Bài thực hành 6. Bài trình chiếu đầu tiên của em

Chia sẻ bởi Võ Nguyễn Trung Tuyến | Ngày 29/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Bài thực hành 6. Bài trình chiếu đầu tiên của em thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS BÌNH THÀNH - LỚP: 9A1
BÀI TRÌNH CHIẾU CỦA EM
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
Kính chào các bạn!
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
NỘI DUNG
Bến Tre của chúng em
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
NỘI DUNG
Vị trí địa lí
Lịch sử
Danh thắng
Văn hóa
Quá trình phát triển
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Vị trí địa lí
Bản đồ tỉnh Bến Tre
- Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xòe rộng ra ở phía đông.
- Bến Tre là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Tp. Hồ Chí Minh 85km.
- Địa hình ở đây bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc rất thuận tiện cho giao thông vận tải cũng như thủy lợi.
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
BẾN TRE CỦA CHÚNG EM
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Vị trí địa lí
- Bến Tre hình thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa do 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên chia cắt. Là tỉnh có nhiều sông, rạch, Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch xanh, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.
- Bến Tre là vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long với nhiều sản vật và hoa quả: lúa, ngô, khoai, dứa, chôm chôm, mãng cầu, vú sữa, sầu riêng. Bến Tre giàu thủy sản với các loại: cá thiểu, cá mối, cá cơm. Cây công nghiệp có dừa, thuốc lá, mía, bông. Đặc biệt Bến Tre là xứ sở của dừa (gần 40.000 ha trồng dừa), nổi tiếng với đặc sản kẹo dừa Bến Tre, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi.
- Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26ºC - 27ºC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500mm.
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
BẾN TRE CỦA CHÚNG EM
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Lịch sử
Nhà bảo tàng tỉnh Bến Tre
- Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm sau đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808 dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh. Tỉnh Bến Tre chính là vùng đất thuộc huyện Tân An (được nâng cấp từ tổng Tân An lên năm 1808), thuộc phủ Định Viễn (cũng được nâng cấp từ châu Định Viễn trong cùng năm), nằm trong trấn Vĩnh Thanh.
- Năm 1823, huyện Tân An chia thành hai huyện Tân An và Bảo An, đặt dưới phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay).
Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, trấn Vĩnh Thanh chia thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ gồm 3 phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay), Định Viễn (Vĩnh Long ngày nay) và Lạc Hóa (Trà Vinh ngày nay).
Năm 1837, đặt thêm phủ Hoằng Trị, rồi đến năm 1851, bỏ phủ Hoằng An, các huyện trực thuộc nhập cả vào phủ Hoằng Trị.
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
BẾN TRE CỦA CHÚNG EM
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Lịch sử
Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì Bến Tre là hạt tham biện thuộc khu vực hành chính Vĩnh Long.
Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Bến Tre trở thành tỉnh Bến Tre.
Thời Việt Nam Cộng Hòa, từ ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh Kiến Hòa và gồm 9 quận: Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Hàm Long, Hương Mỹ, Trúc Giang, với 115 xã, 793 ấp (năm 1965), năm 1970 có 119 xã. Tỉnh lị gọi là Trúc Giang. Diện tích của tỉnh là 2085 km². Dân số năm 1965 là 547.819 người, năm 1970 là 582.900 người.
Từ năm 1975 tỉnh Bến Tre lấy lại tên cũ và chia thành các huyện.
Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa. Trong thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là quê hương "Đồng Khởi", mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm, khốc liệt nhất là trong năm 1960.
BẾN TRE CỦA CHÚNG EM
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Danh thắng
Chiếc cầu Rạch Miễu
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
Cầu Rạch Miễu là một cây cầu dây văng nối liền 2 tỉnh Tiền Giang (Mỹ Tho) và Bến Tre với nhau. Bờ Bắc của cầu này là thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, bờ Nam là huyện Châu Thành của tỉnh Bến Tre, cách tỉnh lỵ Bến Tre 14km. Đây là công trình do Việt Nam tự đầu tư, với thiết kế và tổng thầu là các công ty Việt Nam. Cây cầu này khi hoàn thành sẽ giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về giao thông bộ. Ngoài cầu chính, công trình này còn bao gồm đường dẫn hai đầu. [1]
hiều dài: 8331 m kể cả đường nối hai đầu cầu. Riêng phần cầu chính gồm 2 cầu số 1 và số 2 có tổng chiều dài 2.868 m, trong đó có một phần là kết cấu dây văng bố trí nhịp 117m+270m+117m, chiều cao tĩnh không thông thuyền 37,5m. Ở giữa cầu là cùa lao Thới Sơn. Cầu số 2 dài 990m gồm
lực thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng. Các nhịp cầu dẫn là nhịp dầm bêtông cốt thép dự ứng lực chiều dài mỗi nhịp 40m. [1] Hai đoạn đường nối hai đầu có tổng chiều dài 5.463mvà 2 cầu chính có tổng chiều dài 2.868m bắc qua 2 nhánh sông Tiền Giang và cồn Thới Sơn.
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Danh thắng
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
7giờ 30 sáng 20/8, Bộ GTVT cùng hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang đã tổ chức lễ hợp long nối 2 nhịp dây văng chính của cầu Rạch Miễu. nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang.
Chiều dài nhịp chính: chiều dài 270 m và chiều cao thông thuyền là 37,5 m cho phép tàu 10.000 tấn có thể đi qua. [1]
Chiều rộng cầu: rộng 12-15 m cho 2 làm xe ô tô và có phần đường cho người đi bộ hai bên
Tổng thầu thi công: liên danh CIENCO1 - CIENCO5 - CIENCO6
Tải trọng cầu: 30 tấn
Tổng mức đầu tư:1.400 tỷ đồng
BẾN TRE CỦA CHÚNG EM
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Danh thắng
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
Hàng dừa xanh
Bến Tre là vùng đất đặc biệt với du khách. Mảnh đất miệt vườn này nổi tiếng với sông nước cây xanh và những sản phẩm du lịch dân dã.
Đến với Bến Tre, du khách nhìn đâu cũng thấy những căn nhà bình dị ẩn trong những vườn cây xanh ngát. Đi du lịch Bến Tre khách hay chọn đi Cồn Phụng. Thực ra đây là sản phẩm du lịch chung của Bến Tre và Tiền Giang vì Cồn Phụng nằm giữa sông Tiền, đoạn giữa Bến Tre và Tiền Giang.
Bến Tre là một vùng đất khá đặc biệt, như một hòn đảo lớn nổi giữa vùng đồng bằng Nam Bộ. Đây là một tam giác giữa các nhánh sông Tiền mà đỉnh là vùng Chợ Lách, Cái Mơn, cạnh đấy là vùng bờ biển sình lầy, nhiều chỗ còn hoang vu.
BẾN TRE CỦA CHÚNG EM
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Danh thắng
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
Một trung tâm nữa là Cái Mơn thuộc huyện Chợ Lách, vùng chuyên canh rau, trái cây và hoa cảnh. Những con đường ở đây thật hiền hòa. Dừa ngút ngàn. Nếu đứng bên bờ một dòng sông hay một con lạch, một dòng kênh nhìn sang thì chỉ thấy một màu dừa xanh ngăn ngắt. Vùng thôn quê Bến Tre vẫn còn lại nhiều căn nhà cổ, cửa gỗ chấn song và mái lợp ngói ống. Ngoài sân không thể thiếu một cây hoa mai vàng rực rỡ, một cây rơm óng mượt và bàn thờ thiên nấp vào bóng một cây cổ thụ. Đến đây, khách được tham quan cả lò kẹo dừa, kẹo chuối mà những nơi này thật thú vị. Bến Tre nổi tiếng với "Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc" mà cả hai vùng này đều thuộc đất Giồng Trôm.
Sân chim Vàm Hồ (Ba Tri - một trong hai trung tâm du lịch lớn của Bến Tre) nằm ngay bên bờ sông. Sân chim rộng 17ha, trồng toàn chà là, gai. Chỉ có một con đường nhỏ, dài độ 500m dẫn vào bên trong. Muốn vào sâu hơn nữa rất khó đi. Vào khoảng 4 giờ chiều là đến hồi chim về tổ.
BẾN TRE CỦA CHÚNG EM
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
Danh thắng
Giữa không gian mênh mông này, những người phiêu lưu mạo hiểm có thể vạch gai chà là, vào trong đám lá thâm u để nghe tiếng chim kêu xáo xác trên đầu. Những người ưa thích sự yên tĩnh có thể ngồi trên những mảng cỏ hay cả những chiếc ghế gỗ ở ven bờ sông và hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn khoảng trời xanh trong. Trước mặt, dòng sông Ba Lai vẫn chảy, đằng xa là cống đập Ba Lai. Và chỉ còn đi thêm chút ít nữa là ra đến biển.
Ba Tri nổi tiếng là địa linh nhân kiệt. Đây là nơi lưu dấu của những bậc tiền nhân hào kiệt như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Phan Văn Trị, Trương Vĩnh Ký, Trương Gia Mô. Hiện nay ở Ba Tri vẫn còn phần mộ của cụ Nguyễn Đình Chiểu, cụ Võ Trường Toản và Cụ Phan Thanh Giản. Đêm đến, bên cạnh những bếp lửa tráng bánh, người ta còn có thể nghe văng vẳng tiếng các cụ già kể chuyện Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
BẾN TRE CỦA CHÚNG EM
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
Văn hóa
Tượng Đồng Khời
VOV) - Bến Tre gồm ba cù lao: Minh, Bảo, An Hóa của 4 nhánh sông Tiền (sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) tạo thành. Cùng với đó, Bến Tre còn là vùng đất được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long nên có những vườn cây tươi tốt, bốn mùa hoa trái
Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ động thực vật phong phú nên Bến Tre có không khí thoáng mát quanh năm và một môi trường sinh thái trong lành. Bên cạnh đó, trong quá trình khẩn hoang mở đất, người dân Bến Tre đã tạo ra được những di tích lịch sử văn hóa và làn điệu dân ca làm say đắm lòng người…
Ngoài những di tích lịch sử văn hóa, khi đến Bến Tre du khách còn có thể tham quan những điểm du lịch miệt vườn, ăn trái cây, nghe đờn ca tài tử, ngắm đom đóm về đêm, đi xe ngựa, chèo xuồng, tham quan mô hình ruộng lúa nước, sản xuất kẹo dừa, nấu rượu, nuôi ong, sản xuất hàng thêu bằng tay, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ nguyên liệu của cây dừa… Đặc biệt, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống của người dân nơi đây, luôn được đón tiếp bằng lòng nhiệt tình, thận thiện và hiếu khách.
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
Văn hóa
Vốn là tỉnh có ưu thế về cây dừa nên người dân Bến Tre đã tận dụng tất cả các thành phần của cây dừa như: thân, cọng, vỏ, gáo dừa… để làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, được nhiều du khách ưa chuộng. Làng nghề này được tập trung nhiều ở Cồn Phụng (huyện Châu Thành) và Hưng Phong (huyện Giồng Trôm).
Ngoài ra khi đến Bến Tre, du khách còn được tham quan nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như: Lăng mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, Di tích lịch sử Đồng Khởi, Đình Phú Lễ… Các công trình văn hóa nghệ thuật như: Đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Bảo tàng Bến Tre, Tượng đài Đồng Khởi, Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam, Bến Thanh Phong… Đồng thời khi đến Bến Tre, du khách cũng sẽ có cơ hội được tham dự nhiều thể loại văn hóa phi vật thể như: lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống…
BẾN TRE CỦA CHÚNG EM
Quá trình phát triển
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
Bến Tre hội nhập
Mục tiêu phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre là đầu tư, khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế biển, chủ yếu là kinh tế thuỷ sản, kết hợp phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản gắn phát triển nuôi trồng với nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt; tăng nhanh các ngành dịch vụ du lịch…
Bến Tre nằm ở phía đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.356,85 km2. Bến Tre có 03 huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, gồm 12 xã ven biển có ranh giới từ khu vực đất ven biển Đông. Khu vực này là nơi có 4 cửa sông Cửu Long: cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông và cửa Cổ Chiên đổ ra biển, với chiều dài 65 km bờ biển và gần 20.000 km vùng biển đặc quyền. Trong những năm qua, kinh tế 03 huyện ven biển đã có bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện về tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, thương mại, dịch vụ; phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật…
Quá trình phát triển
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Tỉnh uỷ Bến Tre đã xây dựng Chương trình hành động số 11-CTr-TU ngày 19 tháng 4 năm 2007. Đề ra mục tiêu là đầu tư, khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế biển, chủ yếu là kinh tế thuỷ sản, kết hợp phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản gắn phát triển nuôi trồng với nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt; tăng nhanh các ngành dịch vụ du lịch; kết hợp phát triển kinh tế biển bền vững với đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển thực sự trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bến Tre vẫn còn một số hạn chế như: Điều kiện cơ sở vật chất, thu nhập của một bộ phận ngư dân ở các xã ven biển có cải thiện nhưng cũng còn khó khăn nhất định, mặc dù có tuyên truyền, giáo dục về ý thức pháp luật về khai thác tài nguyên biển nhưng cũng còn nhiều trường hợp sai phạm trong đánh bắt không đúng theo quy định làm ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh trên biển./.
BẾN TRE CỦA CHÚNG EM
Thực hiện: Võ Nguyễn Trung Tuyến
BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM
Cảm ơn sự theo dõi của các bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Nguyễn Trung Tuyến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)