Bài thuyết trình về lịch sử Tỉnh Phú Thọ và huyện Phù Ninh

Chia sẻ bởi Bùi Công | Ngày 10/05/2019 | 114

Chia sẻ tài liệu: bài thuyết trình về lịch sử Tỉnh Phú Thọ và huyện Phù Ninh thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT PHÙ NINH
Lớp 11A5
NHÓM 4: Việt, Ngọc Anh, Công, Duy, Hiếu, Hiền,, Lương Bình,
Lưu Minh, Huy B, Hải.


Bài tìm hiểu về tỉnh Phú Thọ, huyện Phù Ninh
với phong trào chống Pháp 1858-1918
I. Tìm hiểu về tỉnh Phú Thọ
Giới thiệu khái quát về tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.
2. Vị trí địa lí
Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội.

Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang.

Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô
Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước.
Nhà máy Thygesen Sewing Chi nhánh tại Phú Thọ, CCN thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập
Sản xuất kinh doanh đi đôi với bảo vệ môi trường

Trụ sở Công ty chè Phú Đa.
nằm trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
sản xuất xi măng sông thao ở Phú Thọ
3. Dân số của tỉnh Phú Thọ

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2017 ước tính 1.392 nghìn người, tăng 0,7% so với năm trước, trong đó: trong đó nữ chiếm khoảng 50,5%; dân số thành thị chiếm 18,8%. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên đạt 11,60‰, giảm 0,02‰.
4. Huyện Phù Ninh
a. Vị trí địa lí
 huyện Phù Ninh nằm ở phía đông bắc tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía nam giáp thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao, phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba, phía đông có tuyến sông Lô bao bọc là ranh giới với huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
b. Dân số
Dân số: 98.202 người (tháng 1/2009)
II. PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1858-1918 CỦA NHÂN DÂN PHÚ THỌ
Ngày 12 tháng 4 năm 1884, thành Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích cai quản bị quân Pháp đánh hạ. Noi gương Tổng đốc Hoàng Diệu, Nguyễn Quang Bích định tuẫn tiết, nhưng nhờ quân sĩ phá vòng vây cứu ra. Sau đó, ông thu tàn quân chạy về Tứ Mỹ, tiếp theo là Áo Lộc, rồi lên Tiên Động (nay thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) lập căn cứ để kháng Pháp.
Nguyễn Quang Bích
Năm 1890, thủ lĩnh Nguyễn Quang Bích lâm bệnh nặng rồi mất tại căn cứ ở vùng Quế Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ. Mất mát này khiến phong trào kháng Pháp ở vùng thượng du Bắc Kỳ mất đi sự phối hợp từng có hiệu quả. Sau đó Đốc Ngữ, một tùy tướng của Nguyễn Quang Bích, đã dẫn đạo quân của mình về Phú Thọ để tiếp tục công cuộc kháng Pháp.
*Cuộc khởi nghĩa Thanh Sơn
#Lập căn cứ Thanh Sơn
+ Trận Thạch Khoán:
Khi hay tin có khoảng 50 lính Pháp do thiếu úy Marghen chỉ huy đang hành quân ở Thạch Khoán, một xã thuộc huyện miền núi Thanh Sơn (Phú Thọ); lập tức Đốc Ngữ cho quân mai phục, giết chết được 3 (trong đó có Marghen) và làm bị thương 11 lính Pháp. Nghe quân tháo chạy về báo lại, quân Pháp ở đồn Hưng Hóa liền rầm rộ kéo lên trận địa. Song, nhờ địa hình hiểm trở và lòng quyết tâm, nghĩa quân đã giết chết thêm 17 lính Pháp và đẩy lui được đối phương.
+Trận Quảng Nạp:
Ngày 19 tháng 5 năm 1890, một toán lính Pháp gồm 38 người (trong đó có 16 người gốc Châu Phi) do thiếu úy Ehrer chỉ huy từ Ngọc Tháp (Phú Thọ) đang tiến lên Thái Bình. Biết được, Đốc Ngữ liền cho quân mai phục ở Quảng Nạp (nay thuộc xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Sau trận này, số quân Pháp bị giết chết là 6 người, trong đó có viên thiếu úy chỉ huy.
Một phần quang cảnh vùng sơn địa Thanh Sơn, thuộc Phú Thọ.
=> lợi dụng địa hình vùng Sơn Hùng-Thục Luyện thuộc huyện miền núi Thanh Sơn, Đốc Ngữ đã xây dựng ở đây thành một căn cứ kháng chiến khá vững chắc.
#Công cuộc kháng chiến chống Pháp
Có nhiều trận đánh được diễn ra :
+ Trận tập kích thị xã Sơn Tây:

Đêm ngày 8 tháng 10 năm 1890, lợi dụng nước sông Hồng đang dâng cao, ông cho một đội quân nhỏ lẻn đến phía đầu thị xã Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) đốt cháy một nhà cửa để đánh lạc hướng quân Pháp. Quả nhiên, lực lượng của đối phương liền kéo đến nơi đó. Tức thì Đốc Ngữ cho quân dùng bè nứa đổ bộ đánh thẳng vào nhà tù, giải thoát được 174 tù nhân mà phần lớn là nghĩa quân.



+ Trận chống càn tại Thanh Sơn lần thứ nhất:

đầu năm 1891, đêm 29 rạng 30 tháng 1, Đốc Ngữ mang khoảng 500 quân có trang bị súng trường bắn nhanh, từ Yên Lãng (Thanh Sơn, Phú Thọ) vượt sông Đà tập trung ở Phượng Lâm (Bất Bạt, Sơn Tây) rồi đánh úp vào tỉnh lỵ Hòa Bình
Bị tấn công bất ngờ và dữ dội. Trận này nghĩa quân thắng to.


+Trận đánh đồn Yên Lãng
Không thể để cho nghĩa quân thỏa sức tung hoành, bộ phận chỉ huy quân Pháp ở Phú Thọ liền tổ chức cuộc càn quét quy mô vào căn cứ Thanh Sơn.
Thấy quân Pháp hùng hậu quá, liệu không thể chống ngăn được, Đốc Ngữ lập tức cho quân dân thực hiện chủ trương "vườn không nhà trống“.
Chủ trương “vườn không nhà trống”
+Trận đánh đồn Yên Lãng
Đồn Yên Lãng (Chợ Bờ) là một đồn quân khá lớn, có tới 90 lính khố đỏ do Đại úy Pouligo thuộc trung đoàn 1 lính khố đỏ chỉ huy.
Chập tối ngày 5 tháng 2 năm 1892, khi một số lính đang ăn cơm, một số lính khác đang đi vào làng ruồng bố; Đốc Ngữ cùng với 200 nghĩa quân liền áp sát đồn, giết lính canh, rồi đồng loạt xông vào chiếm lấy đồn. 
+Trận chống càn tại Thanh Sơn lần thứ hai
Để nhanh chóng ổn định tại các vùng vừa kể, thực dân Pháp liền điều quân từ Hà Nội lên quyết giành lại đồn Yên Lãng.
Lần chống càn thứ hai này, Đốc Ngữ cũng thực hiện chủ trương "vườn không nhà trống" giống như lần đầu. Không gặp được nghĩa quân, quân Pháp đành phải rút về Hà Nội, sau khi đốt phá đồn lũy và nhà cửa của dân. 
+Vượt vòng vây vào Thanh Hóa
Trước tình hình đó, Đốc Ngữ cho quân dũng cảm mở vòng vây, rồi vượt sông Đà, sông Mã vào Thanh Hóa. Sau khi bàn bạc, Tống Duy Tân và Đốc Ngữ cùng hợp quân đi tấn công quân Pháp ở Niên Kỷ (Bá Thước, Thanh Hóa). Mặc dù thu được một số thắng lợi, nhưng rồi cũng không sao cứu vãn được tình thế. Hoạt động ở đây một thời gian ngắn, thì Đốc Ngữ dẫn quân trở lại mạn sông Đà..
#Kết quả : thất bại
7 tháng 8 năm 1892, nghĩa quân bị nội phản. Lúc bấy giờ bên cạnh Đốc Ngữ chỉ còn vài chục lính tráng, vì số đông bị ốm đau đã xin về xuôi. Sau đó, ông và 10 nghĩa quân người Kinh đều đã bị sát hại ở Khả Cửu
Các cuộc kháng chiến của người dân Phú Thọ
*PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CỦA HUYỆN PHÙ NINH
+Năm 1884, khi thực dân Pháp cho quân đánh chiếm thành Hưng Hóa (thủ phủ của tỉnh lúc bấy giờ), nhân dân huyện Phù Ninh cùng nhân dân tỉnh Phú Thọ hưởng ứng Chiếu Cần Vương anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược,làm cho chúng phải mất hơn 10 năm mới tạm thời đặt được ách đô hộ trên địa bàn tỉnh.
+Đầu thế kỷ XX, nhân dân trong huyện lại sôi nổi tham gia các phong trào yêu nước mang xu hướng tư sản, tiêu biểu là tổ chức Việt Nam Quang phục hội. Sau khi được thành lập, Việt Nam Quang phục hội mở rộng các hoạt động và xây dựng cơ sở ở một số địa phương thuộc tỉnh Phú Thọ như: Lâm Thao, Cẩm Khê, Tam Nông, thị xã Phú Thọ, trong đó cơ sở xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh do Khuất Văn Bức, Đỗ Văn Đức, Nguyễn Văn Dậu chỉ huy là mạnh nhất.
Good bye ^^
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Công
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)