Bài thu hoạch Module MẦM NON 6
Chia sẻ bởi Vương Nữ Vĩnh Tường |
Ngày 05/10/2018 |
60
Chia sẻ tài liệu: bài thu hoạch Module MẦM NON 6 thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
-----o0o-----
----- NỘI DUNG 1: TỔ CHỨC ĂN CHO TRẺ MẦM NON -----
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khẩu phần ăn và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mầm non
* Thế nào là khẩu phần ăn?
Khẩu phần ăn là tiêu chuẩn ăn của 1 người trong 1 ngày để đảm bảo nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Khẩu phần ăn cân đối và hợp lý cần đủ các điều kiện:
+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể
+ Các chất dinh dưỡng đảm bảo tỉ lệ cân đối và hợp lý
+ Đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể
* Bạn hãy cho biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mầm non theo từng độ tuổi?
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu năng lượng hằng ngày của trẻ theo độ tuổi như sau:
- Nhu cầu về năng lượng của trẻ:
Lứa tuổi
Nhu cầu theo cân nặng
(Calo/kg/ngày)
Nhu cầu đề nghị của Viện dinh dưỡng
(Calo/kg/ngày)
Nhu cầu cần đáp ứng của trường mầm non
(Calo/kg/ngày)
1 tuổi
100 - 115
1000
700
1-3 tuổi
100
1300
800 – 900
4-6 tuổi
90
1600
1000 - 1100
Nhu cầu năng lượng mà trường mầm non cần đáp ứng cho trẻ đạt khoảng 60-70% nhu cầu cả ngày.
* Bạn hãy cho biết tỉ lệ cân đối các chất trong khẩu phần ăn của trẻ?
- Cần đảm bảo tỉ lệ cân đối các chất trong khẩu phần ăn của trẻ:
+ Đảm bảo tỉ lệ cân đối và hợp lý năng lượng giữa các chất trong khẩu phần ăn của trẻ:
( Năng lượng từ chất Đạm (protein): chiếm khoảng 12-15% khẩu phần ăn
( Năng lượng từ chất Béo (Lipit): chiếm khoảng 15-20% khẩu phần ăn
( Năng lượng từ chất Bột đường (Gluxit): chiếm khoảng 65-73% khẩu phần ăn
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể trẻ. Cân đối các chất dinh dưỡng, sinh tố và muối khoáng.
+ Khẩu phần cần đủ 4 nhóm thực phẩm:
( Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất Đạm (protein): có nhiều trong thịt, cá, trứng, cua, tôm,…
( Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất Béo (Lipit): có nhiều trong mở động vật, bơ, dầu thực vật như: đậu phộng, mè, dầu gấc,..
( Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất Bột đường( Gluxit): có nhiều trong gạo, ngũ cốc, khoai,…
( Nhóm thực phẩm chứa nhiều sinh tố và muối khoáng: có nhiều trong rau xanh, hoa quả
Việc sử dụng 4 nhóm thực phẩm trên cần có sự cân đối giữa thực phẩm có nguồn gốc thực vật và nguồn gốc động vật với tỉ lệ 50/50.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm non.
* Bạn hãy cho biết chế độ ăn và số bữa ăn của trẻ mầm non theo từng độ tuổi?
Chế độ ăn và số bữa ăn của trẻ mầm non theo từng độ tuổi:
- Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi:
+ Dưới 4 tháng: Bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu. Nếu có điều kiện có thể kéo dài đến 6 tháng.
+ 5-6 tháng: Bú mẹ + 1-2 bữa bột loãng + 1-2L nước hoa quả
+ 7-8 tháng: Bú mẹ + 2 bữa bột đặc với nhiều loại thực phẩm + 2-3 bữa hoa quả nghiền
+ 9-12 tháng: Bú mẹ sáng, tối + 3-4 bữa bột đặc với nhiều thực phẩm xay nhỏ + 2-3 bữa hoa quả chín
- Trẻ 1 – 3 tuổi:
+ 13-24 tháng: ăn khoảng 5-6 bữa: Bú mẹ vào bữa phụ hoặc tối + 3 bữa cháo (Từ loãng đến đặc dần và chuyển sang cơm nát, cơm thường) + 2-3 bữa phụ bằng hoa quả hoặc sửa đậu nành, sửa bò (200ml)
+ 25-36 tháng: Ăn khoảng 4-5 bữa: 2 bữa chính và 1 bữa phụ ở trường + bữa phụ ở nhà (hoa quả, sửa, bánh,…)
- Trẻ 3 – 6 tuổi: trẻ ăn cơm thường. Chế độ ăn 4-5 bữa//ngày.
+ Ăn tại trường 1 bữa chính và 1 bữa phụ.
+ Ăn sáng và ăn phụ bữa chiều có thể là cháo, phở, mì, sửa (300ml),…
+ 2 bữa chính gồm: 2 chén nhỏ cơm + rau + thịt hoặc cá, trứng,… + hoa quả tráng miệng.
+ Trong ngày cho thêm 1 bữa sửa tươi (200-250ml).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vương Nữ Vĩnh Tường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)