Bài: Tiến trình văn hóa Việt Nam giai đoạn thiên niên kỷ đầu công nguyên

Chia sẻ bởi Nguyễn Quynh Trang | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài: Tiến trình văn hóa Việt Nam giai đoạn thiên niên kỷ đầu công nguyên thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ VIỆT NAM
II.VĂN HOÁ VIỆT NAM THIÊN NIÊN KỶ ĐẦU CÔNG NGUYÊN
I.VĂN HOÁ ÂU LẠC ( VĂN LANG)
THEO TRUYỀN THUYẾT:
Lạc Long Quân là dòng dõi thần Nông, lấy con gái Đế Lai là A�u Cơ, sinh hạ được 100 người con trai; 50 người theo cha về Nam Hải; 50 người theo mẹ lên đất Phong Châu, suy tôn người anh cả lên ngôi vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

THEO CUỐN "ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC":
Khi nước Văn Lang xuất hiện thì trên địa bàn cư trú của tổ tiên ta đã tồn tại nhiều bộ tộc người. Trong đó, có lẽ bộ tộc văn Lang chắc hẳn là có thực lực mạnh hơn các bộ khác về mọi mặt cho nên đã có thể qui tụ các bộ tộc khác để hình thành quốc gia đầu tiên của dân tộc ( khoảng thế kỷ VII - III trước công nguyên, ứng với giai đoạn đầu thời đại đồ đồng).
VUA HÙNG
a).Nhà nước đầu tiên:
Nước văn Lang là nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam- ra đời vào năm 2.879 trước công nguyên.
Trong cuốn " Đại Việt sử ký toàn thư" có viết: Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang.
*Lãnh thổ Văn Lang bao gồm:
-Phía Đông giáp biển Nam Hải ( biển Đông),
-Phía Tây giáp nước Ba Thục ( nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc),
-Phía Bắc giáp hồ Động Đình ( nay là tỉnh Hồ Nam Trung Quốc),
-Phía Nam giáp nước Hồ Tôn ( nước Chiêm Thành).
Đất Phong Châu ( Phú Thọ) được coi là địa bàn trung tâm ( cố đô).
b. Tổ chức nhà nước:
Vua
Nắm quyền lực về chính trị, quân sự và chịu trách nhiệm cử hành những nghi lễ của quốc gia.
Lạc Hầu
Có thể thay Vua giải quyết các công việc trong nước và trong tay có quân đội
Lạc Tướng
Đứng đầu các Bộ
Già Làng
Đứng đầu các làng truyền thống


-Về pháp luật: giai đoạn này gắn liền với phong tục tập quán đã có nề nếp theo quy củ với nhiều hình phạt hà khắc.
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan , nước A�u Lạc chỉ tồn tại trong thời gian chưa đầy 30 năm (208 trước CN- 179 trước CN- thành Cổ Loa bị Triệu Đà đánh chiếm).
c).Thành tựu:
-Thành Cổ Loa: là kinh đô và là căn cứ quân sự.
-Công cụ lao động sản xuất: bằng đồng và bằng sắt. Đặc biệt nghề luyện kim, đúc đồng đạt được những thành tựu lớn (mũi lao, lưỡi giáo, kiếm, dao găm.)
-Ẩm thực: biết dùng các loại gia vị( gừng tỏi, riềng ,hành, lá chanh, rau thơm.) để làm cho các món ăn thêm đậm đà hương sắc. Các loại rau, đậu, quả. không thể thiếu trong bửa ăn của người Việt cổ, rượu đã được chưng cất và chắc hẳn không thể thiếu vắng trong các buổi lễ tết.
-Nhà ở: phổ biến vẫn là mái tranh gốc rạ.
- Trang phục: rất đơn giản từ màu sắc đến chất liệu vải : áo cấy tay ngắn, áo cày dài vạt, dân chợ quần hồng, dân đồng váy thâm.
-Tín ngưỡng: Lúc bấy giờ thì hai vị thần được nhân dân tôn thờ là thần Đất và thần Lúa.
Phần lớn các đại lễ của triều đình cũng đều gắn liền với khát vọng của nhân dân nông nghiệp trồng lúa nước ( cầu mưa thuận gìo hoà, lễ tạ ơn trời đất, lễ cầu cho sâu dịch tiêu tan màu màng tươi tốt.
Dân ta cũng có một số tập tục như tục xâm mình để trừ yêu thuồng luồng gây hại, tục nhuộm răng, tục ăn trầu, tục cưới hỏi, tục tang ma.
Nhà của người Việt xưa là nhà tranh gốc rạ
NHÀ TRANH
GỐC RẠ
AN DƯƠNG VƯƠNG
II.THỜI KỲ BĂC THUỘC
VÀ CHỐNG BẮC THUỘC
Năm 179 trước Công Nguyên, Triệu Đà chiếm A�u Lạc. Rồi từ đó lần lược các triều đại Trung quốc thay phiên nhau đặt ách thống trị lên nước ta( Nhà Triệu, Hán, Ngô, Tấn,Tống,Tùy, Đường) cho đến năm 905 sau Công nguyên.
Cùng với việc xâm chiếm và thôn tính đất đai của người Việt, giai cấp thống trị Trung Hoa đã tiến hành những chính sách đồng hoá văn hoá Việt trên mọi phương diện.
2.1. Bối cảnh lịch sử:
2.2.Nền cai trị của phong kiến phương Bắc:
-Ở lĩnh vực chính trị:
-Thi hành chính sách cai trị trên đất nước ta đồng nhất với chính sách cai trị nội địa Trung Hoa. ( bắt dân bản xứ học tập như người Trung Quốc từ tổ chức đời sống gia đình, sinh hoạt cộng đồng và sinh hoạt xã hội ).
-Ra sức bóc lột tô thuế nặng nề
- Ở lĩnh vực kinh tế:
-Đặt ra chế độ cống nạp. Những sản vật quí nước ta đều bị bọn quan lại vơ vét đưa về Trung hoa: Các loại sản phẩm từ vật nuôi cây trồng (gỗ quí: sa nhân, hồi, quế..; cây ăn trái vải, nhãn, quít, mơ ., các vị thuốc quí, hương liệu, gia vị; thú quí hiếm: sừng tê, ngà voi .), các sản phẩm thủ công mỹ nghệ:châu ngọc . đã trở thành những vật cống hiến hàng năm.
-Ở lĩnh vực xã hội:
-Chiếm đất lập đồn ấp để di dân Trung Hoa sang làm ăn nhằm đồng hoá triệt để dân ta thành người Trung Hoa.
+ Dân nghèo Trung Quốc phải rời bỏ quê hương đi xuống phương Nam lập nghiệp.
+Các nho sĩ bất đắc chí với thời cuộc đã tìm đường di cư sang nước ta bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
+Các nhà tu hành Phật giáo và Đạo giáo đến nước ta để thực hiện lý tưởng truyền bá tôn giáo của mình.
-Ở lĩnh vực tư tưởng:
Phong kiến Trung Hoa truyền bá học thuyết Nho, Lão, Trang vào nước ta. Biến tư tưởng nho gia trở thành tư tưởng chính thống chi phối cuộc sống tinh thần của người Việt.
3.Sự truyền bá và tiếp nhận các thành tố ngoại lai:
Với vị trí địa lý gần kề, cư dân Việt cổ và cư dân nước Trung Hoa cổ đại chắc chắn đã có những tiếp xúc giao lưu văn hoá về nhiều mặt.
Trong thời kỳ " Bắc thuộc và chống Bắc thuộc", sự tiếp xúc giao lưu giữa cư dân Việt và văn hoá Hán vẫn tiếp diễn và tất nhiên là mang tính chất áp đặt. Bên cạnh đó cư dân Việt một mặt chống lại sự đồng hoá của Trung Hoa, một mặt học hỏi được nhiều hay, bổ ích của người Trung Hoa.
Trong quá trình tiếp nhận và giao lưu văn hoa,� nhân dân ta đã vay mượn khá nhiều vốn liếng của nhân dân Trung Quốc về văn hoá vật chất cũng như về văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần. Nhân dân ta đã biết biến những của cải đi vay thành tài sản của dân tộc để bồi dưỡng xây dựng và phát triển nền kinh tế và văn hoá của dân tộc.
a) Văn hoá vật chất:
-Một số yếu tố văn hoá Hán đã được đưa vào hệ thống văn hoá Việt như: ngôn ngữ, văn tự, thể chế quản lý, cách trang phục, ăn ở, một số nghi thức tế lễ, phong tục giỗ chạp, cưới hỏi, ma chay . dưới dạng thức đan xen giữa yếu tố bản địa với yếu tố Hán đã được cải biến ở chừng mực nhất định.
-Trong lĩnh vực lao động sản xuất: học cách làm tăng độ phì nhiêu của đất bằng cách bón phân ( phân bắc); mở rộng việc sử dụng sức kéo trong sản xuất nông nghiệp ( bò, trâu), trong giao thông vận tải ( ngựa); mở rộng kỹ thuật rèn đồ sắt, cải tiến nhiều công cụ lao động, đồ dùng gia dụng ( kỹ thuật làm gốm có tráng men, kỷ thuật chế tạo thuỷ tinh, kỹ thuật xây nhà, sản xuất gạch ngói, kim hoàn .).
b) Văn hoá tinh thần:
-Lễ giáo Nho gia:
Nội dung truyền bá chỉ tập trung 2 vấn đề cực đoan nhất của Nho giáo. Đó là sự cổ vũ mạnh mẽ của tiếng nói tôn quân đại thống nhất và sự quảng bá tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Thế nhưng quy mô truyền bá chỉ giới hạn trong phạm vi chật hép ở một vài đại phương và trong những người thuộc tầng lớp trê�n của xã hội đương thời.
Nho giáo thâm nhập vào nước ta, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và cũng cố bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế.

- Đạo giáo:
Chính quyền phong kiến Trung Quốc đã nhất thể hoá đội ngũ quan lại đô hộ với đội ngũ những đạo sĩ, nhằm muốn đồng thời nắm chắc cả chính quyền và thần quyền của người Việt.
Đạo giáo du nhập vào nước ta ( mang theo hệ tư tưởng thần thánh, đền miếu và những nghi thức tế tự) điều này lại rất gần gũi với tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ nên dễ dàng tiếp thu.
Đạo giáo đã quản bá ý thức thờ thần đã nhận được sự đồng cảm của xã hội người Việt. Đạo giáo làm cho đời sống tâm linh của người Việt trở nên phức tạp hơn.
-Phật giáo:
Đạo Phật sở dĩ sớm được cư dân Việt chấp nhận rộng rãi vì:
-Những nhà tu hành là những con người có đức độ, tài ba- họ được coi là sứ giả hoà bình. Họ đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong tình cảm của các tầng lớp nhân dân.
Những tư tưởng lớn của đạo Phật như " từ bi hỉ xả", vốn lại rất phù hợp với tư tưởng hiếu hoà, nhân ái, yêu thương con người. của dân tộc. Đó là những điểm tương đồng với đạo lý sống của nhân dân ta.
Nghi thức của nhà phật rất gần gũi với tập tục cổ truyền của xã hội ta ( tập tục thờ cúng ông bà).


* Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là 3 thành tố ngoại nhập xuất hiện sớm nhất nước ta, thế nhưng khi đã được truyền bá hội nhập vào đời sống văn hoá của xã hội ta, cả 3 thành tố này luôn bị biến đổi và được Việt hoá. Để kết quả cuối cùng là tất cả đều khác dần so với cội nguồn ban đầu của chính nó.
Ngoài các hệ tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo thì nhiều trào lưu văn hoá khác cũng được truyền bá vào nước ta như: nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, nghệ thuật hội hoạ, nghệ thuật ca múa nhạc.
4. Sức sống của nền văn hoá truyền thống Việt Nam:
Chính quyền phong kiến Trung Quốc chỉ nắm quyền cai quản đến huyện, hệ thống tổ chức làng xã thì vẫn là do các hào trưởng người Việt cai quản.
Chính vì thế làng xã vẫn là những tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội độc lập và khép kín. Dân làng chỉ biết đến hệ thống chính quyền duy nhất là chức sắc làng xã do chính họ bầu ra.
Làng có pháp luật riêng của làng. Đó là " lệ làng và hương ước". Nhân dân lao động trong làng vẫn duy trì cách sống nếp sinh hoạt từ bao đời nay cho nên họ vẫn duy trì cả tiếng nói của tổ tiên.
Do đặc điểm là nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp và do tính tự quản của làng xã Việt Nam nên nhu cầu thông tin thường chỉ giới hạn trong mỗi cái làng.
Xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc đã có những chuyển biến lớn trên tất cả các lãnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, tư tưởng.
Nhờ cơ cấu tổ chức làng xã bền chặt cho nên đời sống văn hoá tinh thần của tổ tiên đương thời vẫn được tiếp diễn với những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc.
Tuy nhiên qua quá trình cộng cư lâu dài ( hàng chục thế kỷ) với người Trung Hoa nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.


Đặt biệt với chính sách áp dặt văn hoá của chính quyền đô hộ, một số yếu tố văn hoá Hán đã được đưa vào hệ thống văn hoá Việt như: ngôn ngữ, văn tự, thể chế quản lý, cách trang phục, ăn ở, một số nghi thức tế lễ, phong tục giỗ chạp, cưới hỏi, ma chay . dưới dạng thức đan xen giữa yếu tố bản địa với yếu tố Hán đã được cải biến ở chừng mực nhất định.
Trong suốt gần một nghìn năm đó, khát vọng bành trướng, đồng hoá triệt để dân tộc ta của Trung Quốc đã thất bại.
Dân tộc ta vừa tiếp nhận những yếu tố ngoại lai, vừa phản kháng quyết liệt để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
CỔ LOA XƯA
THÀNH CỔ LOA NGÀY NAY
GIẾNG NGỌC
ĐỀN THỜ AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG THÀNH CỔ LOA
C. Thành tựu
MŨI TÊN ĐỒNG CỔ LOA
LẪY NỎ CỔ LOA
ĐỀN THỜ VUA HÙNG
Đền thờ Hai Bà Trưng
Lăng Bà Triệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quynh Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)