hoảng. Theo số liệu điều tra năm 1974, do bị lấn chiếm, sử dụng tùy tiện nên diện tích đất canh tác đã bị giảm 3,6% so với thời kỳ 1961 – 1965, chi phí sản xuất tăng vọt (75%) trong khi thu nhập bình quân của các hợp tác xã chỉ tăng 23,7%, chăn nuôi thua lỗ 10%. Tình trạng “lãi không đủ bù lỗ” đó khiến cho mức thu nhập của xã viên từ kinh tế tập thể của hợp tác xã quá thấp, không đủ sinh sống. Mức lương thực bình quân tính trên đầu người liên tục giảm từ 304,9 kg thời kỳ 1961 – 1965 xuống còn 252,8kg (1966- 1975) trong khi nghĩa vụ đóng góp lương thực thực phẩm cho hợp tác xã và nhà nước ngày càng nhiều Thu nhập của xã viên vốn đã thấp lại còn giảm sút. Trong 5 năm (1976 – 1980) bình quân lương thực 1 khẩu/ tháng ở các tỉnh miền Bắc giảm đến mức không đủ cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân: năm 1976: 15,4kg, 1977:12,0kg, 1978: 11,6kg, 1979: 11,9kg, 1980: 10,04kg. [tr.47]. Thực trạng đó đã làm xã viên không còn thiết tha với công việc của hợp tác xã, dẫn đến hậu quả là số hợp tác xã bị tan vỡ ngày càng tăng lên. Đến cuối năm 1973, toàn miền Bắc có 1. 098 hợp tác xã tan vỡ [ tr.63- 64], nhiều hợp tác xã chỉ tồn tại về mặt hình thức.
Nông nghiệp Việt Nam đứng trước một thử thách rất lớn. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng đã trở thành một nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi phải được đáp ứng kịp thời để đưa nền nông nghiệp thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển.
2. Những chính sách đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn.
Để đáp ứng yêu cầu cấp bách trên, ngày 13- 1- 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 100/CT- TƯ (gọi tắt là khoán 100) chính thức thi hành cơ chế khoản sản phẩm đến nhóm và người lao động. Có thể coi đây là khâu đột phá đầu tiên, một giải pháp mang tình thế, khắc phục tình trạng khủng hoảng của toàn bộ nền kinh tế. Sở dĩ đây chỉ là biện pháp tình thế bởi cơ chế khoán sản phẩm theo tinh thần của Chỉ thị 100 vẫn dựa trên chế độ sở hữu tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)