Bài thực hành: cá trắm cỏ

Chia sẻ bởi Lê Trần Thùy Linh | Ngày 10/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài thực hành: cá trắm cỏ thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

CÁ TRẮM CỎ
I. CÁ TRẮM CỎ
Cá trắm cỏ (danh pháp khoa học: Ctenopharyngodon idella) là một loại cá thuộc họ Cá chép. Cá lớn có thể dài tới 1,5 mét, nặng 45 kg và sống tới 21 năm. Thân cá trắm cỏ thon dài và có dạng hình trụ, bụng tròn, thót lại ở gần đuôi chiều dài của đuôi lớn hơn chiều rộng của nó; đầu trung bình; miệng rộng và có dạng hình cung vảy lớn và có dạng hình tròn. Hậu môn gần với vây hậu môn; màu cơ thể: phần hông màu vàng lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm; bụng màu trắng xám nhạt.
Phân bổ
Môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, ao hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, ưa nước sạch.
Nhiệt độ: 0 - 35°C
Vĩ độ: 65°bắc - 25°nam
Có thể nuôi cá trắm cỏ trong các ao thâm canh và bán thâm canh, cũng như trong các lồng hay bè nuôi nhân tạo.
I. CÁ TRẮM CỎ
Các khu vực sản xuất chính
Theo trang Web của FAO năm 2002 có 39 quốc gia và khu vực báo cáo với FAO về việc chăn nuôi cá trắm cỏ nhưng chỉ có 8 quốc gia (Bangladesh, Trung Quốc, Đài Loan, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Lào, và Malaysia) thông báo có sản lượng lớn hơn 1.000 tấn. Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất (3.419.593 tấn năm 2002, khoảng 95,7% tổng sản lượng toàn cầu).
I. CÁ TRẮM CỎ
Các khu vực sản xuất chính
Bangladesh, Trung Quốc, Đài Loan, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Lào, và Malaysia
I. CÁ TRẮM CỎ
Sinh sản
Trong điều kiện tự nhiên, cá trắm cỏ là loại cá bán di cư. Đến mùa sinh sản chúng di cư lên đầu nguồn các con sông để đẻ. Nước chảy và sự thay đổi mực nước là các điều kiện môi trường thiết yếu để kích thích cá đẻ tự nhiên. Cá đạt đến độ tuổi trưởng thành có khả năng sinh đẻ sau 4-5 năm. Trứng cá tự nhiên cũng là một nguồn để sản xuất cá giống hoặc để duy trì và cải tạo gen.
I. CÁ TRẮM CỎ
Thức ăn
Chủ yếu là các loại cỏ, rong và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá v.v. Trong điều kiện chăn nuôi nhân tạo, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hay thức ăn viên chẳng hạn).
Tôm
Tép
Ấu trùng cá
I. CÁ TRẮM CỎ
* Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài
- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá màu tối, mất nhớt khô ráp.
- Xuất hiện các đốm đỏ trên thân
- Mang xuất huyết và tái xám, dính bùn, mắt lồi
- Hậu môn sưng đỏ
- Cá có mùi tanh đặc trưng
II. BỆNH TÍCH CỦA CÁ TRẮM CỎ BỊ BỆNH XUẤT HUYẾT
Giải phẫu
-Xoang miệng, xoang mang, nắp mang, mắt và gốc vây đều xuất huyết, điển hình là cơ dưới da xuất huyết, bệnh nặng toàn thân xuất huyết. Toàn thân cá chảy máu màu hang.
- Cá bị bệnh 3-5 ngày có thể chết, tỉ lệ chết từ 60-80%, nhiều ao chết tới 100%. Trên cơ thể cá chết không có nhiều dấu hiệu thay đổi lớn.
II. BỆNH TÍCH CỦA CÁ TRẮM CỎ BỊ BỆNH XUẤT HUYẾT
Giải phẫu
Thành ruột xuất huyết nhưng không hoại tử thành ruột còn tương đối chắc chắn, không thối nát).
- Cơ quan nội tạng: Gan, lách, thận, xoang bong, xuất huyết có nhiều dịch
- Ruột xuất huyết và không có thức ăn
II. BỆNH TÍCH CỦA CÁ TRẮM CỎ BỊ BỆNH XUẤT HUYẾT
* Mùa vụ xuất hiện bệnh
Vụ 1: tháng 3-4-5 và vụ 2: tháng 8-9-10. Thời kỳ có nhiệt độ nước trung bình từ 25- 300C.
- Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá giống 6-10cm, đặc biệt là cá 15-20cm (0.3-0.4kg/con) bị nghiêm trọng nhất. Cá trên một tuổi mức độ nhiễm bệnh nhẹ.
- Bệnh chỉ gặp ở Trắm cỏ và Trắm đen
II. BỆNH TÍCH CỦA CÁ TRẮM CỎ BỊ BỆNH XUẤT HUYẾT
Nguyên nhân : Là do virus Reovirus thể virus hình khối hai mặt đối xứng
II. BỆNH TÍCH CỦA CÁ TRẮM CỎ BỊ BỆNH XUẤT HUYẾT
- Phương pháp phòng bệnh là:
+ Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp: xử lý môi trường bằng các biện pháp thay nước hoặc cấp thêm nước cho ao, sử dụng các loại hoá chất tẩy trùng ao như dùng Pronopol.
+ Trong khẩu phần ăn hàng ngày chú ý tăng lượng thức ăn tinh giảm thức ăn xanh, bổ sung Vitamin C, B.complex
+ Thường xuyên khử trùng môi trường nước nuôi cá bằng vôi nung (CaCO3) liều lượng 2kg vôi/100m3, một tháng bón vôi 2-3 lần. Vôi được hoà ra nước rồi té đều khắp ao. Đối với lồng nuôi cá thường xuyên treo túi vôi, liều lượng 2 - 4kg/100m3 nước lồng.
II. BỆNH TÍCH CỦA CÁ TRẮM CỎ BỊ BỆNH XUẤT HUYẾT
THANK YOU FOR LISTENING TO ME
SEE YOU AGAIN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trần Thùy Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)