BAI THUC HANH

Chia sẻ bởi Tăng Thị Minh Châu | Ngày 24/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: BAI THUC HANH thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bệnh nhiễm khuẩn da tụ cầu        
  Staphylococcus aureus (hay S. aureus) còn gọi là tụ cầu khuẩn, là những vi khuẩn thường ký sinh ở da người;
        Khi những vi khuẩn này có trên da nhưng không gây bệnh, chúng được gọi là “tạo khóm”. Khi những vi khuẩn này gây bệnh thì người bị bệnh được gọi là “nhiễm” tụ cầu khuẩn.
        
VI KHUẨN TỤ CẦU
VI KHUẨN HÌNH CẦU

Vi khuẩn là những tế bào sống mà khả năng phát triển mạnh hơn vi rút. Chúng được tìm thấy trong thực phẩm, đất, cát, không khí, nước và thậm chí trên cơ thể động vật, đặc biệt trong ruột và da.
Vai trò của vi khuẩn rất quan trọng tkhi  gây bệnh và truyền bệnh. Một số vi khuẩn phát sinh bệnh và gây ra bệnh uốn ván, sốt thương hàn, viêm phổi, bệnh giang mai, bệnh dịch tả, bệnh lao phổi, nhiễm khuẩn, hoặc nhiều vi khuẩn gam âm gây ra bệnh đường huyết. Các hình thức gây bệnh truyền nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp, không khí , thực phẩm ,nước và côn trùng.




VI KHUẨN
VI TRÙNG GÂY BỆNH LAO
Lao phổi là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi trùng Mycobacterium tuberculosis
Trong cộng đồng VN khi nói đến bệnh lao người ta chỉ nghĩ đến lao phổi, thực ra ngoài phổi, vi trùng Mycobacterium tuberculosis có thể sinh bệnh tại nhiều cơ quan khác, vì thế ngoài lao phổi còn có lao hạch, lao xương, lao màng óc, lao ruột , lao gan v.v


VI SINH VẬT
TẢO
Tảo xoắn (Spirulina) là một loại vi tảo dạng sợi xoắn màu xanh lục, chỉ có thể quan sát thấy hình xoắn sợi do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành dưới kính hiển vi.
TẢO ĐỎ
Tảo đỏ là những sinh vật quang tự dưỡng thuộc ngành Rhodophyta. Phần lớn các loài rong đều thuộc nhóm này. Các thành viên trong ngành có đặc điểm chung là màu đỏ tươi hoặc tía. Màu sắc của chúng là do các hạt sắc tố phycobilin tạo thành. Phycobilin là sắc tố đặc trưng cho tảo đỏ và vi khuẩn lam. Người ta cho rằng lục lạp của tảo đỏ có nguồn gốc từ vi khuẩn lam cộng sinh với tảo mà thành.
Tảo, theo một cách hiểu nào đó, được gọi là thallophytes, tản thực vật, là những thực vật thiếu rễ, thiếu lá và thiếu cả thân, chúng có chlorophyll đóng vai trò như sắc tố quang hợp sơ cấp và chúng thiếu lớp tế bào bất thụ đóng vai trò như lớp tế bào trợ dưỡng có nhiệm vụ bao quanh lớp tế bào sinh dục.

TẢO XANH
TẢO BIỂN: (thường gọi: rong biển), những thực vật bậc thấp (thực vật hoa ẩn) có cấu tạo đơn bào hay đa bào, còn rong biển chỉ có cấu tạo đa bào. Toàn bộ cơ thể có chung một chức năng tự dưỡng nên TB là thực vật dạng tản (Thallophyta). Quá trình phát sinh không có giai đoạn phôi. Sản phẩm sinh sản là bào tử, giao tử. TB phân bố ở vùng nước lợ, vùng triều đến vùng biển sâu. Phương thức sống của TB là sống bám (tảo vùng triều) và sống tự do (trong ao đầm nước lợ). TB có vai trò quan trọng trong việc điều hoà trao đổi khí CO2 và O2 trong môi trường nước lợ và biển

TẢO BIỂN
CÁC LOẠI TẢO
NẤM
Nấm là loại cây không có hoa, có cuống hoa, không có lá và không có chất diệp lục. Vì thiếu chất diệp lục nên nấm sống nhờ vào các ký sinh trùng hoặc thực vật hoại sinh ( các vi sinh vật sống trên các chất hữu cơ thối rữa). Khi nhìn thấy nấm qua kính hiển vi, ta thấy chúng có nhiều sợi xơ màu đen, xanh lá cây, vàng hoặc xanh dương. Những sợi xơ này có hai phần. Phần thứ nhất là phần xơ trải dài giống như rễ cây, sống dựa vào chất ở bên dưới mà chúng mọc lên từ đó. Phần thứ hai giống như cái mũ tròn, có chứa bào tử. Nấm bắt đầu sinh sôi nảy nở ở những nơi nóng và ẩm thấp. Nấm vừa có ích vừa có hại với chúng ta.
NẤM ĐỘC
Nấm độc là nấm có độc tố, không ăn được. Có loại nấm chứa độc tố gây chết người (Amatina phalloides, A.verna...), chỉ cần ăn 50g nấm tươi có thể làm chết ngay một thanh niên trẻ, khỏe mạnh mà không có thuốc nào cứu chữa được. Một số loại nấm ăn vào gây nhiều bệnh về tiêu hóa, gan, thận, thần kinh..., nếu ăn nhiều, không được điều trị kịp thời dễ gây tử vong. Có một số nấm tiết độc tố ra môi trường sinh trưởng như đất, phân, nước... Các loại rau, củ trồng trên môi trường đó cũng sẽ bị nhiễm độc.
NẤM XÉP
Trên thế giới có khoảng 5.000 loại nấm thì chỉ có 300 loại được dùng làm thực phẩm, còn hơn 100 loại là nấm độc. Nấm độc rất nguy hiểm, chúng chứa các độc tố làm tiêu hủy hồng cầu, bạch cầu, tế bào thần kinh, tế bào gan... Chỉ cần vài nấm độc lẫn trong món ăn cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí làm chết người
NẤM NHÀY
Mặc dù rất đẹp nhưng cây nấm vẫn có thể gây chết người. Loại nấm nguy hiểm nhất là nấm aminit lỗ, có thể tìm thấy ngay trong những khu rừng xung quanh chúng ta. Nấm amanit lỗ là thủ phạm gây nên cái chết của 90% số người chết vì ăn nấm. Nấm amanit lõ không chỉ rất độc và còn rất dễ nhầm lẫn với nhiều loại nấm lành khác. Điều này càng làm cho nó trở nên nguy hiểm hơn.
NẤM AMINIT LỖ
NẤM LINH CHI
Nấm linh chi là dược thảo bổ sung sức khỏe, có tác dụng tốt đặc biệt cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Nó có tác dụng đối với một số bệnh: Chống dị ứng, ngừa viêm cuống phổi, kháng khuân, kháng độc tố, trợ tim, làm giảm xơ cứng động mạch, thư giãn thần kinh, tăng cường hoạt động của nang thượng thận.Hai loại nấm linh chi đen và đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất
Nấm kim châm là một loại nấm quý, giàu thành phần dinh dưỡng được thị trường trong nước rất ưa chuộng. Nhưng loại nấm này hầu hết nhập từ Trung Quốc sang theo đường hàng không nên giá rất cao
NẤM KIM CHÂM
DƯƠNG XỈ LÁ ME
Dương xỉ thuộc nhóm Quyết, là những thực vật đã có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng bào tử. Bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh. Mặt dưới các lá dương xỉ có những đốm nhỏ chứa các túi bào tử.
DƯƠNG XỈ DẠNG RÊU
DƯƠNG XỈ SỪNG HƯƠU
CÂY LÔNG CU LI
CÂY CỎ BA LÁ
CÂY CỌ
CÂY SI
CÂY BẰNG LĂNG
CÂY ĐẦU LÂN
TRÚC ĐÀO
XƯƠNG RỒNG
Họ Xương rồng thường là các loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa. Họ Cactaceae có từ 24 đến 220 chi, trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài. Những cây xương rồng được biết đến như là có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô.Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ.
QUẦN XÃ THỰC VẬT
QUẦN THỂ CÁ
CÁC LOẠI CÁ
Cá là động vật có dây sống biến nhiệt (máu lạnh) có mang và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên 29.000 loài cá, điều này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có dây sống.
QUẦN THỂ SINH VẬT
CÁC LOẠI CHIM
Chim là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân và đẻ trứng. : có lông vũ, có mỏ và không răng, đẻ trứng có vỏ cứng, chỉ số trao đổi chất cao, tim có bốn ngăn, cùng với một bộ xương nhẹ nhưng chắc. Tất cả các loài chim đều có chi trước đã biển đổi thành cánh và hầu hết có thể bay, trừ những ngoại lệ như các loài thuộc bộ Chim cánh cụt, bộ Đà điểu và một số đa dạng những loài chim đặc hữu sống trên đảo.
VỊT
GÀ LOI
BỒ CÂU
CON NGỖNG
GÀ NHẬT
GÀ TÂY
CÁC LOÀI NGỰA
Ngựa là các loài thú kích thước từ trung bình tới lớn, với đầu dài và cổ có bờm. Các chân mảnh dẻ, chỉ có một móng guốc, được bảo vệ bởi một guốc bằng chất sừng. Chúng có đuôi dài và mảnh dẻ, hoặc là kết thúc bằng một chùm lông hoặc là hoàn toàn được che phủ trong chùm lông rủ xuống. Chúng nói chung đã thích nghi với địa hình thoáng đãng, từ các bình nguyên tới các xavan hay các sa mạc hoặc vùng núi.
CÁC LOÀI CỪU
Cừu (Ovis aries) là một loài động vật có vú thuộc Họ Trâu bò. Đây là một trong những loài gia súc được con người thuần hóa sớm nhất để lấy lông, thịt và sữa.
SƯ TỬ TRẮNG
Sư tử (Panthera leo) là một loài động vật có vú thuộc chi Báo, họ Mèo (Felidae). Sư tử đực, dễ dàng nhận ra được bởi bờm của nó Sư tử là loài động vật ăn thịt sống theo bầy đàn thành từng gia đình, bao gồm các con sư tử cái, con của chúng cả đực lẫn cái, và con đực không có quan hệ họ hàng gì nhưng sẵn sàng giao phối với các con sư tử cái trưởng thành. Các con sư tử cái làm nhiệm vụ săn mồi cho cả đàn trong khi con đực chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ và duy trì lãnh thổ.
VƯỢN KITI
LOÀI KHỈ ĐỘT GORILA
Khỉ là một loài động vật thuộc lớp thú, bộ linh trưởng, ăn thực vật.
Khỉ có ba nhóm lớn, là khỉ Thế giới Mới, khỉ Thế giới Cũ, khỉ không đuôi. Có khoảng 264 loài khỉ đã được biết là bị tuyệt chủng.
Một số loài giống khỉ không đuôi, như tinh tinh hay gibbon
VOI CHÂU Á
Voi châu Á (danh pháp khoa học: Elephas maximus) là loài voi trước đây được gọi là voi Ấn Độ. Chúng nhỏ hơn loài voi châu Phi. Cách dễ nhất để phân biệt hai loài này là tai voi châu Á nhỏ hơn. Voi châu Á có kích thước chiều cao từ 2 đến 4 mét (7-12 ft) và cân nặng 3.000-5.000 kilôgam (6.500-11.000 pound).
VOI CHÂU PHI
BỌ CÁNH CỨNG
BỌ DA
BỌ RÙA BẢY CHẤM
BÒ CHÉT
BỌ LÁ
BỌ NGỰA
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tăng Thị Minh Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)