Bài thuyết trình: Vấn đề ô nhiễm môi trường thủ đô Hà Nội

Chia sẻ bởi Đinh Bich Ngọc | Ngày 21/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài thuyết trình: Vấn đề ô nhiễm môi trường thủ đô Hà Nội thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài Thuyết trình:
Vấn đề ô nhiễm môi trường thủ đô Hà Nội
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gặp phải những mối lo ngại cần giải quyết trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, bảo vệ môi trường được xem là vấn đề quan trọng nhất. Thủ đô Hà Nội của chúng ta đang trên bước đường phát triển và hội nhập nền kinh tế, văn hóa với các nước khác. Đất nước ngày càng văn minh thì gắn liền với một môi trường trong lành và sạch đẹp .
Trong một cuộc hội thảo về chất lượng không khí thuộc chương trình “ Không khí sạch Việt Nam- Thụy Sĩ ”, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng phương tiện giao thông là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Cùng với các khu công nghiệp , mỗi năm phương tiện giao thông “đem lại ” cho Hà Nội 80.000 tấn khói bụi, 9000 tấn CO2, 19000 tấn NO3 . Tất cả đều là độc hại với sức khỏe con người , đặc biệt là đường hô hấp . Hội đồng Quốc tế về giao thông Hoa Kì (ICCT) mới đây cũng đưa ra thông tin : Mức độ nhiễm khói bụi ở một số địa điểm ở Hà Nội thực tế lên tới 500 micron/m2. Không những thế , nồng độ bụi tại Hà Nội còn gấp 2,5 lần tiêu chuẩn cho phép.
Phương tiện giao thông xả khí thải độc hại vào không khí
Khí thải của nhà máy thải vào không khí
Hà Nội hiện nay có bốn con sông nổi tiếng : Sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu . Gọi là sông nhưng trong con mắt của nhiều người , nó chỉ là “đường cống thoát nước lớn ”. Có thể nói chính quyền thành phố đã có nỗ lực cải tạo 4 con sông này nhằm cải thiện tình trạng úng ngập của Hà Nội, đồng thời mang lại cảnh quan đẹp cho thủ đô. Trong vài năm trở lại đây, các con sông này đã được kè hai bên bờ, nạo vét lòng sông và vớt rác thường xuyên.
Thế nhưng, mọi nỗ lực trên cũng chưa thể làm cho những con sông đã từng đi vào thơ, ca, nhạc, họa này thơ mộng trở lại. Thực tế, cho đến nay tình trạng ô nhiễm tại các con sông trong nội thành không hề giảm đi mà vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tổng lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành khoảng 500.000 m3/ngày, đều tiêu thoát qua hệ thống cống và bốn sông nói trên . Trong đó, nước thải từ hoạt động sản xuất , bệnh viện và cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chưa được xử lý chiếm tới 90 % .
Vớt rác sông Tô Lịch
Rác thải sinh hoạt không được xử lí
Bị ô nhiễm vì gánh vác nhiệm vụ thoát nước thải, chống úng ngập song thực tế những con sông này hiện không thể đảm đương nổi vai trò chủ lực trong việc chống ngập úng của thủ đô. Dự án thoát nước cho Hà Nội giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 187,36 triệu USD bao gồm vốn ODA 139 triệu từ Chính phủ Nhật Bản và 48,36 triệu USD từ nguồn vốn trong nước đã gần hoàn thành nhưng mỗi khi có những trận mưa lớn, Hà Nội vẫn tiếp tục lâm vào tình trạng ngập úng ở nhiều nơi.
Môi trường Hà Nội trở nên ô nhiễm nặng nề có thể do nhiều nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, chủ quan, khách quan… nhưng chủ yếu là sự thiếu ý thức của mọi người. Các bà nội trợ sử dụng một cách bừa bãi túi ni lông để đựng đồ ăn hoặc để đựng rác …Tuy nhiên, họ lại không hề vứt chúng vào đúng nơi quy định mà lại chất thành từng đống vô cùng mất vệ sinh, hôi thối, bẩn thỉu . Khi thí nghiệm mô hình phân loại rác 3R, chỉ một vài người dân làm đúng theo yêu cầu, còn đa số là không thực hiện. Ngay cả những nhân viên quét rác cũng thực hiện sai, quét hết rác trên đường chỉ vào thùng hữu cơ hay vô cơ mà không không phân loại rõ ràng. Ngay cả các bạn trẻ - tương lại của đất nước cũng không có ý thức bảo vệ môi trường. Điển hình là việc các bạn tự do vứt rác ra sông hồ, nơi công cộng một cách thản nhiên. Ngày nay những nhà máy mọc lên ngày càng nhiều, và các con sông như Tô Lịch, Kim Ngưu… nghiễm nhiên trở thành đường ống thoát nước “ miễn phí ” của các nhà máy đó.
Môi trường Hà Nội đang ngày càng bị giết dần giết mòn, hủy hoại và đầu độc bởi chính những người con của mảnh đất nơi đây và tất cả đều đang dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Bầu không khí mịt mù các chất độc hại và các phương tiện giao thông thải ra khí thải là một trong nhiều nguyên nhân gây các bệnh về đường hô hấp ở người. Khí thải, chất thải, nước thải không xử lí là nguồn bùng phát và lây lan dịch bệnh. Rác thải bừa bãi khiến cho cảnh quan thủ đô trở nên nhếch nhác, kém văn minh.
Trận mưa lớn ngày 18/6/2008 cho thấy, nước ở 4 con sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét đã đầy ắp, dâng lên cao chưa từng thấy, trong khi nhiều đường phố Hà Nội vẫn ngập sâu trong nước.
Tuy nhiên, sau trận lũ lịch sử ở Hà Nội hôm đó, Hà Nội lại đang lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng do lượng mưa ít cho việc sinh hoạt, sản xuất, gây ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung. Sông hồ của Hà Nội với các cảnh quan nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm, hồ Ba Bể, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu,… khi xưa vốn là niềm tự hào của dân tộc thì hiện nay đang mất đi sự trong lành vốn có của nó. Thay vào đó là những dòng nước đen ngòm, rác thải trôi lềnh bềnh, mùi bốc lên hôi thối… Liệu bạn – một người con của mảnh đất ngàn năm văn hiến, có thể tự hào giới thiệu về Hà Nội với mỗi người nước ngoài bạn gặp khi thủ đô đang mất dần không khí trong lành, một cảnh quan tươi đẹp, một dòng sông thơ mộng, một hồ nước trong xanh hay đơn gian là sự ý thức của người dân?
Liệu bạn có thể giới thiệu về người Hà Nội như thế này?
Khói xe buýt thải ra vô cùng độc hại
Chúng ta biết rằng môi trường sống quanh ta ngày càng xấu đi. Chỉ một hành động nhỏ sẽ góp phần bảo vệ môi trường của chúng ta thêm xanh, sạch, đẹp. Vậy hãy bảo vệ chúng từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống của mình
GIỮ GÌN CÂY XANH : Cây xanh hấp thụ khí CO2, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như tre chẳng hạn!
Giữ gìn cây xanh ở mọi nơi
SỬ DỤNG CÁC CHẤT LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN : Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não . Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc tự nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát địch hại.
Các đồ dùng, vật dụng có chất liệu từ thiên nhiên
NGUYÊN TẮC 3R : (reduce, reuse, and recycle) : Giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế , hãy đối mặt thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt , kể cả nước !
Logo của 3R
TẬN DỤNG ÁNH SÁNG MẶT TRỜI : Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng , như vậy bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ , đồng thời tiết kiệm được túi tiền .
Ánh sáng mặt trời làm sáng căn phòng
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của không riêng bất kì ai. Hơn nữa, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống. Các bạn thân mến, hãy cùng nhau giữ gìn môi trường thật sạch đẹp để hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội!!!
NHỚ NHÉ!!! HÃY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI NGÀN NĂM VĂN HIẾN CỦA CHÚNG TA !!!
Chịu trách nhiệm sản xuất : Nhóm A6
Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung:
Thùy Trang – Sơn A
Biên tập lần đầu và tái bản: Thảo B – Thùy Trang
Biên tập kĩ thuật : Sơn A – Hà Phan – Hương Giang
Trình bày bìa : Thảo B
Sửa bản in: Sơn A – Thảo B –Thùy Trang
Hình ảnh và âm thanh: Hương Giang – Đức Nam
Chế bản : Nhóm A6
*Xin chân thành cảm ơn:
-Phụ huynh nhóm A6
-Trường THCS Phan Đình Giót
Đã tạo điều kiện thực hiện chương trình này
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Bich Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)