BÀI THUYẾT TRÌNH TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hòa |
Ngày 18/03/2024 |
6
Chia sẻ tài liệu: BÀI THUYẾT TRÌNH TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO GIỚI TRẺ HIỆN NAY thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: LỊCH SỬ
LỚP: SỬ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG 2B
MÔN: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
NHÓM: 2B
BÀI THUYẾT TRÌNH
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO GIỚI TRẺ HIỆN NAY
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: GV DƯ THỐNG NHẤT
MỤC LỤC
I. Tình Trạng Đạo Đức Của Giới Trẻ
II. Nguyên Nhân Tha Hoá Đạo Đức Của Giới Trẻ
1. Nguyên Nhân Bản Thân
2. Nguyên Nhân Từ Gia Đình
3. Nguyên Nhân Từ Nhà Trường
4. Nguyên Nhân Từ Xã Hội
III. Củng Cố Đạo Đức Cho Giới Trẻ
1. Về Phía Bản Thân
2. Về Phía Gia Đình
3. Về Phía Nhà Trường
4. Về Phía Xã Hội
IV.Thay Lời Kết
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.
I. Tình Trạng Đạo Đức Của Giới Trẻ
GIỚI TRẺ
Chạy theo những giá trị vật chất bỏ quên những giá trị tinh thần.
Sống buông thả, giải quyết tấc cả các vấn đề bằng bạo lực.
Sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân
Chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”.
Tình trạng tụ tập đua xe, đánh võng lạng lách trên đường.
Dư luận lại đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông . Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn 735 học sinh
- Theo số lượng trường và học sinh hiện nay thì cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ học sinh đánh nhau.
- Cứ 10.000 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau; cứ 11.111học sinh thì có một học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau.
Tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao. Đồng thời, tình trạng nạo phá thai cũng đang ở mức báo động. Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM - cho biết: thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại. Mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá thai. Riêng ở TP.HCM, với khoảng 7 triệu dân, mỗi năm có khoảng hơn 100.000 ca sinh nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương. Tại BV Từ Dũ, mỗi năm tổng số sinh khoảng 45.000 người nhưng nạo phá thai hơn 30.000 người và tổng số 1,2-1,6 triệu ca mỗi năm. Cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi”
Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ, đó là lối sống của một số giới trẻ hiện nay.
Ngày nay, học sinh tiếp cận với các phương tiện giải trí như game online đã không xa lạ gì những cảnh bạo lực từ các trò chơi này, toàn những cảnh đấm đá man rợ mà các em học sinh là người nhập vai.
Mặt khác, tình trạng đua xe diễn ra ở nhiều nơi. Ngay tại Thị xã Thủ Dầu Một, vào những đêm cuối tuần, khoảng 200 bạn trẻ tụ tập đua xe làm cho Cảnh sát Giao thông cũng phải “bó tay”.
Theo Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam
Chính những tình trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới trẻ vào những sai phạm, nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi. Đây là một hồi chuông báo động cho chúng ta.
II. Nguyên Nhân Tha Hoá Đạo Đức Của Giới Trẻ
Nguyên Nhân Tha Hoá Đạo Đức Của Giới Trẻ
Nguyên Nhân Từ Xã Hội
Nguyên Nhân Bản Thân
Nguyên Nhân Từ Gia Đình
Nguyên Nhân Từ Nhà Trường
1. Nguyên Nhân Bản Thân
Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do không phải là làm những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác. Nói như Jean Cocteau: “Cái thảm kịch của giới trẻ, chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng không thể không vâng lời vì sự tự do quá đáng.”
2. Nguyên Nhân Từ Gia Đình
Gia đình trong xã hội chúng ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống, với đồng tiền. Đôi khi có những mâu thuẫn giữa người lớn. Con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng ai
Nhiều gia đình ngày nay không coi trọng, không quan tâm đến việc xây dựng nếp sống có văn hóa trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và cũng không quan tâm dạy bảo con cái.
3. Nguyên Nhân Từ Nhà Trường
Nhà trường hiện nay cũng chỉ đề cao việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế”. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục công dân cho người học gần như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu. Trong khi đó, vai trò của trường học đâu chỉ bó hẹp trong việc dạy nghề mà còn phải truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác. Thậm chí một số trường học còn quá tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
4. Nguyên Nhân Từ Xã Hội
Lối sống tha hóa đạo đức đó là do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại.
Do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó đứng vững được trước những thay đổi chóng mặt của nó. Họ phải chạy theo những giá trị vật chất, những thứ đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn về tiện nghi. Họ cứ lao đầu vào dòng đời ngược xuôi tốc độ, cạnh tranh.
III. Củng Cố Đạo Đức Cho Giới Trẻ
Về Phía Bản Thân
Về Phía Gia Đình
Về Phía Nhà Trường
Về Phía Xã Hội
Củng Cố Đạo Đức Cho Giới Trẻ
1. Về Phía Bản Thân
Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm gương của những người đạo đức trong xã hội hiện tại.
2. Về Phía Gia Đình
Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người.
Các thế hệ cùng chung sống phải biết quan tâm tới nhau, cha mẹ và con cái sống hài hoà với nhau, người trẻ sẽ cảm nhận được những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe, yêu thương, tha thứ, nâng đỡ nhau… thì người trẻ sẽ có nền tảng đạo đức tốt.
Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm.
3. Về Phía Nhà Trường
Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các bạn trẻ. Một khi nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ khả quan hơn. Các học sinh, sinh viên khi được giáo dục ở đó, họ không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, biết quan tâm yêu thương mọi người. Theo Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM cho rằng: “Nhà trường không nên chú tâm vào việc dạy kiến thức mà quên đi việc dạy các em nên người. Hơn nữa, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho các em noi theo”.
4. Về Phía Xã Hội
Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho họ, giúp họ sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là những người lầm lỡ, giúp họ trở thành những con người có ích cho xã hội.
Toàn xã hội cần nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ.
IV.Thay Lời Kết
Để phát triển xã hội bền vững, những nhà giáo dục và những người có trách nhiệm phải có một hướng đi đúng đắn cho thế hệ trẻ hôm nay. Trong giá trị đạo đức, cần định hướng để họ có một lý tưởng sống, biết xây dựng cuộc sống trên những giá trị cao đẹp. Đồng thời, mọi người cần quan tâm đến những giá trị đạo đức, nhất là cần áp dụng những cách giáo dục mới vào việc đào tạo thế giới trẻ, vì họ là rường cột của xã hội. Giáo dục theo lối mới là giáo dục bằng tình thương yêu, nâng đỡ.
Hơn nữa, chúng ta cần nhìn vào tình hình thực tế để cảnh giác hơn đối với những cạm bẫy đang cám dỗ giới trẻ. Toàn xã hội cần phải làm nhiều hơn nữa để giáo dục một thế hệ trẻ có đạo đức, có lý tưởng sống để có thể đứng vững trước mọi thách thức và sóng gió trong cuộc đời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
WWW.GOOGLE.
WWW.TUOITRE.COM.VN
WWW.VIETNAMPLUS.VN.
WWW.MOLISA.GOV.VN.
WWW.TGPSAIGON.NET.
KHOA: LỊCH SỬ
LỚP: SỬ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG 2B
MÔN: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
NHÓM: 2B
BÀI THUYẾT TRÌNH
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO GIỚI TRẺ HIỆN NAY
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: GV DƯ THỐNG NHẤT
MỤC LỤC
I. Tình Trạng Đạo Đức Của Giới Trẻ
II. Nguyên Nhân Tha Hoá Đạo Đức Của Giới Trẻ
1. Nguyên Nhân Bản Thân
2. Nguyên Nhân Từ Gia Đình
3. Nguyên Nhân Từ Nhà Trường
4. Nguyên Nhân Từ Xã Hội
III. Củng Cố Đạo Đức Cho Giới Trẻ
1. Về Phía Bản Thân
2. Về Phía Gia Đình
3. Về Phía Nhà Trường
4. Về Phía Xã Hội
IV.Thay Lời Kết
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.
I. Tình Trạng Đạo Đức Của Giới Trẻ
GIỚI TRẺ
Chạy theo những giá trị vật chất bỏ quên những giá trị tinh thần.
Sống buông thả, giải quyết tấc cả các vấn đề bằng bạo lực.
Sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân
Chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”.
Tình trạng tụ tập đua xe, đánh võng lạng lách trên đường.
Dư luận lại đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông . Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn 735 học sinh
- Theo số lượng trường và học sinh hiện nay thì cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ học sinh đánh nhau.
- Cứ 10.000 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau; cứ 11.111học sinh thì có một học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau.
Tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao. Đồng thời, tình trạng nạo phá thai cũng đang ở mức báo động. Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM - cho biết: thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại. Mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá thai. Riêng ở TP.HCM, với khoảng 7 triệu dân, mỗi năm có khoảng hơn 100.000 ca sinh nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương. Tại BV Từ Dũ, mỗi năm tổng số sinh khoảng 45.000 người nhưng nạo phá thai hơn 30.000 người và tổng số 1,2-1,6 triệu ca mỗi năm. Cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi”
Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ, đó là lối sống của một số giới trẻ hiện nay.
Ngày nay, học sinh tiếp cận với các phương tiện giải trí như game online đã không xa lạ gì những cảnh bạo lực từ các trò chơi này, toàn những cảnh đấm đá man rợ mà các em học sinh là người nhập vai.
Mặt khác, tình trạng đua xe diễn ra ở nhiều nơi. Ngay tại Thị xã Thủ Dầu Một, vào những đêm cuối tuần, khoảng 200 bạn trẻ tụ tập đua xe làm cho Cảnh sát Giao thông cũng phải “bó tay”.
Theo Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam
Chính những tình trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới trẻ vào những sai phạm, nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi. Đây là một hồi chuông báo động cho chúng ta.
II. Nguyên Nhân Tha Hoá Đạo Đức Của Giới Trẻ
Nguyên Nhân Tha Hoá Đạo Đức Của Giới Trẻ
Nguyên Nhân Từ Xã Hội
Nguyên Nhân Bản Thân
Nguyên Nhân Từ Gia Đình
Nguyên Nhân Từ Nhà Trường
1. Nguyên Nhân Bản Thân
Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do không phải là làm những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác. Nói như Jean Cocteau: “Cái thảm kịch của giới trẻ, chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng không thể không vâng lời vì sự tự do quá đáng.”
2. Nguyên Nhân Từ Gia Đình
Gia đình trong xã hội chúng ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống, với đồng tiền. Đôi khi có những mâu thuẫn giữa người lớn. Con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng ai
Nhiều gia đình ngày nay không coi trọng, không quan tâm đến việc xây dựng nếp sống có văn hóa trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và cũng không quan tâm dạy bảo con cái.
3. Nguyên Nhân Từ Nhà Trường
Nhà trường hiện nay cũng chỉ đề cao việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế”. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục công dân cho người học gần như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu. Trong khi đó, vai trò của trường học đâu chỉ bó hẹp trong việc dạy nghề mà còn phải truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác. Thậm chí một số trường học còn quá tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
4. Nguyên Nhân Từ Xã Hội
Lối sống tha hóa đạo đức đó là do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại.
Do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó đứng vững được trước những thay đổi chóng mặt của nó. Họ phải chạy theo những giá trị vật chất, những thứ đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn về tiện nghi. Họ cứ lao đầu vào dòng đời ngược xuôi tốc độ, cạnh tranh.
III. Củng Cố Đạo Đức Cho Giới Trẻ
Về Phía Bản Thân
Về Phía Gia Đình
Về Phía Nhà Trường
Về Phía Xã Hội
Củng Cố Đạo Đức Cho Giới Trẻ
1. Về Phía Bản Thân
Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm gương của những người đạo đức trong xã hội hiện tại.
2. Về Phía Gia Đình
Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người.
Các thế hệ cùng chung sống phải biết quan tâm tới nhau, cha mẹ và con cái sống hài hoà với nhau, người trẻ sẽ cảm nhận được những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe, yêu thương, tha thứ, nâng đỡ nhau… thì người trẻ sẽ có nền tảng đạo đức tốt.
Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm.
3. Về Phía Nhà Trường
Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các bạn trẻ. Một khi nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ khả quan hơn. Các học sinh, sinh viên khi được giáo dục ở đó, họ không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, biết quan tâm yêu thương mọi người. Theo Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM cho rằng: “Nhà trường không nên chú tâm vào việc dạy kiến thức mà quên đi việc dạy các em nên người. Hơn nữa, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho các em noi theo”.
4. Về Phía Xã Hội
Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho họ, giúp họ sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là những người lầm lỡ, giúp họ trở thành những con người có ích cho xã hội.
Toàn xã hội cần nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ.
IV.Thay Lời Kết
Để phát triển xã hội bền vững, những nhà giáo dục và những người có trách nhiệm phải có một hướng đi đúng đắn cho thế hệ trẻ hôm nay. Trong giá trị đạo đức, cần định hướng để họ có một lý tưởng sống, biết xây dựng cuộc sống trên những giá trị cao đẹp. Đồng thời, mọi người cần quan tâm đến những giá trị đạo đức, nhất là cần áp dụng những cách giáo dục mới vào việc đào tạo thế giới trẻ, vì họ là rường cột của xã hội. Giáo dục theo lối mới là giáo dục bằng tình thương yêu, nâng đỡ.
Hơn nữa, chúng ta cần nhìn vào tình hình thực tế để cảnh giác hơn đối với những cạm bẫy đang cám dỗ giới trẻ. Toàn xã hội cần phải làm nhiều hơn nữa để giáo dục một thế hệ trẻ có đạo đức, có lý tưởng sống để có thể đứng vững trước mọi thách thức và sóng gió trong cuộc đời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
WWW.GOOGLE.
WWW.TUOITRE.COM.VN
WWW.VIETNAMPLUS.VN.
WWW.MOLISA.GOV.VN.
WWW.TGPSAIGON.NET.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hòa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)