Bài thuyết trình lịch sử - Chùa một cột và chùa mía
Chia sẻ bởi Hà Quang Minh |
Ngày 10/05/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Bài thuyết trình lịch sử - Chùa một cột và chùa mía thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Bài thuyết trình lịch sử
Chùa Một Cột – Chùa Mía
5
4
3
ACTION!
Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp), còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Chùa Một Cột
Lịch sử hình thành
Chùa được xây dựng vào nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toà Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu (phúc lành dài lâu).
Tượng Phật Bà Quan Âm được thờ cúng trong chùa
Kiến trúc
Ở Hoa Lư, Ninh Bình trong ngôi chùa Nhất Trụ có một cây cột đá cao, sáu cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn (981–1005). Phía trên cột là tòa sen chạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột sáu cạnh hình bông sen. Như vậy, trước khi xây chùa Một Cột, lối kiến trúc đó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền.
Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay.
Sơ đồ thiết kế
chùa Một Cột
Chùa Một Cột bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m, đường kính 1,20 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.
Hình cá chép trang trí mái đầu đao.
Hình Lưỡng long triều nguyệt (hai rồng trầu mặt trăng) trang trí nóc mái.
Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958.
Sửa sang, tu bổ
- Chùa được dựng từ thời thuộc Đường: "Nǎm đầu niên hiệu Hàm Thông thời Đường..., dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đó đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy. Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng. Khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng..."
- Đời Lý Nhân Tông, nǎm 1080 vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là "Giác Thế chuông" (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Quy Điền và quả chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Quan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này để đúc súng đạn.
Như sách Toàn thư đã ghi lại, nǎm 1249 "mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ". Chùa đã qua nhiều đợt tu sửa. Đợt sửa chữa lớn vào nǎm Thiên ứng Chính Bình 18 (1249) gần như phải làm lại toàn bộ. Thời Lê, triều đình nhiều lần cho tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá.
Nǎm 1838, tổng đốc Hà Ninh Đặng Vǎn Hoà tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tả hữu, gác chuông và cửa tam quan.
Nǎm 1852, bố chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới.
Nǎm 1864, tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ toà sen, chạm trổ thêm công phu tráng lệ.
Nǎm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, quân Pháp đã đặt mìn phá đổ chùa. Sau ngày tiếp quản thủ đô, Bộ Vǎn Hoá đã cho tu sửa chùa Một Cột theo đúng kiểu mẫu cũ để lại từ thời Nguyễn.
Chùa Một Cột năm 1939
Hiện trạng
Qua các thời đại khác nhau cho đến ngày nay, chùa Một Cột không còn dấu tích của thời khởi dựng nhưng vẫn mang giá trị lịch sử, văn hóa của ngàn năm và giá trị kiến trúc độc đáo.
Nhưng nay, khi tới thăm chùa, các nhà nghiên cứu thấy nhiều hình ảnh của văn hóa ngoại lai bỗng ngang nhiên xuất hiện ở đây. Đôi sư tử mang phong cách nghệ thuật Trung Hoa, đôi đèn Nhật Bản “lạ" đặt ở hai bên đã làm mất hết giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Với một di tích có giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng như vậy, thiết nghĩ các nhà quản lý cần sớm chấm dứt tình trạng tùy tiện đưa những điều trái với nghệ thuật truyền thống Việt vào di tích, để du khách trong nước và bạn bè quốc tế có những nhận biết đúng đắn về di tích Việt.
Chùa Mía
Chùa Mía (tên chữ: Sùng Nghiêm tự) là một ngôi chùa ở xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội. Xưa kia, vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía, nên chùa này được quen gọi là chùa Mía. Đây là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam.
Chùa được xây dựng từ thời xa xưa, nhưng có thời kỳ không ai chăm sóc nên bị hoang phế. Mãi đến năm 1632, cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dong của chúa Trịnh Tráng mới kêu gọi thiện nam, tín nữ các làng Đông Sàng, Mông Phụ, Cam Toàn…cùng nhau tôn tạo lại chùa. Cũng vì các làng đó thuộc tổng Mía, cũng là quê hương của cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dong cho nên để tỏ lòng mến mộ, người ta đã lấy tên chùa là chùa Mía. Mọi người còn xây dựng thêm một đến thờ riêng để thờ Bà chúa Mía.
Lịch sử hình thành
Kiến trúc và cảnh quan
Chùa có quy mô lớn, chia ra ba khu riêng biệt. Ngoài cùng là gác chuông, tiếp đến là sân, ở bên góc phải có một cây đa cổ thụ vài trăm năm tuổi tán lá sum suê tạo cho Chùa Mía một cảnh yên tĩnh, mát mẻ và linh thiêng.
Từ chợ Mía , bước qua cổng Tam quan để vào chùa mọi người mới cảm thấy như bước vào một thế giới khác, trái ngược hoàn toàn với cảnh xô bồ, tấp nập ngoài kia. Mảnh sân trước chùa có cây đa cổ không chỉ đem lại cho chùa 1 không gian mát mẻ, thoáng đãng mà còn khoác lên chùa chiếc áo trầm mặc, cổ kính và linh thiêng.
Qua một cổng gạch, là tới dãy nhà thụ trai (nơi ở của các nhà sư). Tiếp đến là chùa chính, gồm nhà bái đường, chùa hạ, chùa trong và thượng điện. Đặc biệt trong nhà bái đường có một bia đá dựng vào năm xây chùa; cao 1,6m; rộng 1,2m và được đặt trên lưng một con rùa. Tấm bia đá được khắc năm 1634, nói về việc trùng tu chùa năm 1632. Tại tấm bia đá này cũng lưu trữ nhiều tài liệu quý báu mang giá trị lịch sử lớn lao của ngôi chùa.
Tầng trên của tam quan có gác chuông của chùa là ngôi nhà 3 gian làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Các góc mái đều gắn đao triện. Sàn nhà bằng gỗ, ở tầng gác có hàng lan can tiện. Các ván long, xà nách đều được bào xoi cạnh và chạm trang trí đề tài hoa lá. Trên gác treo một quả chuông đúc năm 1743 và một khánh đồng đúc năm 1864.
Gần tam quan và cây đa cổ thụ là tòa tháp chín tầng hoa sen, mỗi tầng tháp xoè hình đầu rồng cong vút. Từ trong ta có thể nhìn ra ngoài bằng tám cửa tượng trưng cho tám hướng.
a) Tam quan
Những người vào tham quan sẽ không phải quay lưng vào bất cứ ban thờ nào. Tiền đường ở phía ngoài cao ráo khoáng đạt. Sau tiền đường là chính điện với ban thờ tam bảo, nay được đặt thêm tượng mẫu phía bên trái tiền đường
Toà đại hùng bảo điện ở phía trong khá đồ sộ. Tượng thờ được bài trí rất trang nghiêm, khói hương nghi ngút đan quện với tiềng chuông ngân. Trong cùng là thượng điện. đây cũng là nơi đặt toà kim cương của tam thế phật. hai bên hành lang tả hữu thờ thập bát la hán. Toàn bộ kiến trúc của chùa được xây dựng bằng loại gỗ quí, nhiều bức được trạm khắc công phu như hình tứ linh, hình hoa lá.
b) Nội điện
Phía trong ngôi chùa cổ là khu nội điện gồm tiền đường, đại hùng, bảo điện, thượng điện được sắp xếp theo cấu trúc “Nội công ngoại quốc” trông rất bề thế. Dãy hành lang sắp xếp theo hình chữ “Mục” khiến ban thờ này nối tiếp ban thờ kia.
c) Tượng phật trong chùa
Chùa có đến 287 pho tượng lớn nhỏ, hầu hết những bức tượng đều có từ khi thành lập chùa. Mỗi bức tượng là 1 câu chuyện ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người, dân tộc Việt Nam. Trong đó có
- 6 tượng đồng
- 107 pho tượng gỗ
- 174 pho tượng được làm bằng đất nung được sơn son thếp vàng
Tất cả những bức tượng đều mang giá trị lớn về nghệ thuật. Đặc biệt có bức tượng “Thích Ca nhập niết bàn” là một bức tượng quý hiếm, ít thấy trong các chùa trong cả nước. Ngoài ra, chùa còn có bộ 8 pho tượng “Bát Bộ Kim Cương” được làm hoàn toàn bằng đất luyện. Mỗi bức tượng miêu tả tư thế của 1 vị võ tướng đang ở trong tư thế chuẩn bị chiến đấu trừ tà và bảo vệ pháp luật. Đường nét nên bộ tượng “Bát Bộ Kim Cương” đã được coi là điển hình nghệ thuật của tượng Phật
d) Hàng tượng La Hán trong chùa
Dọc theo các dãy hành lang còn có nhiều bức tượng nghệ thuật đặc sắc khác. Có thể kể đến là tượng “Phật Tuyết Sơn”, tượng “Quan Âm Tống Tử”…Tất cả các bức tượng dưới bàn tay nghệ nhân chạm khắc một cách mềm mại, trau chuốt đều diễn tả được một cách sống động tính cách của từng nhân vật. Gây ấn tượng lớn đối với khách tham quan.
e) Tượng Phật Tuyết Sơn
f) Động quan âm Thị Kính
Mái động gồ ghề, các nhũ đá thiên hình vạn trạng. Tượng Thị Kính hiền lành ôm lấy một đứa trẻ với ánh mắt nhìn bao dung như nói với người đời đừng người mẹ nào như Thị Mầu rồi dẫn đến số phận bi ai của những đứa trẻ phải gánh chịu.
Chùa Mía hiện tại đang được tu sửa phần toà tháp 9 tầng hoa sen. Mỗi năm đặc biệt là vào những dịp năm mới Chùa Mía lại đón chào hàng nghìn du khách tới đây thăm quan và vãn cảnh chùa. Về đây ai cũng cảm giác như lòng sạch thanh, trút bỏ mọi ưu phiền trong cuộc sống. Nếu may mắn đi vào những dịp lễ hội như đầu năm mới, lễ vào hè, ra hè, bạn sẽ được chứng kiến những phong tục độc đáo ở nơi đây.
Hiện trạng
Thời gian đã qua đi chỉ khiến cho Chùa Mía thêm nét rêu phong cổ kính chứ không làm phai mờ đi nét đẹp của nó. Chính quyền và nhân dân địa phương đã và đang nỗ lực hết sức để bảo tồn và trùng tu 1 danh lam thắng cảnh đẹp của quê hương.
Nhưng vào những ngày lễ tết nếu tới Chùa Mía bạn sẽ bắt gặp một cảnh tượng không đẹp mắt chút nào. Những người dân bày la liệt hàng quán trước cổng chùa làm mất đi vẻ uy nghi, nghiêm trang ở chùa. Để phục vụ du khách thập phương, rất nhiều người đã vì lợi ích kinh doanh mà quên đi lợi ích của cả cộng đồng. Hình ảnh phản cảm ấy không những làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp của chùa mà còn gây khó chịu cho do khách cũng như người dân địa phương. Đây là vấn đề khiến cho ban quản lí di tích phải suy nghĩ, tìm ra giải pháp phù hợp nhất sao cho vừa đảm bảo quyền lợi của người dân vừa làm vừa lòng khách tham quan.
Nguyễn Công Thắng
Lưu Thu Hà
Nguyễn Thị Thu Hằng
Trần Tuấn Anh
Nguyễn Phương Thảo
Nguyễn Bảo Ngọc
Đoàn Trọng Khuê
Hà Quang Minh
Trần Ngọc Tùng
Giang Quang Hiếu
Phùng Thu Phương
Phan Thị Thảo Hoa
Nguyễn Minh Thắng
Bài thuyết trình của chúng tôi
xin kết thúc tại đây
Chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn!
Thành viên nhóm 2
Chùa Một Cột – Chùa Mía
5
4
3
ACTION!
Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp), còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Chùa Một Cột
Lịch sử hình thành
Chùa được xây dựng vào nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toà Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu (phúc lành dài lâu).
Tượng Phật Bà Quan Âm được thờ cúng trong chùa
Kiến trúc
Ở Hoa Lư, Ninh Bình trong ngôi chùa Nhất Trụ có một cây cột đá cao, sáu cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn (981–1005). Phía trên cột là tòa sen chạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột sáu cạnh hình bông sen. Như vậy, trước khi xây chùa Một Cột, lối kiến trúc đó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền.
Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay.
Sơ đồ thiết kế
chùa Một Cột
Chùa Một Cột bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m, đường kính 1,20 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.
Hình cá chép trang trí mái đầu đao.
Hình Lưỡng long triều nguyệt (hai rồng trầu mặt trăng) trang trí nóc mái.
Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958.
Sửa sang, tu bổ
- Chùa được dựng từ thời thuộc Đường: "Nǎm đầu niên hiệu Hàm Thông thời Đường..., dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đó đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy. Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng. Khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng..."
- Đời Lý Nhân Tông, nǎm 1080 vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là "Giác Thế chuông" (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Quy Điền và quả chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Quan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này để đúc súng đạn.
Như sách Toàn thư đã ghi lại, nǎm 1249 "mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ". Chùa đã qua nhiều đợt tu sửa. Đợt sửa chữa lớn vào nǎm Thiên ứng Chính Bình 18 (1249) gần như phải làm lại toàn bộ. Thời Lê, triều đình nhiều lần cho tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá.
Nǎm 1838, tổng đốc Hà Ninh Đặng Vǎn Hoà tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tả hữu, gác chuông và cửa tam quan.
Nǎm 1852, bố chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới.
Nǎm 1864, tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ toà sen, chạm trổ thêm công phu tráng lệ.
Nǎm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, quân Pháp đã đặt mìn phá đổ chùa. Sau ngày tiếp quản thủ đô, Bộ Vǎn Hoá đã cho tu sửa chùa Một Cột theo đúng kiểu mẫu cũ để lại từ thời Nguyễn.
Chùa Một Cột năm 1939
Hiện trạng
Qua các thời đại khác nhau cho đến ngày nay, chùa Một Cột không còn dấu tích của thời khởi dựng nhưng vẫn mang giá trị lịch sử, văn hóa của ngàn năm và giá trị kiến trúc độc đáo.
Nhưng nay, khi tới thăm chùa, các nhà nghiên cứu thấy nhiều hình ảnh của văn hóa ngoại lai bỗng ngang nhiên xuất hiện ở đây. Đôi sư tử mang phong cách nghệ thuật Trung Hoa, đôi đèn Nhật Bản “lạ" đặt ở hai bên đã làm mất hết giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Với một di tích có giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng như vậy, thiết nghĩ các nhà quản lý cần sớm chấm dứt tình trạng tùy tiện đưa những điều trái với nghệ thuật truyền thống Việt vào di tích, để du khách trong nước và bạn bè quốc tế có những nhận biết đúng đắn về di tích Việt.
Chùa Mía
Chùa Mía (tên chữ: Sùng Nghiêm tự) là một ngôi chùa ở xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội. Xưa kia, vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía, nên chùa này được quen gọi là chùa Mía. Đây là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam.
Chùa được xây dựng từ thời xa xưa, nhưng có thời kỳ không ai chăm sóc nên bị hoang phế. Mãi đến năm 1632, cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dong của chúa Trịnh Tráng mới kêu gọi thiện nam, tín nữ các làng Đông Sàng, Mông Phụ, Cam Toàn…cùng nhau tôn tạo lại chùa. Cũng vì các làng đó thuộc tổng Mía, cũng là quê hương của cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dong cho nên để tỏ lòng mến mộ, người ta đã lấy tên chùa là chùa Mía. Mọi người còn xây dựng thêm một đến thờ riêng để thờ Bà chúa Mía.
Lịch sử hình thành
Kiến trúc và cảnh quan
Chùa có quy mô lớn, chia ra ba khu riêng biệt. Ngoài cùng là gác chuông, tiếp đến là sân, ở bên góc phải có một cây đa cổ thụ vài trăm năm tuổi tán lá sum suê tạo cho Chùa Mía một cảnh yên tĩnh, mát mẻ và linh thiêng.
Từ chợ Mía , bước qua cổng Tam quan để vào chùa mọi người mới cảm thấy như bước vào một thế giới khác, trái ngược hoàn toàn với cảnh xô bồ, tấp nập ngoài kia. Mảnh sân trước chùa có cây đa cổ không chỉ đem lại cho chùa 1 không gian mát mẻ, thoáng đãng mà còn khoác lên chùa chiếc áo trầm mặc, cổ kính và linh thiêng.
Qua một cổng gạch, là tới dãy nhà thụ trai (nơi ở của các nhà sư). Tiếp đến là chùa chính, gồm nhà bái đường, chùa hạ, chùa trong và thượng điện. Đặc biệt trong nhà bái đường có một bia đá dựng vào năm xây chùa; cao 1,6m; rộng 1,2m và được đặt trên lưng một con rùa. Tấm bia đá được khắc năm 1634, nói về việc trùng tu chùa năm 1632. Tại tấm bia đá này cũng lưu trữ nhiều tài liệu quý báu mang giá trị lịch sử lớn lao của ngôi chùa.
Tầng trên của tam quan có gác chuông của chùa là ngôi nhà 3 gian làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Các góc mái đều gắn đao triện. Sàn nhà bằng gỗ, ở tầng gác có hàng lan can tiện. Các ván long, xà nách đều được bào xoi cạnh và chạm trang trí đề tài hoa lá. Trên gác treo một quả chuông đúc năm 1743 và một khánh đồng đúc năm 1864.
Gần tam quan và cây đa cổ thụ là tòa tháp chín tầng hoa sen, mỗi tầng tháp xoè hình đầu rồng cong vút. Từ trong ta có thể nhìn ra ngoài bằng tám cửa tượng trưng cho tám hướng.
a) Tam quan
Những người vào tham quan sẽ không phải quay lưng vào bất cứ ban thờ nào. Tiền đường ở phía ngoài cao ráo khoáng đạt. Sau tiền đường là chính điện với ban thờ tam bảo, nay được đặt thêm tượng mẫu phía bên trái tiền đường
Toà đại hùng bảo điện ở phía trong khá đồ sộ. Tượng thờ được bài trí rất trang nghiêm, khói hương nghi ngút đan quện với tiềng chuông ngân. Trong cùng là thượng điện. đây cũng là nơi đặt toà kim cương của tam thế phật. hai bên hành lang tả hữu thờ thập bát la hán. Toàn bộ kiến trúc của chùa được xây dựng bằng loại gỗ quí, nhiều bức được trạm khắc công phu như hình tứ linh, hình hoa lá.
b) Nội điện
Phía trong ngôi chùa cổ là khu nội điện gồm tiền đường, đại hùng, bảo điện, thượng điện được sắp xếp theo cấu trúc “Nội công ngoại quốc” trông rất bề thế. Dãy hành lang sắp xếp theo hình chữ “Mục” khiến ban thờ này nối tiếp ban thờ kia.
c) Tượng phật trong chùa
Chùa có đến 287 pho tượng lớn nhỏ, hầu hết những bức tượng đều có từ khi thành lập chùa. Mỗi bức tượng là 1 câu chuyện ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người, dân tộc Việt Nam. Trong đó có
- 6 tượng đồng
- 107 pho tượng gỗ
- 174 pho tượng được làm bằng đất nung được sơn son thếp vàng
Tất cả những bức tượng đều mang giá trị lớn về nghệ thuật. Đặc biệt có bức tượng “Thích Ca nhập niết bàn” là một bức tượng quý hiếm, ít thấy trong các chùa trong cả nước. Ngoài ra, chùa còn có bộ 8 pho tượng “Bát Bộ Kim Cương” được làm hoàn toàn bằng đất luyện. Mỗi bức tượng miêu tả tư thế của 1 vị võ tướng đang ở trong tư thế chuẩn bị chiến đấu trừ tà và bảo vệ pháp luật. Đường nét nên bộ tượng “Bát Bộ Kim Cương” đã được coi là điển hình nghệ thuật của tượng Phật
d) Hàng tượng La Hán trong chùa
Dọc theo các dãy hành lang còn có nhiều bức tượng nghệ thuật đặc sắc khác. Có thể kể đến là tượng “Phật Tuyết Sơn”, tượng “Quan Âm Tống Tử”…Tất cả các bức tượng dưới bàn tay nghệ nhân chạm khắc một cách mềm mại, trau chuốt đều diễn tả được một cách sống động tính cách của từng nhân vật. Gây ấn tượng lớn đối với khách tham quan.
e) Tượng Phật Tuyết Sơn
f) Động quan âm Thị Kính
Mái động gồ ghề, các nhũ đá thiên hình vạn trạng. Tượng Thị Kính hiền lành ôm lấy một đứa trẻ với ánh mắt nhìn bao dung như nói với người đời đừng người mẹ nào như Thị Mầu rồi dẫn đến số phận bi ai của những đứa trẻ phải gánh chịu.
Chùa Mía hiện tại đang được tu sửa phần toà tháp 9 tầng hoa sen. Mỗi năm đặc biệt là vào những dịp năm mới Chùa Mía lại đón chào hàng nghìn du khách tới đây thăm quan và vãn cảnh chùa. Về đây ai cũng cảm giác như lòng sạch thanh, trút bỏ mọi ưu phiền trong cuộc sống. Nếu may mắn đi vào những dịp lễ hội như đầu năm mới, lễ vào hè, ra hè, bạn sẽ được chứng kiến những phong tục độc đáo ở nơi đây.
Hiện trạng
Thời gian đã qua đi chỉ khiến cho Chùa Mía thêm nét rêu phong cổ kính chứ không làm phai mờ đi nét đẹp của nó. Chính quyền và nhân dân địa phương đã và đang nỗ lực hết sức để bảo tồn và trùng tu 1 danh lam thắng cảnh đẹp của quê hương.
Nhưng vào những ngày lễ tết nếu tới Chùa Mía bạn sẽ bắt gặp một cảnh tượng không đẹp mắt chút nào. Những người dân bày la liệt hàng quán trước cổng chùa làm mất đi vẻ uy nghi, nghiêm trang ở chùa. Để phục vụ du khách thập phương, rất nhiều người đã vì lợi ích kinh doanh mà quên đi lợi ích của cả cộng đồng. Hình ảnh phản cảm ấy không những làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp của chùa mà còn gây khó chịu cho do khách cũng như người dân địa phương. Đây là vấn đề khiến cho ban quản lí di tích phải suy nghĩ, tìm ra giải pháp phù hợp nhất sao cho vừa đảm bảo quyền lợi của người dân vừa làm vừa lòng khách tham quan.
Nguyễn Công Thắng
Lưu Thu Hà
Nguyễn Thị Thu Hằng
Trần Tuấn Anh
Nguyễn Phương Thảo
Nguyễn Bảo Ngọc
Đoàn Trọng Khuê
Hà Quang Minh
Trần Ngọc Tùng
Giang Quang Hiếu
Phùng Thu Phương
Phan Thị Thảo Hoa
Nguyễn Minh Thắng
Bài thuyết trình của chúng tôi
xin kết thúc tại đây
Chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn!
Thành viên nhóm 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Quang Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)