Bài tiểu luận tiếng Việt (Số từ)

Chia sẻ bởi Thuy Hang Quach | Ngày 19/03/2024 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài tiểu luận tiếng Việt (Số từ) thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

TÊN CÁC THÀNH VIÊN:
Lê Thị Thu Dịu.
Quách Thúy Hằng.
Nguyễn Cao Thùy Linh.
Lê Hoàng Kiều My.
Nguyễn Thị Huỳnh Như.
Vy Thị Thanh Thúy.



MỤC LỤC
Đặc điểm và phân loại số từ:
Đặc điểm 2
Phân loại 3
Phân biệt số từ với:
Danh từ số lượng 4
Tính từ chỉ tính chất về lượng 5
Danh từ tổng hợp trong ý nghĩa tự thân biểu thị số lượng nhiều sự vật 7
Các từ những, các, mỗi, từng, mọi,... 8
Những từ thay thế có ý nghĩa số lượng mấy, bấy nhiêu, bao nhiêu, bao,... 11









Mục đích viết tiểu luận:
Nhằm để cho sinh viên học tiếng Việt trong ngành ngôn ngữ nói chung và sinh viên ngành Tiểu học nói riêng hiểu rõ hơn về hệ thống từ loại tiếng Việt; thuận tiện hơn trong việc học tập và nghiên cứu đặc điểm, tính chất phân loại của số từ với các từ có ý nghĩa số lượng, thuộc các từ loại khác như danh từ, tính từ, phụ từ, đại từ,... nên chúng tôi thuộc nhóm 5 của lớp ĐH Tiểu học A – K2 tiến hành thực hiện đề tài này.
Phương pháp nghiên cứu:
Phỏng vấn.
Tra cứu tài liệu.
Tổng hợp phân tích dữ liệu.
Suy nghĩ đưa ra những nhận xét, đánh giá cho từng mục trong tiểu luận.
Viết những nghiên cứu của mình vào bài tiểu luận.
Nội dung:
Phân biệt số từ với các từ có ý nghĩa số lượng
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI SỐ TỪ:
Đặc điểm:
Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
Ví dụ: Một canh...hai canh...lại ba canh
Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh"
 (Không ngủ được - Hồ Chí Minh)
Số từ thường dùng kèm với danh từ biểu thị số lượng sự vật ở danh từ.
Khi kết hợp với từ loại khác như động từ, tính từ, số từ cùng các từ đó tạo thành những quán ngữ có cách dùng đặc biệt.
Chức vụ cú pháp: Trong câu, số từ có thể đảm nhận vai trò một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ (Ví dụ: + Nước Việt Nam là một.+ Nhất nước, nhì phân. + Ta là một, là riêng, là thứ nhất...) và có thể một mình làm thành câu đặc biệt (Ví dụ: Một! Hai!...) nhưng không phổ biến.
Ngoài ra, số từ còn được dùng như 1 yếu tố liên kết cấp câu: liên kết câu chứa nó với các câu sau góp phần tạo mạch lạc cho ngôn bản hoặc văn bản. Ví dụ: một là, hai là...; thứ nhất, thứ hai…
Phân loại: Theo ý nghĩa và cách dùng, có thể phân biệt hai loại nhỏ số từ:
Số từ xác định:
Số từ có ý nghĩa số xác định: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy,… trăm, triệu v.v...
Số từ xác định dùng đặt trước danh từ, biểu thị số lượng sự vật hoặc số lượng đơn vị sự vật (còn gọi là số từ chỉ lượng).
Ví dụ: năm ngôi nhà
năm nhà
năm em học sinh...
Số từ xác định dùng đặt sau danh từ, biểu thị số thứ tự (số hạng) hay số liệu, hoặc chỉ đặc điểm về tổ chức, cấu tạo sự vật nêu ở danh từ (còn gọi là số từ chỉ thứ tự).
Ví dụ: năm 2013
nhà (số) 39
con (thứ) hai
mâm thứ năm
mâm năm
giường một
Số từ xác định dùng đặt sau động từ, biểu thị số lượng sự vật (danh từ chỉ sự vật bị lược bỏ).
Ví dụ: (mâm này) ngồi năm (danh từ lược bỏ: người)
(trâu đứng) ăn năm (danh từ lược bỏ: bó cỏ)
(trâu nằm) ăn ba (danh từ lược bỏ: bó cỏ)
Số từ không xác định:
Tiếng Việt sử dụng 3 số từ áng chừng cơ bản: vài, dăm, mươi.
vài (với ý nghĩa tương đương hai là số từ chính xác)
dăm (với ý nghĩa tương đương năm là số từ chính xác)
mươi (với ý nghĩa tương đương mười là số từ chính xác)
Để tạo ra những số đếm áng chừng khác, người ta kết hợp chúng với các số từ xác định,
ví dụ: vài ba, dăm ba, dăm bảy, mươi lăm, vài mươi, dăm trăm, mươi nghìn. Riêng đối với số đếm áng chừng thập phân, trong khẩu ngữ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thuy Hang Quach
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)