Bai thu hoach nhom

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Thương | Ngày 27/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bai thu hoach nhom thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
HỨA THÀNH PHÁT
LÊ ĐÌNH THẠNH
PHAN THANH BÌNH
NGÔ VĂN THANH
PHẠM NGỌC THƯƠNG





CHỦ ĐỀ
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954 : Mốc vàng trong lịch sử dân tộc.
Một số hình ảnh trong trận đánh.
NỘI DUNG TRÌNH BÀI
PHẦN I
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 7-5-1954
MỐC VÀNG TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC
1. Âm mưu của Pháp Mỹ trong việc chiếm đóng xây dựng tập đoàn cứ điểm điên Biên Phủ

-Trong tình thế kế hoạch Na Va bước đầu bị phá sản, Pháp và Mỹ tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, một “Pháo đài không thể công phá”, nhằm thu hút lực lượng của ta vào đây để tiêu diệt: Điện Biên Phủ trở thành khâu chính, là trung tâm điểm của kế hoạch quân sự Na Va.

- Pháp đã bố trí Điện Biên Phủ thành một hệ thống phòng ngự kiên cố gồm 49 cứ điểm, hai sân bay, được chia thành ba phân khu:
Lực lượng của Địch
Một lực lượng quân sự lớn với 16.200 lính và nhiều vũ khí mạnh, bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm, huy động toàn bộ lính dù và 40% lực lượng cơ động tinh nhuệ nhất của Pháp ở Đông Dương

Hệ thống hỏa lực mặt đất khá mạnh với 2 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 đại đội pháo 155mm, 1 đại đội súng cối 120mm được bố trí ở Mường Thanh và Hồng Cúm

Hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm với gần 100 lần chiếc lên, xuống mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 tên địch, đảm bảo nguồn tiếp viện cho quân Pháp trong quá trình tác chiến.
Với cách bố trí như vậy nên cả Pháp lẫn Mỹ điều cho rằng Điện Biên Phủ la “Một pháo đài bất khả xâm phạm”; là “một con Nhím khổng lồ ở vùng rừng núi Tây Bắc”; nên chúng sẵn sang giao chiến với ta ở Điện Biên Phủ.


2. Chủ trương và sự chuẩn bị của ta
Tháng 12/1953 Đảng ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến
chiến lược giữa ta và Pháp.


2.1 Chủ trương
Đánh nhanh , thắng nhanh
Đánh chắc, tiến chắc
2.2 Sự chuẩn bị của ta
Quân dân ta đã chuẩn bị tích cực với tinh thần “Tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để chiến thắng”, ta đã huy động 261464 lược dân công vận chuyển hàng ngàn tấn lương thực, vũ khí, làm hàng ngàn Km đường để vận chuyển, đào hàng trăm Km đường hầm ôm chặt lấy Điện Biên Phủ.

Hàng vạn dân công và bộ đội làm đường dã chiến trong khoảng thời gian cực ngắn, dưới các điều kiện rất khó khăn trên miền núi, lại luôn bị máy bay Pháp oanh tạc. Chính phủ đã huy động dân công từ vùng do Việt Minh kiểm soát đi tiếp tế bằng gánh gồng, xe đạp thồ kết hợp cùng cơ giới đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Đội quân gồm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, được huy động tới hàng chục vạn người (gấp nhiều lần quân đội) và được tổ chức biên chế như quân đội. Riêng đội xe đạp thồ đã lên trên 20.000 người, mỗi xe chở được 200-300kg. Đây là việc ngoài tầm dự tính của các cấp chỉ huy Pháp vì họ cho rằng chúng ta không thể bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch lớn, dài ngày trong các điều kiện phức tạp như vậy được.
Ngoài ra, Pháp cũng đã đánh giá sai khả năng pháo binh của ta khi cho rằng đối phương vốn không có xe cơ giới tốt nên không thể mang pháo lớn (lựu pháo 105 mm và pháo cao xạ 37 mm) vào Điện Biên Phủ mà chỉ có thể mang loại pháo nhẹ là sơn pháo 75 mm trợ chiến mà thôi. Đối lại, ta đã khôn khéo tháo rời các khẩu pháo rồi dùng sức người để kéo, sau khi đến đích thì ráp lại. Bằng cách đó họ đã đưa được lựu pháo 105 mm lên các hầm pháo kéo sâu vào các sườn núi từ trên cao có khả năng khống chế rất tốt lòng chảo Điện Biên Phủ mà lại rất an toàn trước pháo binh và máy bay địch.
Hình ảnh chiến sĩ ta mở đường vào Điện Biên Phủ
3.So sánh lực lượng các bên tham chiến
Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia gồm 11 trung đoàn bộ binh
thuộc các đại đoàn bộ binh (304, 308, 312, 316), 1 trung đoàn công binh,
1 trung đoàn pháo binh 105 ly (24 khẩu), 1 trung đoàn pháo binh 75 ly (24
khẩu) và súng cối 120 ly (16 khẩu), 1 trung đoàn cao xạ 24 khẩu 37 ly
(367)(sau được tăng thêm một tiểu đoàn 12 khẩu) vốn là phối thuộc của đại
đoàn công pháo 351 (công binh – pháo binh). Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm
Tư lệnh chiến dịch. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến
dịch. Thiếu tướng Đặng Kim Giang làm Chủ nhiệm cung cấp chiến dịch. Ông
Lê Liêm làm Chủ nhiệm chính trị chiến dịch.
3.1 Quân đội Nhân dân Việt Nam
Sau đây là bảng thống kê các đơn vị tham gia vào chiến dịch

3.2 Quân đội Liên hiệp Pháp
Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Cách sắp xếp của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ vào tháng 3 năm 1954. Quân đội Pháp nằm trên vài đồi được củng cố (màu xanh).
Lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh
(trong quá trình chiến dịch được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội lính nhảy dù),
2 tiểu đoàn pháo binh 105 ly (24 khẩu - sau đợt 1 được tăng thêm 4 khẩu
nguyên vẹn và cho đến ngày cuối cùng được thả xuống rất nhiều bộ phận thay
thế khác), 1 đại đội pháo 155 ly (4 khẩu), 2 đại đội súng cối 120 ly (20 khẩu), 1
tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 18 tấn (10 chiếc M-24 của Mỹ), 1 đại đội
xe vận tải 200 chiếc, 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc (7 máy bay khu trục, 6
máy bay liên lạc trinh sát, 1 máy bay lên thẳng). Lực lượng này gồm khoảng
16.100 quân được tổ chức thành 3 phân khu:
Bắc: Him Lam – Béatrice, Độc Lập – Gabrielle, Bản Kéo – Anne Marie 1, 2.

Trung tâm: Các điểm cao phía Đông – Dominique, Eliane, sân bay
Mường Thanh, và các cứ điểm phía Tây Mường Thanh – Huguette, Claudine, đây là khu vực mạnh nhất của quân Pháp.

Nam: cụm cứ điểm và sân bay Hồng Cúm – Isabelle.
Tổng cộng tất cả là 8 trung tâm đề kháng (Béatrice, Gabrielle, Anne Marie,
Dominique, Eliane, Huguette, Claudine, Isabelle) gồm 49 cứ điểm phòng thủ kiên cố
liên hoàn trang bị hỏa lực mạnh yểm trợ lẫn nhau; có 2 sân bay: Mường Thanh và Hồng
Cúm để lập cầu hàng không. Đại tá Christian de Castries (trong thời gian chiến dịch được thăng hàm Thiếu tướng) là chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm.
Hỗ trợ cho Điện Biên Phủ là lực lượng không quân Liên hiệp Pháp, và không quân dân sự Mỹ. Trước khi trận đánh diễn ra, đích thân phó Tổng thống Mỹ Nichxon (sau này trở thành tổng thống) đã lên thị sát việc xây dựng cụm cứ điểm.
4.Diễn biến trận đánh
Chia làm 3 đợt
Đợt I :
Từ 13 tháng 3 đến 17 tháng 3, Quân Việt Minh tiêu diệt phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm. 17 giờ 5 phút chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, trận đánh bắt đầu. Quân đội Nhân dân Việt Nam sau đợt bắn pháo dữ dội, tiến công một trong các cứ điểm kiên cố nhất là cụm cứ điểm Him Lam (Béatrice) và sau một đêm đã chiếm xong cụm cứ điểm này; sau đó đến 17 tháng 3 Việt Minh lần lượt mỗi ngày diệt một cứ điểm: đồi Độc Lập (Gabrielle), Bản Kéo (Anne Marie 1, 2) và toàn bộ phân khu Bắc.
Trong quá trình chiến đấu tại ĐBP người Pháp đã bắn hết hơn 110.000 quả đạn lựu pháo cỡ 105mm trở lên. Việt Minh đã bắn 20.000 quả 105mm, trong số này có 5.000 quả là đoạt được từ dù tiếp tế của đối phương.
Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him
Lam và toan bộ phân khu Bắc, diệt 2000 tên phá hủy 26 máy bay.
Đợt II :
(từ 30-3 đến cuối tháng 4), các đại đoàn 316, 308, 312 tiến công các cứ điểm phía Đông (các ngọn đồi C1, E, D, A1), xây dựng trận địa bao vây, đánh lấn, chia cắt tập đoàn cứ điểm, khống chế và triệt chi viện đường không của địch. Riêng trận đánh đồi A1 gặp khó khăn, ta phải tổ chức đánh đến ba lần.
Đợt III :
(từ ngày 1 đến 7-5), các đại đoàn 308, 312, 306 đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía Đông, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch ở phía Tây và chuyển sang tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Cụm quân phân khu Nam Hồng Cúm chạy sang Lào nhưng bị quân ta đuổi theo tất cả đã bị bắt không đi thoát. Gần 10.000 số quân Pháp còn lại tại Điện Biên Phủ đã bị bắt làm tù binh.
5. Kết quả

Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Thiệt hại về
phía Pháp là 1.747 người chết, 5.240 người bị thương, 1.729 người mất tích và 11.721
bị bắt làm tù binh. Ngoài ra còn có 2 phi công Mỹ chết và 1 bị thương.

Thiệt hại về phía Việt Minh theo Việt Minh là 4.020 người chết, 10.130 người bị thương,và 792 mất tích. Hiện nay tại ĐBP, có 3 nghĩa trang liệt sỹ trận này là nghĩa trang phía gần đồi Độc Lập, nghĩa trang gần đồi Him Lam và nghĩa trang gần đồi A1, lần lượt các nghĩa trang trên có 2432, 896 và 648 ngôi mộ. Tổng cộng là 3976 ngôi. Do một trận lũ lớn vào năm 1954 mà 3972 ngôi là liệt sỹ chưa biết tên. Chỉ có 4 ngôi được đặt riêng biệt là mộ các anh hùng Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Trần Can là còn biết được.
Một ngày sau khi Pháp để Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội nghị Genève bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Sau hội nghị này, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
6. Ý nghĩa lịch sử
-Chứng mạnh một chan lý của thời đại: “Trong điều kiện thế giới ngày nay một dân tộc dù đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối quân sự chính trị đúng đắn, được quốc tế ủng hộ thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo”.
*Trong nước:
- Đây là chiến thắng oanh liệt nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và bọn can thiệp Mỹ.
-Thể hiện cao độ truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta.

-Góp phần quyết định vào thắng lợi của Hội nghị Giơneve
*Thế giới:
-Cổ vũ mạnh mẽ phong trao giải phóng dân tộc trên thế giới

-Góp phần làm lung lay và tan vỡ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

Một số hình ảnh trong trận đánh
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Pleven và tướng De Castries thị sát cứ điểm
Mở đường vào Điện Biên Phủ
Chiến sĩ Lương Văn Soi vác hòm vũ khí nặng 100 kg
Kéo pháo vào chiến dịch
Trạm gác máy bay báo hiệu cho các đoàn xe vào chiến dịch
Máy bay Pháp xuất phát từ tàu sân bay đi đánh chặn đường tiếp viện
Pháo 105mm bán xuống sân bai Mường Thanh
Chiến đấu trên đồi D1
Trận địa pháo 12,7 mm ở Điện Biên Phủ
Chiếc máy bay B26 trúng đạn bốc cháy
Đơn vị pháo phòng không 37 mm đã bắn rơi máy bay B26 của Pháp
Những tù binh Pháp đầu tiên
Quân y Việt Nam chăm sóc thương binh Pháp
Vượt cầu gỗ đánh chiếm sân bay Mường Thanh
Đánh chiếm cầu Mường Thanh
Tấn công hầm tướng De Castries
Ăn mừng trên xác máy bay Pháp bị bắn rơi ở Mường Thanh
Tướng De Castries cùng bộ chỉ huy ra hàng
Cắm cờ trên nóc hầm De Castries
Nhân dân Mường Phăng tặng quà chiến sĩ
Lễ mừng chiến thắng ở lòng chảo Điện Biên Phủ
Chiến lợi phẩm thu được
Hồ Chủ tịch gắn huy chương cho Hoàng Đăng Vinh, người bắt De Castries
Tù binh Pháp ở Mường Phăng, Điện Biên Phủ
Chiến sĩ Điện Biên bắt tay thương binh Pháp
Ông Tạ Quang Bửu ký Hiệp định đình chiến ở Đông Dương
Bộ đội trở về tiếp quản thủ đô
MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ TRANG BỊ CỦ QUÂN TA
Sơn pháo 75 mm kiểu 41
Pháo phản lực H-6 cỡ 75 mm.
Lựu pháo 105 mm M2A1
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
chiến sĩ anh hùng
đầu nung lửa sắt
56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm,cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Dầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
những đồng chí chèn lưng cứu pháo
nát thân, nhắm mắt còn ôm
những bàn tay xẻ núi lăn bom
nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện..
(hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
THE AND
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Thương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)