Bài tiểu luận khảo sát Bò sát ở Vườn quốc gia Ba Vì

Chia sẻ bởi vũ thị thảo | Ngày 19/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: bài tiểu luận khảo sát Bò sát ở Vườn quốc gia Ba Vì thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

Phần I: Mở Đầu
Lý do chọn đề tài:
Bò sát là nhóm Động vật có xương sống đầu tiên thích nghi với đời sống trên cạn hoàn toàn. Chúng cũng như nhiều động vật khác trong tự nhiên là một mắt xích rất quan trọng trong mạng lưới thức ăn của quần xã, góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học, điều chỉnh sự cân bằng trong hệ sinh thái. Với Bò sát, chúng cũng có vai trò quan trọng trong tự nhiên, trong sự phát triển kinh tế-xã hội của loài người.
Đa số các loài Bò sát có khả năng tiêu diệt côn trùng, thân mềm, gặm nhấm gây hại trong nông nghiệp, những vật chủ trung gian lây truyền bệnh cho con người và gia súc. Ngược lại, nhiều loài Bò sát là nguồn thức ăn cho các nhóm động vật khác như chim, thú và cả các loại Bò sát lớn.
Nhiều loài Bò sát làm thực phẩm giá trị đối với sức khỏe của con người như: rùa, ba ba, rắn, các loài trăn… Đặc biệt thịt rùa, ba ba, vích, đồi mồi là thực phẩm đặc sản cao cấp. Không những vậy, chúng còn là nguyên liệu để bào chế ra những dược liệu quý chữa bệnh như bện suy nhược thần kinh, bồi bổ cơ thể, bệnh còi xương ở trẻ em… Trong phòng thí nghiệm thì Bò sát là một đối tượng nghiên cứu.
Mặc dù Bò sát có những ý nghĩa kinh tế rất lớn nhưng việc khai thác chúng hiện nay vẫn chưa có kế hoạch, quy mô khai thác đúng mức dẫn đến việc nhiều loài đang ở mức nguy cơ tuyệt chủng gần như hoàn toàn, làm giảm đáng kể về số lượng loài Bò sát trong tự nhiên.
Vườn quốc gia Ba Vì là vùng núi trung bình và thấp, đồi tiếp giáp với vùng bán sơn địa. Có độ dốc khá lớn, sườn phía Tây đổ xuống sông Đà dốc hơn sườn phia Tây Bắc và Đông Nam. Khu vực này có khí hậu phong phú và đa dạng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh khí hậu đặc thù. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm với 2 mùa điển hình là mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh, lượng mưa trung bình hằng năm tương đối cao và không đồng đều.[9]
Do vậy, nhờ các đặc điểm địa hình và sự phân tính của khí hậu đó đã tạo nên sự phong phú đa dạng về thành phần loài, sự phân bố và nơi sinh sống cùng với những đặc điểm thích nghi phù hợp với môi trường của các loài Bò sát ở Ba Vì. Việc nghiên cứu khu hệ Bò Sát ở Việt Nam nhìn chung mới chỉ được thực hiện ở các khu bảo tồn, rừng quốc gia và một số tỉnh trên diện rộng. Ở Ba Vì chưa có công trình nào công bố về thành phần loài, sự phân bố của Bò Sát.
Do đó, việc nghiên cứu Bò Sát ở vườn quốc gia Ba Vì là hết sức cần thiết, nhằm duy trì sự đa dạng sinh học của khu vực này, làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo tồn phát triển các loài động vật trong tự nhiên mà hơn hết là Bò Sát. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu về Bò Sát ở vườn quốc gia Ba Vì”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu Bò sát ở vườn quốc gia Ba Vì làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát triển các thành phần loài, điều kiện sống của chúng. Từ đó sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên Bò Sát trong sự phát triển kinh tế- xã hội.
Nội dung nghiên cứu:
-Khảo sát và xác định thành phần loài Bò sát ở vườn quốc gia Ba Vì.
-Phân tích đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh sản của một số loài phổ biến tại khu vực nghiên cứu.
-Tìm hiểu tình hình khai thác để đề xuất việc sử dụng hợp lý và các biện pháp bảo vệ Bò sát tại khu vực nghiên cứu.
-Xác định những loài quý hiếm của vùng và hiện trạng của chúng.










Phần 2: Tổng quan tài liệu
Lịch sử nghiên cứu Bò sát ở Việt Nam
Việt Nam được biết như một đất nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao và mang tính đặc hữu, đặc biệt là các loài Bò sát. Từ thế kỷ XX đến nay, việc nghiên cứu đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo thời gian, việc nghiên cứu ngày càng được quan tâm nhiều hơn và mở rộng ra nhiều hướng mới. Lich sử nghiên cứu có thể được chia làm 3 thời kỳ như sau:
Thời kỳ trước 1954:[5]
Thời kỳ này, phần lớn các nghiên cứu do các tác giả người nước ngoài thực hiện. Năm 1878, J.Andeson mô tả một số loài Bò sát ở Bắc bộ. G.Bouleger nghiên cứu Bò sát vùng Myanma ở Anh, trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vũ thị thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)