Bài thực hành 10. Thực hành tổng hợp
Chia sẻ bởi Quang Huy Nguyen Phi |
Ngày 29/04/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Bài thực hành 10. Thực hành tổng hợp thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
THỊ TRẤN LAO BẢO
CHỦ ĐỀ
QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
Học sinh thực hiện:Nguyễn Phi Quang Huy
Lớp :9B
Nội dung
Vị trí địa lý-điều kiện tự nhiên
Truyền thống văn hóa và con người Lao Bảo.
Di tích Lịch sử
Cử khẩu quốc tế lao bảo
Vị trí địa lý-điều kiện tự nhiên
Từ trung tâm Tỉnh lỵ Quảng Trị, ngược theo quốc lộ 9 qua các địa danh như: Tân Lâm, Cam Lộ, Đầu Mầu, Sa Mưu, Rào Quán, Tà Cơn, Khe Sanh, vượt Trường Sơn Đông qua Trường Sơn Tây, phía trước là Làng Vây, đến cửa khẩu Lao Bảo đó là Thị trấn Lao Bảo thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Nằm cách thị xã Đông Hà 83 km về phía Tây của dãy Trường Sơn hùng vĩ, vùng tả ngạn của sông Sê Pôn nối với dòng Xê- Băng- Hiêng của nước bạn Lào. Lao Bảo tọa lạc tại vị trí sát biên giới Việt Nam - Lào. Bên kia biên giới là tỉnh Savannakhet của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào anh em.
Vào năm 1941 (năm Hồng Đức thứ 21), Triều Lê đã định lại bản đồ cả nước, lúc này xứ Thuận Hóa gồm hai phủ Tân Bình và Triệu Phong. Phủ Tân Bình có huyện Khang Lộc, huyện Lệ Thủy, châu Bố Chính, châu Minh Linh Phủ Triệu Phong có huyện Vũ Xương, huyện Hải Lăng, châu Thuận Bình, châu Sa Bôi, huyện Đan Điền, huyện Kim Trà, huyện Tư Vang và huyện Điện Bàn. Châu Thuận Bình là huyện Hướng Hóa ngày nay, châu Sa Bôi còn gọi là Sa Bôn hay Na Bôn tức Sê Pôn thuộc nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào sau này. Như vậy, từ thế kỷ XV, vùng đất Lao Bảo thuộc châu Thuận Bình.
Thời Triều Nguyễn (năm 1622), chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho rằng:” Sông Hiếu ở xã Cam Lộ thuốc huyện Đăng Xương, giáp với đất Ai Lao, các bộ lạc Man, Hoàn, Vạn, Tượng, Trấn Ninh, Quy Hợp đều có đường thông đến đấy, bèn sai đặt đinh, mộ dân chia làm sáu thuyền quân để coi giữ, gọi là dinh Ai Lao. Năm 1815, vua Gia Long đổi dinh Ai Lao thành đạo Ai Lao, lập cai đội Nguyễn Văn Xiêm làm trưởng đạo.
Năm 1827, vua Minh Mạng cho đặt 9 châu và 15 tổng thuộc đạo Cam Lộ châu Hướng Hóa (gồm cả đất Lao Bảo), sau này 15 tổng hợp thành 9 tổng.
Năm 1889, thực dân Pháp ra Nghị định nhập Lào vào Đông Dương thuộc Pháp, cắt 9 châu thuộc huyện Thành Hóa (tức Hướng hóa) lập thành tỉnh Savanakhet, rồi sáp nhập vào Lào. Còn lại 9 tổng (trong đó có Lao Bảo) trở thành biên cương tiếp giáp với nước Lào.
Vùng đất Lao Bảo có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Dưới triều Nguyễn, Lao Bảo thường là nơi hội quân, đóng quân của triều đình tiến đánh quân Xiêm sang xâm lược cướp phá các châu thuộc Cam Lộ.
Đến năm 1833, tại tổng Làng Hạ, vua Minh Mạng cho đắp bảo (tức đồn) Ai Lao, về sau gọi là Trấn Lao, để vừa bảo vệ biên cương, vừa làm nơi lưu đày hững tội nhân có trọng án về kinh tế, dân sự, hình sự. Có lẽ cái tên Lao Bảo có từ đó chăng?
Sang xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp liền thực hiện chính sách bóc lột nhân dân ta, vơ vét tài nguyên của đất nước ta về làm giàu cho chính quốc. Để đạt được mục đích, thực dân Pháp đầu tư phát triển giao thông đường thủy, đường sắt, đường bộ. Riêng Quảng Trị, Đường 9 từ Đông Hà lên Lao Bảo sang tỉnh Savanakhet (Lào) được chúng mở mang sớm (Theo Lịch sử Đảng bộ Thi trấn Lao Bảo tr. 11). Đường 9 đảm nhiệm vai trò vận chuyển nông, lâm, khoáng sản từ Trung Lào, Hạ Lào đưa sang Việt Nam và chuyển về Pháp qua cảng biển Đà Nẵng. Bên cạnh đó thực dân Pháp cũng sử dụng Đường 9 di chuyển quân đội đàn áp và bình định nhân dân ba nước Đông Dương. Năm 1909 thực dân Pháp đã cải tạo đồn trấn ải này thành nhà đày gọi là nhà đày Lao Bảo để giam cầm, đày ải các sĩ phu yêu nước và các chiến sĩ cách mạng trung kiên của ta. Nhà đày Lao Bảo thuộc địa phận khóm Duy Tân là một trong những chứng tích tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam. Nơi đây cũng là bản anh hùng ca về tinh thần bất khuất, kiên cường của những người yêu nước và đảng viên cộng sản. Nhà đày Lao Bảo là di tích lịch sử cấp Quốc gia, trở thành điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan và suy ngẫm, là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho cán bộ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Lao Bảo được xem là vùng căn cứ địa cách mạng của bộ đội hai nước Việt Nam- Lào. Vào những năm 1969-1971, nơi đây là vùng chiến sự ác liệt, đặc biệt là chiến dịch Đường 9 Nam Lào, lực lượng bộ đội của ta đã đánh tan và bẻ gãy cuộc hành quân Lam Sơn 719 của ngụy quân Sài Gòn làm cho địch thất bại nặng nề, tạo thuận lợi cho tuyến hành lang giao thông giúp ta tiến quân đánh địch và giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, tháng 9 năm 1975, thực hiện chủ trương di dãn dân số theo Nghị quyết số 136/NQTU ngày 22/8/1975 của Tỉnh Ủy Quảng Trị về việc điều chỉnh mật độ dân số và di dân lên vùng núi của huyện Hướng Hóa, một bộ phận nhân dân của xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong đặt chân lên địa danh nổi tiếng là chốn “rừng thiêng nước độc” này để khai phá, xây dựng vùng đất hoang sơ còn mang đầy vết tích của chiến tranh này thành một vùng kinh tế mới, từ đó hình thành nên xã Tân Phước thuộc Huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.
Nằm trên tuyến quốc lộ 9, dọc trục hành lang kinh tế Đông Tây, Lao Bảo có một ví trị chiến lược cực kì quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua quá trình xây dựng và phát triển, Lao Bảo đã hình thành một khu kinh tế mở năng động, là điểm giao lưu, buôn bán, hoạt động thương mại dịch vụ, công nghiệp của Miền Trung Việt Nam với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và các tỉnh miền Đông Bắc của Thái Lan. Vì vậy, vào ngày 01 tháng 8 năm 1994 chính phủ đã có Nghị định 79/CP về việc thành lập thị trấn Lao Bảo trên cơ sở địa bàn hành chính của xã Tân Phước, cũng từ đó xã Tân Phước được đổi tên thành Thị trấn Lao Bảo ngày nay.
Thị trấn Lao Bảo có diện tích 1700,46 ha; địa hình tự nhiên có phía Đông giáp xã Tân Thành, phía Bắc giáp xã Hướng Phùng, phía Tây Nam giáp bản Đen-sa vẳn (thuộc tỉnh Savanakhet, có 15 km đường biên giới chung với nước Lào anh em; nằm ở tả ngạn lưu vực sông Sê Pôn. Lao Bảo là một thung lũng được bao bọc bởi núi cao rừng rậm hết sức hoang vu. Phía Bắc thung lũng là rừng già, phía Đông là dãy núi đá tai mèo cao vút sừng sững. Lao Bảo có độ cao khoảng 200m, địa hình thuộc dạng núi thấp có độ dốc 20% và thoải dần về phía sông Sê pôn.
Do nằm sát biên giới Việt – Lào, nên Lao Bảo bị ảnh hưởng rất lớn thời tiết và khí hậu của Lào, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau. Ở đây về mùa khô, buổi sáng, hơi đá và sương muối bao phủ, trời rất lạnh; đến 8 – 9 giờ sáng nhiệt độ bắt đầu tăng lên rất nhanh, đến trưa thì trời rất nóng, nắng cháy gắt, cây cối xác xơ, phủ đầy bụi đỏ của đất Ba zan, có khi nắng như đốt lửa, cộng thêm với gió Phơn càng tạo thêm cái khắc nghiệt của Lao Bảo; nhưng đến 4-5 giờ chiều thì nhiệt độ bắt đầu giảm xuống và cũng rất đột ngột, trời bắt đầu rét. Trong khi đó ở phía Đông của dãy Trường Sơn thì mưa như trút, có nhà thơ đã viết: “ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, bên nắng đốt, bên mưa bay”. Nhưng ngược lại về mùa mưa lại vô cùng dễ chịu, sau thời gian chịu cái nắng như thiêu, như đốt, cây cối lại mơn mởn xanh tươi, tiết trời mát mẻ, thuận lợi giúp cho người dân Lao Bảo canh tác hoa màu, các loại cây ăn quả cũng phát triển, như chuối, xoài, mít, nhản, ...., gần đây Lao Bảo đang thử nghiệm trồng cây cao su và tiến hành chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, dế, ba ba và có một số hộ đang tiến hành mô hình thả cá ở các khu vực suối, hồ ...vv.
Truyền thống văn hóa và con người Lao Bảo
Người dân thị trấn Lao Bảo lập nghiệp trên quê hương mới nhưng vẫn mang nặng trong mình đầy ắp nỗi nhớ về quê cũ, vì thế vốn văn hóa từ quê hương Triệu Phước, huyện Triệu Phong càng được khắc sâu trong mỗi người dân nơi đây. Từ chiếc nôi văn hóa ấy, từ vùng đất cách mạng kiên cường, vùng đất hiếu học Triệu Phước – Triệu Phong nổi danh ấy qua nhiều thế hệ,... từ nỗi nhớ khôn nguôi đau đáu về quê hương, bà con Lao Bảo đã lấy tên quê cũ đặt tên cho quê mới (Triệu Phước - Tân Phước, Hà La, An Cư thành An Hà, Lưỡng Kim thành Tân Kim, Duy Phiên thành Duy Tân …). Trong quá trình cộng đồng sinh sống giữa dân tộc Kinh và dân tộc Vân Kiều từ buổi đầu thành lập đến nay và cho đến sau này, những giá trị văn hóa tốt đẹp của hai dân tộc vẫn được bảo tồn, phát triển cùng với thời gian
Đối với dân tộc Kinh, dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng các phong tục thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, giỗ làng và các hình thức lễ hội, lễ nghi, trang phục truyền thống trong lễ cưới, lễ hỏi, lễ tang vẫn được duy trì. Hầu hết các gia đình đều lập bàn thờ tổ tiên. Sau này cuộc sống ổn định, nhân dân mỗi khóm đều đóng góp xây dựng nhà thờ họ, xây dựng Đình làng làm nơi thờ tự đồng thời là nơi sinh hoạt văn hóa trong các dịp lễ, tết. Trãi qua bao thăng trầm biến thiên của cuộc sống, đồng bào dân tộc Vân Kiều vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống như trang phục váy áo đặc trưng, nhà sàn và những nét độc đáo trong hôn nhân, tang lễ và phong tục cúng Giàng (trời) hàng năm nhằm cầu may, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt vẫn được duy trì đến ngày nay..
Riêng về tôn giáo, khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ XX, đạo Phật đã du nhập vào vùng đất thị trấn Lao Bảo. Đầu thế kỷ XXI, chùa Phước Bảo đã được xây dựng, số dân theo đạo Phật không nhiều. Đến năm 2011, chùa Phước Bảo được tiếp tục trùng tu, xây dựng làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Lao Bảo.
Con người Lao Bảo đã kế thừa những nét đẹp, bản chất quý báu của phong cách và tư chất của con người Triệu Phước, lại được gặp gỡ, giao thoa với văn hóa của con người và vùng đất biên cương, đồng thời thông qua cuộc sống lao động, người dân Lao Bảo đã tôi luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp, đó là: Lòng yêu nước, lòng trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, đức tính trung thực khẳng khái; sự dũng cảm, thông minh, sáng tạo, cần cù trong lao động, nhanh chóng tiếp thu cái mới, cái tiên tiến; có tinh thần đoàn kết, nhân ái, bao dung, chân tình cởi mở, độ lượng, vị tha. Những phẩm chất và truyền thống quý báu đó của nhân dân các dân tộc thị trấn Lao Bảo đã và đang được gìn giữ và phát huy mạnh mẽ, trở thành sức mạnh nội lực to lớn để xây dựng và phát triển quê hương dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Có thể nói nhân dân thị trấn Lao Bảo có truyền thống yêu nước nồng nàn, thủy chung son sắt với quê hương, đi theo Đảng và làm theo Đảng, từ đó đã xây dựng nên vùng đất biên cương “rừng thiêng nước độc” trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của cả huyện và tỉnh – Đó là niềm tự hào sâu sắc của người dân Lao Bảo. Với sức mạnh đoàn kết của các dân tộc anh em, nhân dân Lao Bảo đã và đang chung sức xây dựng quê hương ngày một vững mạnh và đủ tài lực để hội nhập với Quốc tế.
Di tích lịch sử
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
CHỦ ĐỀ
QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
Học sinh thực hiện:Nguyễn Phi Quang Huy
Lớp :9B
Nội dung
Vị trí địa lý-điều kiện tự nhiên
Truyền thống văn hóa và con người Lao Bảo.
Di tích Lịch sử
Cử khẩu quốc tế lao bảo
Vị trí địa lý-điều kiện tự nhiên
Từ trung tâm Tỉnh lỵ Quảng Trị, ngược theo quốc lộ 9 qua các địa danh như: Tân Lâm, Cam Lộ, Đầu Mầu, Sa Mưu, Rào Quán, Tà Cơn, Khe Sanh, vượt Trường Sơn Đông qua Trường Sơn Tây, phía trước là Làng Vây, đến cửa khẩu Lao Bảo đó là Thị trấn Lao Bảo thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Nằm cách thị xã Đông Hà 83 km về phía Tây của dãy Trường Sơn hùng vĩ, vùng tả ngạn của sông Sê Pôn nối với dòng Xê- Băng- Hiêng của nước bạn Lào. Lao Bảo tọa lạc tại vị trí sát biên giới Việt Nam - Lào. Bên kia biên giới là tỉnh Savannakhet của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào anh em.
Vào năm 1941 (năm Hồng Đức thứ 21), Triều Lê đã định lại bản đồ cả nước, lúc này xứ Thuận Hóa gồm hai phủ Tân Bình và Triệu Phong. Phủ Tân Bình có huyện Khang Lộc, huyện Lệ Thủy, châu Bố Chính, châu Minh Linh Phủ Triệu Phong có huyện Vũ Xương, huyện Hải Lăng, châu Thuận Bình, châu Sa Bôi, huyện Đan Điền, huyện Kim Trà, huyện Tư Vang và huyện Điện Bàn. Châu Thuận Bình là huyện Hướng Hóa ngày nay, châu Sa Bôi còn gọi là Sa Bôn hay Na Bôn tức Sê Pôn thuộc nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào sau này. Như vậy, từ thế kỷ XV, vùng đất Lao Bảo thuộc châu Thuận Bình.
Thời Triều Nguyễn (năm 1622), chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho rằng:” Sông Hiếu ở xã Cam Lộ thuốc huyện Đăng Xương, giáp với đất Ai Lao, các bộ lạc Man, Hoàn, Vạn, Tượng, Trấn Ninh, Quy Hợp đều có đường thông đến đấy, bèn sai đặt đinh, mộ dân chia làm sáu thuyền quân để coi giữ, gọi là dinh Ai Lao. Năm 1815, vua Gia Long đổi dinh Ai Lao thành đạo Ai Lao, lập cai đội Nguyễn Văn Xiêm làm trưởng đạo.
Năm 1827, vua Minh Mạng cho đặt 9 châu và 15 tổng thuộc đạo Cam Lộ châu Hướng Hóa (gồm cả đất Lao Bảo), sau này 15 tổng hợp thành 9 tổng.
Năm 1889, thực dân Pháp ra Nghị định nhập Lào vào Đông Dương thuộc Pháp, cắt 9 châu thuộc huyện Thành Hóa (tức Hướng hóa) lập thành tỉnh Savanakhet, rồi sáp nhập vào Lào. Còn lại 9 tổng (trong đó có Lao Bảo) trở thành biên cương tiếp giáp với nước Lào.
Vùng đất Lao Bảo có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Dưới triều Nguyễn, Lao Bảo thường là nơi hội quân, đóng quân của triều đình tiến đánh quân Xiêm sang xâm lược cướp phá các châu thuộc Cam Lộ.
Đến năm 1833, tại tổng Làng Hạ, vua Minh Mạng cho đắp bảo (tức đồn) Ai Lao, về sau gọi là Trấn Lao, để vừa bảo vệ biên cương, vừa làm nơi lưu đày hững tội nhân có trọng án về kinh tế, dân sự, hình sự. Có lẽ cái tên Lao Bảo có từ đó chăng?
Sang xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp liền thực hiện chính sách bóc lột nhân dân ta, vơ vét tài nguyên của đất nước ta về làm giàu cho chính quốc. Để đạt được mục đích, thực dân Pháp đầu tư phát triển giao thông đường thủy, đường sắt, đường bộ. Riêng Quảng Trị, Đường 9 từ Đông Hà lên Lao Bảo sang tỉnh Savanakhet (Lào) được chúng mở mang sớm (Theo Lịch sử Đảng bộ Thi trấn Lao Bảo tr. 11). Đường 9 đảm nhiệm vai trò vận chuyển nông, lâm, khoáng sản từ Trung Lào, Hạ Lào đưa sang Việt Nam và chuyển về Pháp qua cảng biển Đà Nẵng. Bên cạnh đó thực dân Pháp cũng sử dụng Đường 9 di chuyển quân đội đàn áp và bình định nhân dân ba nước Đông Dương. Năm 1909 thực dân Pháp đã cải tạo đồn trấn ải này thành nhà đày gọi là nhà đày Lao Bảo để giam cầm, đày ải các sĩ phu yêu nước và các chiến sĩ cách mạng trung kiên của ta. Nhà đày Lao Bảo thuộc địa phận khóm Duy Tân là một trong những chứng tích tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam. Nơi đây cũng là bản anh hùng ca về tinh thần bất khuất, kiên cường của những người yêu nước và đảng viên cộng sản. Nhà đày Lao Bảo là di tích lịch sử cấp Quốc gia, trở thành điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan và suy ngẫm, là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho cán bộ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Lao Bảo được xem là vùng căn cứ địa cách mạng của bộ đội hai nước Việt Nam- Lào. Vào những năm 1969-1971, nơi đây là vùng chiến sự ác liệt, đặc biệt là chiến dịch Đường 9 Nam Lào, lực lượng bộ đội của ta đã đánh tan và bẻ gãy cuộc hành quân Lam Sơn 719 của ngụy quân Sài Gòn làm cho địch thất bại nặng nề, tạo thuận lợi cho tuyến hành lang giao thông giúp ta tiến quân đánh địch và giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, tháng 9 năm 1975, thực hiện chủ trương di dãn dân số theo Nghị quyết số 136/NQTU ngày 22/8/1975 của Tỉnh Ủy Quảng Trị về việc điều chỉnh mật độ dân số và di dân lên vùng núi của huyện Hướng Hóa, một bộ phận nhân dân của xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong đặt chân lên địa danh nổi tiếng là chốn “rừng thiêng nước độc” này để khai phá, xây dựng vùng đất hoang sơ còn mang đầy vết tích của chiến tranh này thành một vùng kinh tế mới, từ đó hình thành nên xã Tân Phước thuộc Huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.
Nằm trên tuyến quốc lộ 9, dọc trục hành lang kinh tế Đông Tây, Lao Bảo có một ví trị chiến lược cực kì quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua quá trình xây dựng và phát triển, Lao Bảo đã hình thành một khu kinh tế mở năng động, là điểm giao lưu, buôn bán, hoạt động thương mại dịch vụ, công nghiệp của Miền Trung Việt Nam với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và các tỉnh miền Đông Bắc của Thái Lan. Vì vậy, vào ngày 01 tháng 8 năm 1994 chính phủ đã có Nghị định 79/CP về việc thành lập thị trấn Lao Bảo trên cơ sở địa bàn hành chính của xã Tân Phước, cũng từ đó xã Tân Phước được đổi tên thành Thị trấn Lao Bảo ngày nay.
Thị trấn Lao Bảo có diện tích 1700,46 ha; địa hình tự nhiên có phía Đông giáp xã Tân Thành, phía Bắc giáp xã Hướng Phùng, phía Tây Nam giáp bản Đen-sa vẳn (thuộc tỉnh Savanakhet, có 15 km đường biên giới chung với nước Lào anh em; nằm ở tả ngạn lưu vực sông Sê Pôn. Lao Bảo là một thung lũng được bao bọc bởi núi cao rừng rậm hết sức hoang vu. Phía Bắc thung lũng là rừng già, phía Đông là dãy núi đá tai mèo cao vút sừng sững. Lao Bảo có độ cao khoảng 200m, địa hình thuộc dạng núi thấp có độ dốc 20% và thoải dần về phía sông Sê pôn.
Do nằm sát biên giới Việt – Lào, nên Lao Bảo bị ảnh hưởng rất lớn thời tiết và khí hậu của Lào, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau. Ở đây về mùa khô, buổi sáng, hơi đá và sương muối bao phủ, trời rất lạnh; đến 8 – 9 giờ sáng nhiệt độ bắt đầu tăng lên rất nhanh, đến trưa thì trời rất nóng, nắng cháy gắt, cây cối xác xơ, phủ đầy bụi đỏ của đất Ba zan, có khi nắng như đốt lửa, cộng thêm với gió Phơn càng tạo thêm cái khắc nghiệt của Lao Bảo; nhưng đến 4-5 giờ chiều thì nhiệt độ bắt đầu giảm xuống và cũng rất đột ngột, trời bắt đầu rét. Trong khi đó ở phía Đông của dãy Trường Sơn thì mưa như trút, có nhà thơ đã viết: “ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, bên nắng đốt, bên mưa bay”. Nhưng ngược lại về mùa mưa lại vô cùng dễ chịu, sau thời gian chịu cái nắng như thiêu, như đốt, cây cối lại mơn mởn xanh tươi, tiết trời mát mẻ, thuận lợi giúp cho người dân Lao Bảo canh tác hoa màu, các loại cây ăn quả cũng phát triển, như chuối, xoài, mít, nhản, ...., gần đây Lao Bảo đang thử nghiệm trồng cây cao su và tiến hành chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, dế, ba ba và có một số hộ đang tiến hành mô hình thả cá ở các khu vực suối, hồ ...vv.
Truyền thống văn hóa và con người Lao Bảo
Người dân thị trấn Lao Bảo lập nghiệp trên quê hương mới nhưng vẫn mang nặng trong mình đầy ắp nỗi nhớ về quê cũ, vì thế vốn văn hóa từ quê hương Triệu Phước, huyện Triệu Phong càng được khắc sâu trong mỗi người dân nơi đây. Từ chiếc nôi văn hóa ấy, từ vùng đất cách mạng kiên cường, vùng đất hiếu học Triệu Phước – Triệu Phong nổi danh ấy qua nhiều thế hệ,... từ nỗi nhớ khôn nguôi đau đáu về quê hương, bà con Lao Bảo đã lấy tên quê cũ đặt tên cho quê mới (Triệu Phước - Tân Phước, Hà La, An Cư thành An Hà, Lưỡng Kim thành Tân Kim, Duy Phiên thành Duy Tân …). Trong quá trình cộng đồng sinh sống giữa dân tộc Kinh và dân tộc Vân Kiều từ buổi đầu thành lập đến nay và cho đến sau này, những giá trị văn hóa tốt đẹp của hai dân tộc vẫn được bảo tồn, phát triển cùng với thời gian
Đối với dân tộc Kinh, dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng các phong tục thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, giỗ làng và các hình thức lễ hội, lễ nghi, trang phục truyền thống trong lễ cưới, lễ hỏi, lễ tang vẫn được duy trì. Hầu hết các gia đình đều lập bàn thờ tổ tiên. Sau này cuộc sống ổn định, nhân dân mỗi khóm đều đóng góp xây dựng nhà thờ họ, xây dựng Đình làng làm nơi thờ tự đồng thời là nơi sinh hoạt văn hóa trong các dịp lễ, tết. Trãi qua bao thăng trầm biến thiên của cuộc sống, đồng bào dân tộc Vân Kiều vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống như trang phục váy áo đặc trưng, nhà sàn và những nét độc đáo trong hôn nhân, tang lễ và phong tục cúng Giàng (trời) hàng năm nhằm cầu may, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt vẫn được duy trì đến ngày nay..
Riêng về tôn giáo, khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ XX, đạo Phật đã du nhập vào vùng đất thị trấn Lao Bảo. Đầu thế kỷ XXI, chùa Phước Bảo đã được xây dựng, số dân theo đạo Phật không nhiều. Đến năm 2011, chùa Phước Bảo được tiếp tục trùng tu, xây dựng làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Lao Bảo.
Con người Lao Bảo đã kế thừa những nét đẹp, bản chất quý báu của phong cách và tư chất của con người Triệu Phước, lại được gặp gỡ, giao thoa với văn hóa của con người và vùng đất biên cương, đồng thời thông qua cuộc sống lao động, người dân Lao Bảo đã tôi luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp, đó là: Lòng yêu nước, lòng trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, đức tính trung thực khẳng khái; sự dũng cảm, thông minh, sáng tạo, cần cù trong lao động, nhanh chóng tiếp thu cái mới, cái tiên tiến; có tinh thần đoàn kết, nhân ái, bao dung, chân tình cởi mở, độ lượng, vị tha. Những phẩm chất và truyền thống quý báu đó của nhân dân các dân tộc thị trấn Lao Bảo đã và đang được gìn giữ và phát huy mạnh mẽ, trở thành sức mạnh nội lực to lớn để xây dựng và phát triển quê hương dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Có thể nói nhân dân thị trấn Lao Bảo có truyền thống yêu nước nồng nàn, thủy chung son sắt với quê hương, đi theo Đảng và làm theo Đảng, từ đó đã xây dựng nên vùng đất biên cương “rừng thiêng nước độc” trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của cả huyện và tỉnh – Đó là niềm tự hào sâu sắc của người dân Lao Bảo. Với sức mạnh đoàn kết của các dân tộc anh em, nhân dân Lao Bảo đã và đang chung sức xây dựng quê hương ngày một vững mạnh và đủ tài lực để hội nhập với Quốc tế.
Di tích lịch sử
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quang Huy Nguyen Phi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)