Bài thuyết mình của học sinh về cuộc đời của Nguyễn Trãi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hà | Ngày 21/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài thuyết mình của học sinh về cuộc đời của Nguyễn Trãi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài thuyết trình về:
Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp
Thực hiện bởi : nhóm 2 lớp 8a1 trường THCS Cát linh
 Thành phần tham gia xây dựng bài
1. Nguyễn Quỳnh Anh
2. Nguyễn Hữu Trung
3. Nguyễn Đức Nghĩa
4. Bạch Trường Phi
5. Phạm Duy Toàn
6. Phùng thanh Phương
7. Hà Trọng Duy
8. Ngô Ngọc Đức
9. Lê Đức Thịnh
10. Triệu Minh Đức
11.Vũ Lê Minh Hoàng
12. Hoàng Anh Tuấn
I.Nguyễn Trãi, cuộc đời , sự nghiệp
1.Vài nét về dòng họ
+Gia phả họ Nguyễn ở làng Nhị Khê chỉ ghi chép từ đời Nguyễn Phi Khanh trở xuống nên về dòng họ nội còn chưa được rõ.
+Theo cuốn “Văn chương Nguyễn Trãi” của Bùi Văn Nguyên có nói ông nội ông là Nguyễn Minh Du có 3 người con là Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư và Nguyễn Ứng Long.
+Hai người con đầu đều đã trở thành võ quan .Riêng Nguyễn Ứng Long (là cha của Nguyễn Trãi) dù có đức có tài nhưng lại không được trọng dụng.
+ Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, Nguyễn Ứng Long đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh ra phục vụ triều đình nhà Hồ.
+ Giặc Minh sang, nhà Hồ thất bại , Nguyễn Phi Khanh bị bắt theo về Trung Quốc.Cuối đời , ông chết ở Yên Kinh.( TQ)
+ Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán, thuộc dòng dõi hoàng tộc, cháu 4 đời của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải. tính tình điềm đạm, khẳng khái, có thành tích xuất sắc chống giặc Chiêm Thành .Khi ông lên nắm chức tư đồ, cơ nghiệp nhà Trần đã suy vi. Chán nản thời thế, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn năm 1385 và mất năm 1390.
+ Trần Nguyên Đán có một người con gái là Trần Thị Thái và cũng là thân mẫu của Nguyễn Trãi.
2.Tiểu sử
+ Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, quê quán làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời về làng Ngọc Ổi (Nhị Khê) huyện Thường Tín tỉnh Hà Sơn Bình.
+ Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh .Năm lên 5, 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại.
+Không lâu sau, trần Nguyên Đán cũng mất , Nguyễn T rãi theo cha về sống ở làng Nhị Khê.
+ Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí học tập, nổi tiếng là người học rộng, tài cao, là một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
3. Cuộc đời và sự nghiệp
A . Thời chiến
+ Năm 1400 thi đỗ Thái học sinh triều Hồ
+ Năm 1407 : giặc Minh xâm lược, Hồ Quý Ly thất bại, Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về tìm đường cứu nước nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan suốt mười năm .
+ Năm 1416, ông tìm đến cuộc khời nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách.. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân.
+Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.
+ Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo".
+ 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.
3. Cuộc đời và sự nghiệp
B.Thời bình
+ Ðược phong chức vị cao trong triều đình.
+ Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyền thần ganh ghét. Ðặc biệt, sau vụ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị bắt giam một thời gian ngắn. Thời kỳ này, ông bắt đầu cay đắng nhận ra sự độc ác của miệng đời:

“Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh “
(Bảo kính cảnh giới 9)
+ Sau đó, ông được tha nhưng không còn được tin dùng.
+ 1443 : Lê Thái Tổ mất. Ông xin về ở ârn ở Côn Sơn.Do luôn “lo trước cái thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ” nên Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm , liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh chỉ là một túp lều tranh.Khi cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc , nhà của ông ở Côn Sơn “bốn mặt trống trải, xơ xác chỉ có sách là giàu”
+ Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan, giữ chức Tả gián nghị đại phu.
+ Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.
+ Năm 1442, án Lệ Chi Viên xảy ra,thiếp của ông là bà Nguyễn Thị Lộ bị vu oan tội cố ý giết Vua. Nguyễn Trãi vì thế bị coi là đồng phạm.
+ C ả nhà ông bị hãm hại (tru di tam tộc) . S ự việc đã khiến cho người đương thời cảm thấy vô cùng thương tiếc.
+ Năm 1464 , sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành điều tra minh oan, phục hồi chức v ị cho ông và sai Trần Khắc Kiệm tìm lại con cháu còn xót lại.
+ Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Ông là anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của đ ất nước ta.
4. Sự nghiệp sáng tác và những tác phẩm
Nguyễn Trãi không chỉ là một con người yêu nước, thương dân, cần kiệm liêm chính , là vị quân sư lỗi lạc mà còn là một thi nhân, một văn sĩ với những tác phẩm ( dẫu đã bị thất lạc nhiều sau vụ án Lệ Chi Viên ) ông để lại cho hậu thế là vô giá. Hiện nay , số lượng tác phẩm chỉ còn một ít có thể kể tên như sau :
A. Về văn: Bình Ngô đại cáo ; Quân trung từ mệnh tập, văn loại gồm chiếu biểu làm thay cho Lê Lợi ; Băng Hồ di sự lục (1428) ; Văn bia Vĩnh Lăng (1435) ; Dư địa chí (1435).
B. Về thơ : Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán ; Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm(ước tính đây là bài thơ nôm duy nhất còn xót lại sau thảm án Lệ Chi Viên)
C. Nội dung thơ văn.
Tư tưởng nhân nghĩa , yêu nước thương dân.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
        Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

4. Sự nghiệp sáng tác và những tác phẩm
Lòng căm thù giặc sôi sục, quyết không đội trời chung :
        “ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
        Lấy chí nhân để thay cường bạo“

“Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
        Căm giặc nước thề không cùng sống “
Sức mạnh nhân nghĩa là sức mạnh để chiến thắng thù trong giặc ngoài :
        "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
        Lấy chí nhân để thay cường bạo"
Yêu thiên nhiên:
        "Hái cúc ương lan, hương bén áo
        Tìm mai, đạt nguyệt, tuyết xâm khăn"
----------------------------
        "Cò nằm, hạc lẩn nên bầy bạn
        Ủ ấp cùng ta làm cái con"
4. Sự nghiệp sáng tác và những tác phẩm
Yêu quê hương gia đình:
        "Quê cũ nhà ta thiếu của nào
        Rau trong nội, cá trong ao“
Yêu danh lam thắng cảnh.
        "Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa
        Bao dải tua châu đá rủ mành"
        (Đề chùa Hoa yên, núi Yên Tử)
"Kình ngạc băm vằm non mấy khúc
        Giáp gươm chìm gẫy bãi bao tầng"
                                                    (Cửa biển Bạch Đằng)
Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao.
       
        "Say minh nguyệt, chè ba chén
        Thú thanh phong, lều một gian "
---------------------------
        "Sách một hai phiên làm bậu bạn.
        Rượu năm ba chén đổi công danh"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)