BÀI THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Chia sẻ bởi Bùi Phú Hưng | Ngày 16/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: BÀI THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT PHÚ GIÁO
TRƯỜNG TH&THCS TAM LẬP


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Tam Lập, ngày 02 tháng 02 năm 2015

BÀI THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Xin kính chào các thầy cô giáo trong Hội đồng giám khảo chấm thi đồ dùng dạy học tự làm huyện Phú Giáo năm học 2014 - 2015!
Đây là gian trưng bày các sản phẩm tham dự Hội thi đồ dùng dạy học tự làm huyện Phú Giáo của trường Tiểu học và THCS Tam Lập.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với các thầy cô giáo sản phẩm của nhà trường tham dự Hội thi năm nay.
Sản phẩm này đã góp phần không nhỏ vào quá trình đổi mới PPDH của giáo viên, tăng cường tính chủ động sáng tạo độc lập trong học tập cho học sinh. Khơi dậy hứng thú và niềm đam mê sáng tạo cho các em trong quá trình học tập. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong giảng dạy.
Về tham dự Hội thi và triển lãm đồ dùng dạy học tự làm cấp huyện hôm nay – Tiểu học và THCS Tam Lập mang đến sản phẩm dự thi:
Sa bàn chiến dịch Điện Biên phủ.
Cùng các sản phẩm ĐDDH tự làm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường năm học 2013 – 2014 và một số sản phẩm đã đạt giải các năm học trước cùng các thiết bị ĐDDH theo danh mục cấp phát phục vụ trong quá trình dạy học.
Sản phẩm chúng tôi xin giới thiệu: Đó là Sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tác giả mô hình này là:
Thầy giáo Bùi Phú Hưng giáo viên môn lịch sử trường Tiểu học và THCS Tam Lập.
Lý do chọn sản phẩm:
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 56 ngày đêm chấn động địa cầu là một trong những chiến thắng vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Để tái hiện lại chiến dịch lịch sử ấy giúp cho giáo viên và học sinh hiểu hơn về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam nên tôi đã chọn đề tài “ Sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ ” để thiết kế.
Công dụng, chức năng, vai trò của TBDH tự làm.
Với mô hình sa bàn này: Có thể phục vụ là đồ dùng trực quan cho chúng ta dạy bài 27 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) lịch sử lớp 9 và bài 17 lịch sử lớp 5 và nhiều tiết học khác nhau của các môn học khác nhau ở mỗi khối lớp.
+ Trước hết là : Giúp giáo viên tường thuật lại chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử với 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm ( từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954) để rồi làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu.
+ Tiếp đến là:
Bài 4: Trung du Bắc bộ (Địa lý lớp 4)
Bài 2: Địa hình và khoáng sản (Địa lý lớp 5)
Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất ( Địa lý lớp 6)
Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Môn Địa Lý 9)
Hoạt động ngoài giờ lên lớp “Chúng em đi thăm Điện Biên Phủ”
Phục vụ cho giải nghĩa từ “ trùng trùng điệp điệp”; “Cao nguyên”
Giới thiệu bài Đi thăm thiên nhiên môn tự nhiên xã hội lớp 3
+ Đây cũng là mô hình phục vụ cho phần giới thiệu về các miền quê đất nước của các tiết học ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ, các tiết học giới thiệu về vùng Tây Bắc – Cái nôi của cách mạng.
Mô hình này còn được sử dụng nhiều trong các bài học khác, mời các thầy cô tham quan và đóng góp ý kiến!
Quy trình thiết kế TBDH tự làm.
4.1. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động.
- Cấu tạo của sa bàn: Gồm toàn cảnh núi đồi, thung lũng lòng chảo Điện Biên thu nhỏ theo tỉ lệ: 1/14000 m. Các mũi tấn công của quân ta trong 3 đợt tấn công từ 13/3/1954 đến 7/5/1954. Các cứ điểm của quân Pháp như Hầm Đơcatstơri, đồi A1, C1, cứ điểm Him Lam, đồi Độc Lập, sân bay Mường Thanh...
- Nguyên tắc hoạt động: Sa bàn được chia ra thành 3 phần chính thuật lại diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ được thiết kế bởi 3 thệ thống:
+ Phần thứ nhất: Cuộc tấn công đợt 1 của quân ta từ ngày 13/3/1954 gồm hệ thống đèn chiếu sáng các cứ điểm ta tấn công đợt 1 màu vàng vào Bản Kéo, đồi Độc lập, Cứ điểm Him Lam.
+ Phần thứ 2: Cuộc tấn công đợt 2 của quân ta từ ngày 30/3/1954 gồm hệ thống đèn chiếu sáng các mũi tấn công màu xanh vào các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Phú Hưng
Dung lượng: 59,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)