Bài thu hoạchb bồi dưỡng thường xuyên. môdun 18
Chia sẻ bởi Lê Chí Hiển |
Ngày 26/04/2019 |
90
Chia sẻ tài liệu: bài thu hoạchb bồi dưỡng thường xuyên. môdun 18 thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT PHÚ HƯNG
TỔ HÓA-SINH-CÔNG NGHỆ
BẢN THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Họ và tên giáo viên: LÊ CHÍ HIỂN
Báo cáo việc BDTX môđun: Module 18 (Phương pháp dạy học tích cực)
1. Mục tiêu bồi dưỡng:
- Vận dụng được các kĩ thuật dạy học tích cực và các phương pháp dạy học tích cực.
2. Thời lượng, thời gian và hình thức thực hiện:
- Thời lượng: 15 tiết.
- Thời gian:
+ Thời gian tự học: từ ngày 01/12/2015 đến 01/01/2016
+ Thời gian học tập trung: Ngày 10/01/2016
- Hình thức bồi dưỡng:
Tự học và kết hợp với sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn.
3. Kết quả thu hoạch:
3.1. Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX:
3.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong ngành giáo dục.
Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục, đã được nêu và thực hiện trong vài chục năm gần đây ở các trường phổ thông trong cả nước. Việc đổi mới PPDH được bắt đầu từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, và nó đã thực sự trở thành một hoạt động rộng khắp trong toàn ngành Giáo dục từ sau việc ban hành Nghị quyết 4 của BCH Trương ương Đảng khóa VII với yếu cầu “tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục …”. Tiếp sau đó là việc đặt ra yêu cầu “đổi mới căn bản và toàn diện” nền Giáo dục nước nhà được nhấn mạnh trong Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI. Theo đó, định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.
3.1.2. Một số đặc trưng của PPDH tích cực
3.1.2.1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
3.1.2.2. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. . Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.
3.1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực
- Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp.
- Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (phát hiện và giải quyết vấn đề).
- Phương pháp dạy học theo nhóm (hợp tác trong nhóm nhỏ).
- Phương pháp dạy học trực quan.
- Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành.
- Phương pháp dạy học bằng sơ
TỔ HÓA-SINH-CÔNG NGHỆ
BẢN THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Họ và tên giáo viên: LÊ CHÍ HIỂN
Báo cáo việc BDTX môđun: Module 18 (Phương pháp dạy học tích cực)
1. Mục tiêu bồi dưỡng:
- Vận dụng được các kĩ thuật dạy học tích cực và các phương pháp dạy học tích cực.
2. Thời lượng, thời gian và hình thức thực hiện:
- Thời lượng: 15 tiết.
- Thời gian:
+ Thời gian tự học: từ ngày 01/12/2015 đến 01/01/2016
+ Thời gian học tập trung: Ngày 10/01/2016
- Hình thức bồi dưỡng:
Tự học và kết hợp với sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn.
3. Kết quả thu hoạch:
3.1. Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX:
3.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong ngành giáo dục.
Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục, đã được nêu và thực hiện trong vài chục năm gần đây ở các trường phổ thông trong cả nước. Việc đổi mới PPDH được bắt đầu từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, và nó đã thực sự trở thành một hoạt động rộng khắp trong toàn ngành Giáo dục từ sau việc ban hành Nghị quyết 4 của BCH Trương ương Đảng khóa VII với yếu cầu “tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục …”. Tiếp sau đó là việc đặt ra yêu cầu “đổi mới căn bản và toàn diện” nền Giáo dục nước nhà được nhấn mạnh trong Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI. Theo đó, định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.
3.1.2. Một số đặc trưng của PPDH tích cực
3.1.2.1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
3.1.2.2. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. . Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.
3.1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực
- Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp.
- Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (phát hiện và giải quyết vấn đề).
- Phương pháp dạy học theo nhóm (hợp tác trong nhóm nhỏ).
- Phương pháp dạy học trực quan.
- Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành.
- Phương pháp dạy học bằng sơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Chí Hiển
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)